Nghiên cứu xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp trồng rau mè Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 44 - 50)

Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản thủy canh

Dung dịch dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sinh trưởng và phát triển của cây rau trồng thủy canh. Dung dịch này chứa các nguyên tố đa lượng và vi lượng cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và năng suất của cây rau. Các loài cây khác nhau có những yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Việc tìm ra loại dinh dưỡng phù hợp nhất đối với một loại cây nhất định sẽ đảm bảo hiệu quả sản xuất đạt cao nhất. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định dung dịch dinh dưỡng thủy canh đến sinh trưởng phát triển và năng suất của rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản.

 Với rau mè Hàn Quốc thủy canh

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra sinh khối cho cây, nhờ sinh khối này mà cây lớn lên, tích lũy vật chất hữu cơ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chỉ tiêu chiều cao cũng là chỉ tiêu để đánh giá khả năng phát triển của cây trồng trong từng giai đoạn Theo dõi động thái ra lá và tăng trưởng chiều cao của cây mè Hàn Quốc khi trồng trong các dung dịch khác nhau giúp chúng tôi đánh giá được khả năng sinh trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Hình 4.1. Động thái ra lá của rau mè Hàn Quốc trồng bằng các dung dịch khác nhau

Hình 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của rau mè Hàn Quốc trồng bằng các dung dịch khác nhau

Quan sát hình 4.1 và 4.2 ta thấy rõ hơn về ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây mè Hàn Quốc. Các công thức được thể hiện rõ sau 35 ngày sau trồng, đường biểu diễn tăng trưởng số lá và chiều cao ở các công thức tách nhau từ sau 14 ngày sau trồng. Ở công thức 3, từ 21 ngày sau trồng trở đi, ra nhiều lá hơn, nhưng đến 28 ngày sau trồng công thức 2 lại vượt trội hơn hẳn 2 công thức còn lại cả về số lá và chiều cao cây đều được tách biệt rõ rệt. Tăng trưởng mạnh nhất là công thức 2 và công thức 1 tăng trưởng chậm nhất.

Ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, số lá, diện tích lá, chỉ số SPAD thì năng suất cũng là kết quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, là điều mà tất cả người sản xuất mong muốn. Kết quả thu được từ các dung dịch dinh dưỡng khác nhau thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau mè Hàn Quốc được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau mè Hàn Quốc thủy canh trồng ở điều kiện dinh dưỡng khác nhau (35 NST) mè Hàn Quốc thủy canh trồng ở điều kiện dinh dưỡng khác nhau (35 NST) Công thức (lá/cây) Số lá LAI (m

2 lá /m2 trồng) Chỉ số SPAD Chiều cao cây (cm) Khối lượng lá tươi (g/cây) NSLT (g lá/m2) NSTT g lá/m2 % CT1 (SH1) 21,00c 11,55b 29,38b 34,76c 20,64b 544,32 495,27b 105,00 CT2 (SH3) 26,89a 15,09a 35,08a 43,33a 24,39a 646,56 585,33a 124,10 CT3 (SH5) 23,06b 10,89c 32,78a 37,35b 19,39b 512,40 471,67b 100,00 CV% 2,67 0,91 3,15 1,60 2,85 - 2,68 - LSD0,05 1,43 0,26 2,32 1,84 1,39 - 31,49 -

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.

Hình 4.3. Năng suất thực thu của rau mè Hàn Quốc thủy canh trồng bằng các dung dịch dinh dưỡng khác nhau

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 và hình 4.3 cho thấy cây trồng sinh trưởng và phát triển khác nhau rõ rệt khi trồng trong dung dịch dinh dưỡng khác nhau.

Dung dịch SH3 (CT2) làm tăng cường sinh trưởng của cây mạnh nhất so với dung dịch SH1 (CT1) và SH5 (CT3). Cây trồng trong các dung dịch khác nhau có các chỉ tiêu về số lá, chiều cao cây tăng dần theo thứ tự SH3 > SH5 > SH1. Chỉ số diện tích lá của cây trồng trong dung dịch SH3 cũng cao gấp 1,3 lần so với dung dịch SH1 và gấp 1,4 lần so với dung dịch SH5. Chưa tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) ở các công thức được trồng bằng các dung dịch khác nhau.

Đặc biệt cây trồng ở dung dịch SH3 cho khối lượng lá tươi/cây hơn hẳn các công thức khác, dẫn đến năng suất thực thu (tính theo g lá/m2) cũng cao gấp 124,1% so với công thức trồng trong dung dịch SH5 và cao hơn gấp 118,2% so với công thức trồng trong dung dịch SH1. Với 2 công thức trồng trong dung dịch SH1 và SH5 chưa tìm thấy sự khác biệt đáng kể về năng suất lí thuyết cũng như năng suất thực thu.

Kết quả về số lá/cây, diện tích lá, chỉ số SPAD, chiều cao cây, khối lượng lá tươi cũng như năng suất của rau mè Hàn Quốc trồng bằng dung dịch dinh dưỡng SH3 hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 4.4. Ảnh hưởng của 3 dung dịch dinh dưỡng tới cây rau mè Hàn Quốc trồng thủy canh (28 NST)

 Với rau mùi tàu cao sản thủy canh

Cây mùi tàu cao sản là một loại rau gia vị ăn lá, chiều cao của cây chủ yếu được hình thành từ lá và bẹ lá, do đó số lá và chiều cao cây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Theo dõi động thái ra lá và tăng trưởng chiều cao cây của cây rau mùi tàu cao sản khi trồng trong các dung dịch dinh dưỡng khác nhau được thể hiện ở hình 4.5 và 4.6 dưới đây

Hình 4.5. Động thái ra lá của rau mùi tàu cao sản khi trồng bằng dung dịch khác nhau

Hình 4.6. Động thái tăng trưởng chiều cao của rau mùi tàu cao sản trồng bằng dung dịch khác nhau

Qua hình 4.5 và 4.6 có thể nhận thấy, tính quy luật của quá trình tăng trưởng về số lá và chiều cao cây của rau mùi tàu cao sản trồng thủy canh là tương tự nhau. Tốc độ ra lá cũng như chiều cao cây của rau mùi tàu cao sản trồng trong các dung dịch khác nhau tăng trưởng ổn định, đường biểu diễn tăng trưởng ở các công thức tách nhau rõ nét từ 14 ngày sau trồng trở đi. Tăng trưởng mạnh nhất là dung dịch SH5 và tăng trưởng chậm ở dung dịch SH1.

Bảng 4.2. Kết quả một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau mùi tàu cao sản thủy canh trồng ở điều kiện dinh dưỡng khác nhau (28 NST)

Công thức Số lá (lá/cây) LAI (m2 lá /m2 trồng) Chỉ số SPAD Chiều cao cây (cm) Khối lượng lá tươi (g/cây) NSLT (g lá/m2) NSTT g lá/m2 % CT1 (SH1) 8,04b 6,46c 36,66b 13,82b 1,17c 395,05 279,95c 100,00 CT2 (SH3) 9,42a 7,08b 39,72ab 17,30a 1,78b 580,76 435,82b 155,68 CT3 (SH5) 10,50a 9,50a 41,17a 19,21a 2,64a 798,17 636,94a 227,55 CV% 6,22 2,57 4,61 5,19 6,62 - 7,48 - LSD0,05 1, 31 0,45 4,10 1,97 0,28 - 76,42 -

Hình 4.7. Năng suất thực thu của rau mùi tàu cao sản thủy canh trồng ở điều kiện dinh dưỡng khác nhau

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 và hình 4.7 cho thấy trồng cây trong các dung dịch khác nhau ảnh hưởng khác nhau rất rõ rệt lên sinh trưởng và năng suất của cây.

Dung dịch SH5 (CT3) làm tăng cường sinh trưởng của cây mạnh nhất so với dung dịch SH1 (CT1) và SH3 (CT2). Cây được trồng trong dung dịch SH5 có số lá gấp 1,3 lần, chiều cao gấp 1,4 lần và trồng trong dung dịch SH3 có số lá gấp 1,2 lần, chiều cao gấp 1,3 lần so với cây trồng trong dung dịch SH1. Không có sự khác biệt về số lá và chiều cao cây giữa công thức 2 và 3. Chỉ tiêu về chỉ số diện tích lá, dung dịch SH5 cao gấp 1,3 lần so với SH3 và gấp 1,5 lần so với SH1. Chưa tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) ở các công thức được trồng bằng các dung dịch khác nhau.

Đặc biệt cây trồng ở dung dịch SH5 cho khối lượng lá tươi/cây cao hơn hẳn các công thức khác dẫn đến năng suất thực thu (tính theo g lá/m2 ) cao gấp 227,55% so với công thức trồng trong dung dịch SH1 và cao hơn gấp 146,17% so với công thức trồng trong dung dịch SH3.

Các kết quả về số lá/cây, diện tích lá, chiều cao cây, khối lượng lá tươi cũng như năng suất của rau mùi tàu cao sản trồng bằng dung dịch dinh dưỡng SH5 hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 4.8. Ảnh hưởng của 3 dung dịch dinh dưỡng tới cây rau mùi tàu cao sản trồng thủy canh (28 NST)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 44 - 50)