Nghiên cứu xác định mức EC thích hợp trồng rau mè Hàn Quốc và rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 50 - 57)

rau mùi tàu cao sản thủy canh

 Với rau mè Hàn Quốc thủy canh:

Hình 4.9. Động thái ra lá của rau mè Hàn Quốc trồng với các mức EC khác nhau

Hình 4.10. Động thái tăng trưởng chiều cao của rau mè Hàn Quốc trồng với các mức EC khác nhau

Quan sát hình 4.9 và 4.10 nhận thấy, quá trình tăng trưởng số lá có sự khác biệt giữa các công thức sau 35 ngày đưa cây vào dung dịch. Càng về sau sự khác biệt về mức EC biểu hiện rõ hơn, đường đồ thị biểu thị cho các mức EC càng cách xa. Động thái tăng trưởng chiều cao của cây mè Hàn Quốc ở công thức 1 và công thức 3 tương tự và liền nhau. Như vậy, tăng trưởng chiều cao ở hai công thức này là như nhau, công thức 2 có sự tách biệt rõ rệt và có chiều hướng tăng mạnh hơn cả 2 công thức còn lại. Đường tăng trưởng về chiều cao và số lá của các công thức tách nhau từ 21 ngày sau trồng và tăng nhanh từ những ngày sau đó trở đi. Ở mức EC 1500S/cm tăng mạnh nhất cả về số lá cũng như chiều cao cây ở các công thức.

Mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với một nồng độ dinh dưỡng nhất định, nồng độ quá thấp hay quá cao đều không tốt đối với sinh trưởng, phát triển của cây. Việc tìm ra nồng độ tối ưu nhất không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho cây mà còn tránh lãng phí không cần thiết. Kết quả một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau mè Hàn Quốc trồng ở các mức EC khác nhau được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau mè Hàn Quốc thủy canh ở các mức EC khác nhau (35 NST)

Công thức Số lá (lá/cây) LAI (m2 lá /m2 trồng) Chỉ số SPAD Chiều cao cây (cm) Khối lượng lá tươi (g/cây) NSLT (g lá/m2) NSTT g lá/m2 % CT1 (1000S/cm) 13,22 c 9,85b 29,58b 42,37b 18,98b 610,80 455,43b 100,00 CT2 (1500S/cm) 17,33 a 10,85a 34,03a 51,47a 27,80a 766,40 658,55a 144,60 CT3 (2000S/cm) 14,67 b 6,96c 34,85a 41,19b 21,08b 537,60 506,79b 111,28 CV% 4,10 4,14 2,46 2,68 8,48 - 8,04 - LSD0,05 1,40 0,87 1,86 2,74 4,35 - 98,51 -

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.

Hình 4.11. Năng suất thực thu của rau mè Hàn Quốc thủy canh ở các mức EC khác nhau

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.3 và hình 4.11 cho thấy cây trồng ở các mức EC khác nhau ảnh hưởng rất rõ rệt lên sinh trưởng và năng suất của cây.

Cây rau mè Hàn Quốc trồng ở mức EC 1500S/cm (CT2) làm tăng cường sinh trưởng của cây mạnh nhất so với cây trồng ở mức EC 1000S/cm (CT1) và mức EC 2000S/cm(CT3). Cây được trồng ở mức EC 1500S/cm có chiều cao cây gấp 1,3 lần so với với cây trồng ở mức EC 1000S/cm và gấp 1,2 lần so với cây trồng ở mức EC 2000S/cm. Chỉ số diện tích lá ở mức EC 1500S/cm cũng cao hơn hẳn so với công thức trồng ở mức EC 1000S/cm hoặc mức EC 2000S/cm. Chưa tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) ở các công thức được trồng bằng ở các mức EC khác nhau.

Đặc biệt cây trồng ở mức EC 1500S/cm cho khối lượng lá tươi/cây cao hơn hẳn các công thức khác dẫn đến năng suất thực thu (tính theo g lá/m2) cao gấp 144,6% so với công thức trồng ở mức EC 1000S/cm và cao hơn gấp 129,9% so với công thức trồng ở mức EC 2000S/cm. Với 2 công thức trồng ở mức EC 1000S/cm và mức EC 2000S/cm, chưa tìm thấy sự khác biệt đáng kể về năng suất thực thu.

Kết quả về số lá/cây, diện tích lá, chỉ số SPAD, chiều cao cây, khối lượng lá tươi cũng như năng suất của rau mè Hàn Quốc trồng ở mức EC 1500S/cm, hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 4.12. Ảnh hưởng của các mức EC trong dung dịch SH3 tới cây rau mè Hàn Quốc trồng thủy canh (35 NST)

CT3 (2000S/cm) CT2 (1500S/cm) CT1 (1000S/cm)

 Với rau mùi tàu cao sản thủy canh:

Hình 4.13. Động thái ra lá của rau mùi tàu cao sản trồng với các mức EC khác nhau

Hình 4.14. Động thái tăng trưởng chiều cao của rau mùi tàu cao sản khi trồng với các mức EC khác nhau

Qua hình 4.13 và 4.14 ta thấy, tính quy luật của quá trình ra lá và tăng trưởng chiều cao cây của rau mùi tàu cao sản trồng thủy canh là tương tự nhau. Tốc độ ra lá cũng như chiều cao cây của rau mùi tàu cao sản trồng ở các mức EC khác nhau tăng ổn định, đường biểu diễn tăng trưởng cả về số lá và chiều cao cây tách nhau rõ nét từ 14 ngày sau trồng. Càng về sau, sự khác biệt giữa các công thức càng biểu hiện rõ hơn và tốc độ ra lá và tăng trưởng chiều cao ở công thức 2 đều tăng mạnh so với 2 công thức còn lại.

Bảng 4.4. Kết quả một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau mùi tàu cao sản thủy canh trồng ở các mức EC khác nhau (28 NST)

Công thức Số lá (lá/cây) LAI (m2 lá /m2 trồng) Chỉ số SPAD Chiều cao cây (cm) Khối lượng lá tươi (g/cây) NSLT (g lá/m2) NSTT g lá/m2 % CT1 (1000S/cm) 7,70c 7,76b 39,47a 17,48b 9,30b 2557,32 2233,50b 100,00 CT2 (1500S/cm) 9,57a 10,78a 40,99a 20,77a 12,94a 3548,08 3105,69a 139,05 CT3 (2000S/cm) 8,38b 5,75c 42,55a 18,93b 9,69b 2590,76 2325,03b 104,10 CV% 3,19 3,42 4,39 3,93 3,70 - 3,70 - LSD0,05 0,62 0,63 4,08 1,70 0,89 - 214,00 -

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý

nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.

Hình 4.15. Năng suất thực thu của rau mùi tàu cao sản thủy canh ở các mức EC khác nhau

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.4 và hình 4.15 cho thấy trồng cây ở các mức EC khác nhau ảnh hưởng khác nhau rất rõ rệt lên sinh trưởng và năng suất của cây.

sinh trưởng của cây mạnh nhất so với cây trồng ở mức EC 1000S/cm (CT1) và mức EC 2000S/cm (CT3). Cây được trồng ở mức EC 1500S/cm có chiều cao cây gấp từ 1,1 đến 1,2 lần so với với cây trồng ở các công thức trồng ở mức EC 1000S/cm hoặc mức EC 2000S/cm. Số lá/cây tăng theo các mức EC khác nhau từ CT2 > CT3 > CT1. Chỉ số diện tích lá ở mức EC 1500S/cm cũng cao hơn hẳn so với công thức trồng ở mức EC 1000S/cm và mức EC 2000S/cm và theo thứ tự CT2 > CT1 > CT3. Chưa tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) ở các công thức được trồng bằng ở các mức EC khác nhau.

Đặc biệt cây trồng ở mức EC 1500S/cm cho khối lượng lá/cây cao hơn hẳn các công thức khác dẫn đến năng suất thực thu (tính theo g lá/m2) cao gấp 139,05% so với công thức trồng ở mức EC 1000S/cm và cao hơn gấp 133,57% so với công thức trồng ở mức EC 2000S/cm. Với 2 công thức trồng ở mức EC 1000S/cm và mức EC 2000S/cm, chưa tìm thấy sự khác biệt đáng kể về năng suất thực thu.

Kết quả về số lá trung bình/cây, chiều cao cây trung bình, khối lượng cây trung bình, diện tích lá cũng như năng suất của mùi tàu cao sản trồng với mức EC 1500 µS/cm hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 4.16. Ảnh hưởng của các mức EC trong dung dịch SH5 tới cây rau mùi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 50 - 57)