Tổ chức thời gian ảo, thời gian viễn tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 87 - 88)

Có thể nói cách thể hiện thời gian ảo, thời gian ảo tưởng rất ít gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Thời gian ảo chỉ xuất hiện rõ trong truyện ngắn Phiên chợ Giát qua hình thức giấc mơ, cịn thời gian viễn tưởng là thời gian được xây dựng trong một truyện ngắn duy nhất Sống mãi với cây xanh. Chỉ chừng hai truyện ngắn, song có thể nói đó là một phần trong sự "mở đường" của Nguyễn Minh Châu mà sau nay các tác giả văn học hiện đại Việt Nam tiếp nối và phát huy như Nguyễn Huy Thiệp hay Bảo Ninh...

Trong Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã tổ chức thời gian, không gian ảo thông qua việc miêu tả giấc mơ của lão Khúng. Đó là những giấc mơ: lão Khúng thấy mình giết con bị, mơ thấy ơng Bời bí thư huyện uỷ, mơ thấy mình biến thành bị. Thời gian diễn ra những giấc mơ này không gần nhau, xong được đặt trong lớp thời gian hiện tại của nhân vật. Hai giấc mơ đầu ( Lão Khúng thấy mình giết con bị và mơ thấy ơng Bời - bí thư huyện uỷ), diễn ra nối tiếp nhau khi lão Khúng còn đang ngủ, chưa đưa con bò ra khỏi nhà, cịn giấc mơ sau (mơ thấy mình biến thành bị) diễn ra khi ngủ qn trên đường đưa con bò xuống chợ Giát vào lúc gần sáng. Xen kẽ giữa hai giấc mơ - hai thời gian ảo là các lớp thời gian hiện tại, quá khứ được đan xen và luân chuyển một cách nhịp nhàng. Hiện tại lão Khúng đưa con bò đi, người và vật thập thõm trong đêm tối, còn quá khứ là chiều dài của cuộc đời lão gắn với con bò Khoang, là hồi ức về cái chết của con trai, hồi ức về ơng bí thư huyện. Tỉnh dậy sau lần mơ thứ hai, lão Khúng trở về với hiện tại, giải thốt cho con bị, nhưng khơng thành - người và vật nhìn nhau bằng con mắt sầu muộn. Điều đáng lưu ý là các sự việc xảy ra trong thời gian giấc mơ của lão Khúng đã góp phần thúc đẩy sự vận động của tâm trạng, hành động của chính lão sau đó. Chính vì mơ thấy mình giết con bị mà lão đã nhớ lại tồn bộ cuộc đời mình và những người thân đều gắn

bó với con bị, vì mơ thấy mình hố thành bị, con vật hoang dã đã tìm trở lại được cuộc sống tự do muôn thuở nên lão quyết định thả con bị. Có thể thấy, thời gian giấc mơ - thời gian ảo đã được xây dựng để thể hiện một phần tâm linh con người, bởi giấc mơ chính là sự giải toả những ẩn ức mà ban ngày nhân vật trăn trở, băn khoăn. Chính nó giúp nhà văn mở ra một hướng khám phá mới về bình diện con người trong văn học - bình diện con người của tâm linh.

Sống mãi với cây xanh là truyện ngắn duy nhất của Nguyễn Minh Châu có cách

tổ chức thời gian viễn tưởng. Đây là một truyện ngắn viễn tưởng, dưới dạng thiên hồi ký của hai nhân vật đặc biệt: cây sấu và cây cột điện, và tác giả là người dịch lại. Thười gian viễn tưởng trong truyện được tác giả miêu tả đến những năm đầu của thế kỉ XXI và tổ chức theo trật tự từ trước đến sau theo chiều dài của cuộc đời nhân vật. Thời gian kéo dài không chỉ ở một đời nhân vật mà cả ba thế hệ nối tiếp nhau: bác Thông - bà Ngan, Huân - Loan, Tham. Thời gian kể về câu chuyện của ba thế hệ ấy kéo dài tới 60 năm với nhiều sự kiện, biến cố xảy ra, từ quá khứ (thời chiến đấu chống thực dân Pháp ) đến hiện tại và cả tương lai (20 năm sau). Những sự kiện này mang nhiều yếu tố hiện thực nên câu chuyện vẫn đem lại cho người đọc ấn tượng đấy là thời gian thực. Chính cách kết cấu thời gian thực - thời gian viễn tưởng của truyện đã tạo nên cảm giác thú vị cho người đọc, dù vấn đề tác giả đề cập tới trong truyện là một vấn đề tư tưởng, nhân sinh: trong cuộc sống đang hàng ngày hiện đại hố, con người khơng bao giờ được phép lãng quên quá khứ và sống cách biệt với thiên nhiên, trái lại trong tâm hồn mỗi con người vẫn luôn luôn khao khát, hồ mình và sống mãi cùng với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 87 - 88)