PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 104)

Đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh, truyện ngắn Việt Nam đã có một quá trình tự vận động, đổi mới đáng kể. Bên cạnh những trang viết về những vấn đề lớn lao của đất nước có mhiều truyện ngắn đã hướng vào thể hiện con người của đời tư và những vấn đề thế sự.

Trong suốt hành trình tìm kiếm, khám phá và thể hiện cuộc sống, con người của một đời văn, Nguyễn Minh Châu đã vẽ vào lịch sử văn học hiện đại Việt Nam bức chân dung độc đáo của mình, một “nguyên cảo” (chữ của Nguyễn Tuân ) để rồi khi ra đi khơng thể có một “ bản sao ” thứ hai trên đời. Cái làm nên bức chân dung độc đáo ấy là những trang văn đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của một nhà văn mà sự kết tinh tài năng - phẩm chất - tấm lòng đã được khẳng định trong các sáng tác truyện ngắn từ đầu tay cho đến cuối đời. Trãi qua bao gian nan đau xót, nhất là trên chặng đường đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã hết mình trong lao động nghệ thuật, từng bước hoàn thiện nghệ thuật sáng tác trên cơ sở kế thừa và đổi mới thi pháp truyền thống. Truyện ngắn của ông, đặc biệt là những truyện ngắn viết sau năm 1975 thực sự là sự đơm hoa kết trái ngọt lành nhất của quá trình lao động miệt mài hết mình vì con người và cuộc sống.

Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 nhìn từ góc độ thi pháp có thể khẳng định ơng đã có nhiều đóng góp quý giá cho nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong nhiều phương diện.

1.Nghệ thật tổ chức hình tuợng có nhiều đặc sắc, cách tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 104)