Tổ chức không gian tư tưởng, không gian tâm lý, không gian văn hoá thẫm mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 74 - 76)

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, khơng gian ngồi ý nghĩa thực là nền cảnh, bối cảnh cho nhân vật xuất hiện, hành động và bộc lộ mình cịn được tổ chức dưới một hình thức đặc biệt để thể hiện thế giới bên trong của con người: không gian tư tưởng, không gian tâm lí, khơng gian văn hố thẫm mĩ. Đó là những khơng gian để con người nhìn sâu vào thế giới nội tâm của chính mình, vận động tư tưởng, tâm lí trong thế giới đó, từ đó nhận thức, suy ngẫm, chiêm nghiệm...những vấn đề tư tưởng, nhân sinh có ý nghĩa vĩnh hằng. Truyện ngắn Bến quê, Bức tranh, Một lần đối chứng

…là một minh chứng rõ nét cho điều dó.

Trong Bến quê, khơng gian nghệ thuật được tổ chức như một hình thức của quan niệm, của tư tưởng, mà các yếu tố khác như thời gian nghệ thuật, hệ thống nhân vật, chi tiết nghệ thuật...là các yếu tố cộng hưởng tạo ra một không gian độc đáo gắn liền với vận mệnh tinh thần văn hoá của nhân vật Nhĩ.

Trong Bến quê, vẫn là không gian hiện thực cụ thể. Nó khơng phải là một bến

sơng chung nào đó, mà là cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ mà Nhĩ đã bất ngờ phát hiện ra khi nằm trên tấm phản sát cửa sổ trong những ngày bệnh nặng. Nó hiện lên trước mắt anh trong những tia nắng sớm của ngày đầu thu, phô ra" thứ màu vàng thau xen

với màu xanh non, những màu sắc quen thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ ".

Một khơng gian của sự trù phú bình dị như bao đời. Từ khơng gian hiện thực, nó trở thành khơng gian tâm lí. Ngay lập tức, cái bến sơng q vừa nhìn thấy đã lay động tâm hồn Nhĩ, làm xuất hiện trong anh giây phút độc thoại:" Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới khơng sót một

xó xỉnh nào trên trái đất, đây là chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến

". Trong cảm nhận của Nhĩ, thời gian của hiện thực đã vụt đến thời gian quá vãng, không gian cũng từ cận cảnh bay tới không gian xa viễn của quá khứ. Cảm nhận bến sông quê vừa " gần gũi " lại vừa " xa lắc " không phải là trạng thái nặng nề của sự cắn rứt lương

tâm, mà chỉ là niềm hối tiếc pha chút ân hận vì suốt bao năm trải bước khắp mọi phương trời đã không dù chỉ một lần ngối về để nhìn ra được vẻ đẹp của cái nơi thân quen, gần gũi nhất mình đã sinh ra, ở và lớn lên. Đây thực sự là bước thức nhận của tâm hồn và trí tuệ trên hành trình đời người của Nhĩ. Từ thức nhận đó, anh khao khát chiếm lĩnh cái không gian gần gũi nhỏ bé - quá nhỏ bé so với những miền đất mà anh đã từng qua. Nhưng sức tàn lực kiệt, anh chỉ cịn có thể nhờ con đi hộ, rồi lo lắng sợ con trễ chuyến đò ngang trong ngày, buồn bã suy nghĩ về " vịng vèo " hoặc "chùng chình" của cuộc đời,

thấm thía cái điều anh khám phá "giống như một niềm mê say pha lẫn nỗi ân hận đau

đớn" và tuyệt vọng bởi sự bất lực của mình.

Cùng với khơng gian bến q, một khơng gian nhỏ hẹp khác cũng tạo ra một phía của sự nhận thức như trên. Đó là khơng gian trong cửa sổ. Nó là khơng gian của gia đình, nơi Nhĩ tìm thấy chỗ nương tựa trong những ngày cuối đời sau bao năm bôn tẩu, tìm kiếm. Một khơng gian mang ý nghĩa tư tưởng: người vợ mà " lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy

Liên đang mặc tấm áo vá ", đứa con trai thay anh đặt bước chân để thám hiểm bến sông

quê theo lời cầu khẩn của anh - đó chính là cái " bến q " tinh thần của đời anh.

Có thể nói, tồn bộ khơng gian nhỏ hẹp của tấm phản, căn phòng, khung cửa sổ, bến sông quê cạnh nhà trong tác phẩm đã được tổ chức thành một không gian nghệ thuật để tạo và thể hiện những diễn biến của q trình tâm lí, tư tưởng của nhân vật. Cùng với khơng gian ấy là sự đối chứng của thời gian thực tại ngắn ngủi của ngày thường với thời gian lịch sử - đời người mà Nhĩ đã trải qua. Có thể xem thời gian trong trường hợp này là chiều thứ tư của không gian: chiều sâu. Không gian Bến q là một khơng gian tư tưởng, vì nó chứa đựng những thức nhận của nhân vật về đường đời của cuộc sống, chứa đựng cả những phát hiện ấm áp tình người, tình đời của nhân vật và cũng là của tác giả về những gì thân quen, thương yêu nhất (người vợ, những gì hồn nhiên gần gũi nhất ( bầy trẻ con và ông lão láng giềng), những gì giàu có, thuần phác nhất và cổ sơ nhất của mảnh đất đã sinh ra con người và đón nhận con người trở về - mảnh đất " Bến q ". Vì thế, khơng gian nhỏ hẹp của tác phẩm lại trở thành thước đo không gian rộng lớn của con người nói chung.

Khơng gian trong Bến q là khơng gian tâm lí, tư tưởng đồng thời cũng là khơng gian văn hoá thẫm mĩ mới mẻ của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Chính khơng gian đó đã khái quát cho kiểu không gian của cuộc sống thường nhật chứa đựng tâm sự, vận mệnh cá nhân một con người, chứa đựng nhận thức tâm lí, ngõ khuất tâm hồn tư tưởng...trong ý nghĩa tượng trưng của Bến quê. Còn trong ý nghĩa trực tiếp cụ thể đó là

mảnh đất quê hương nơi đã sinh thành, ni dưỡng, li biệt và đón nhận mỗi con người trở về khi giã từ cuộc sống.

Không khác nhiều trong Bến quê, không gian nghệ thuật trong Bức tranh cũng được tổ chức thành khơng gian tư tưởng, tâm lý. Đó cũng là một khơng gian nhỏ hẹp: Qn cắt tóc nhỏ ở ngoại ơ thành phố. Đây là nơi người hoạ sĩ, nhân vật chính của tác phẩm tình cờ gặp lại anh chiến sĩ " thồ " tranh cho mình tám năm về trước, giờ là chủ nhân của cái qn cắt tóc nhỏ bé, tuềnh tồng ấy. Song nó khơng được xây dựng như một khung cảnh cho sự gặp gỡ thông thường, mà chuyển thành không gian cho sự vận động của tư tưởng, tâm lí bên trong của nhân vật. Từ lần đầu tiên cho đến những lần sau, mỗi khi đến quán cắt tóc, ngồi trên chiếc ghế đã trở thành quen thuộc, trong con người hoạ sĩ lại xuất hiện những day dứt, dằn vặt, giằng xé ngày càng tăng, cùng với nỗi hổ thẹn " da

mặt tơi cứ dày lên ".Vì thế, chính khơng gian nhỏ hẹp này là nơi mà người hoạ sĩ đã có

lần muốn trốn tránh nhưng rồi lại tự tìm đến (dù đã có lần nó thay đổi vị trí), ngồi vào chiếc ghế cắt tóc như là sự nạp mình cho tồ án lương tâm. Cái quán nhỏ bé rất bình thường đã trở thành một toà án để nhân vật tự phán xử mình. Chi tiết anh thợ cắt tóc chuyển quán vào trong phố là một dụng công nghệ thuật của tác giả. Khơng gian địa lí có thể thay đổi, xong sự day dứt lương tâm thì khơng bao giờ bng tha anh chừng nào anh cịn chưa nhận thấu lỗi lầm của mình một cách thành thực. Chính vì thế người hoạ sĩ phải trở đi trở lại nơi này, một cách tự nguyện, dù mỗi lần đến đó giống như đến trước vành móng ngựa của phiên tồ đại hình - phiên tồ của lương tâm đạo đức. Chính ở phiên tồ này mà người hoạ sĩ, sau bao dằn vặt, sám hối đã đi đến nhận rõ bản chất " rồng phượng

lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ " của con người mình, và thể hiện khám phá đó bằng một

bức chân dung tự hoạ đầy ý nghĩa.

Nhìn chung, tổ chức khơng gian tư tưởng, tâm lý và văn hố thẫm mỹ là một thủ pháp kết cấu độc đáo của Nguyễn Minh Châu. Chính nó đã góp phần giúp cho tác giả đi sâu khám phá và thể hiện những q trình vận động tư tưởng, tâm lí của con người một cách chân thực, sinh động, từ đó khái quát thành những vấn đề tư tưởng có sức thuyết phục cao đối với người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 74 - 76)