Mở rộng thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 88 - 89)

Mở rộng thời gian nghệ thuật là cách tổ chức nhiều lớp, nhiều khoảng thời gian khác nhau trong thời gian hiện thực của câu chuyện, từ đó mở rộng thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975, thời gian thực là thời gian của hiện thực ngắn ngủi. Có khi chỉ vài ba giờ đồng hồ (Phiên chợ

Giát), có khi là cả một khoảng thời gian các nhân vật gặp gỡ rồi chia tay (Khách ở quê ra, Mùa trái cóc ở miền Nam) hay là một khoảng thời gian ở cuối đời (Dấu vết nghề nghiệp)... Trong truyện ngắn Mùa trái cóc ở miền Nam, thời gian thực chỉ gói gọn trong

một quãng thời gian ngắn từ lúc nhà báo gặp đến khi chia tay vị sư già Thiện Linh, hay trong truyện ngắn Khách ở quê ra, đó là mấy ngày lão Khúng ra Hà Nội. Thời gian thực đơi khi cịn ngắn hơn ( Phiên chợ Giát ), chỉ kéo dài trong khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ từ nửa đêm đến 7 giờ sáng, trên đường từ nhà lão Khúng đến chợ Giát. Xong nhà văn đã đưa

thêm các lớp thời gian quá khứ, thời gian tâm trạng, thời gian tâm linh vào trong thời gian hiện thực khiến cho thời gian hiện thực tuy ngắn nhưng lại có thể chứa cả thời gian của một đời người. Một câu chuyện trong quá khứ được sư bà Thiện Linh kể lại trong thời gian gặp gỡ với nhà báo trong Mùa trái cóc ở miền Nam đã cho người đọc thấy rõ cả một đời người từ kiếp ăn mày để duy trì sự tồn tại, trải qua bao trăng trầm của cuộc đời, cuối cùng bị phán xét và trở về với kiếp ăn mày thống khổ hơn là ăn mày tình thương của thiên hạ.

Những hồi ức xuất hiện trong tâm trí của nhân vật Định, Khúng ( Khách ở quê ra ) chỉ diễn ra trong thời gian một bữa cơ ở nhà Định như lại làm hiện lên cả cuộc đời dài của Khúng từ khi lão còn ở làng quê cho đến khi tiễn con trai đi bộ đội. Với mấy tiếng đồng hồ trong truyện ngắn Phiên chợ Giát lại xâu chuỗi được trong nó các vịng quay vần vũ của các sự kiện thuộc về hiện tại và các sự kiện của quá khứ: vợ lão Khúng và con Nghiên từ biệt con bò, lão Khúng đưa con bò xuống chợ Giát, lão Khúng thả con bò, con bò trở lại (hiện tại), lão Khúng nhớ lại cuộc sống của gia đình lão, cái chết của con trai, nhớ đến ơng bí thư huyện quá khứ)...Gần như toàn bộ cuộc đời lão, số kiếp người - bò của lão đều hiện lên rõ nét trong mấy giờ đồng hồ ấy. Có thể thấy Nguyễn Minh Châu đã tạo nên sức nén của tác phẩm một cách tài tinh bằng việc tổ chức kiểu thời gian ôm chứa mở rộng, tạo nên một nét mới trong cây bút tinh anh mà tài hoa.

3.3.Giọng điệu trần thuật

Có thể thấy giọng điệu trần thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975 xuất phát và bao hàm từ chính thái độ của tác giả với đối tượng mô tả, đồng thời giọng điệu bị quy định , xuất phát từ một thái độ nhất định đối với nhân vật, từ đó tác giả chọn lựa những điểm nhìn để soi sáng, mơ tả - từ bên ngồi, qua người khác, từ bên trong, bằng tiếng nói nội tâm, hay bằng sự phán quyết khách quan từ bên ngoài...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 88 - 89)