KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT. SÓ DỊCH CHIẾT CỦA RẺ CÂY RẺ QUẠT | (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ

3.1.1. Độ ẩm

Lấy 3 mẫu bột rễ cây rẻ quạt sấy ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi. Độ ẩm của bột rễ cây rẻ quạt là kết quả trung bình của 3 mẫu.

Kết quả xác định độ ẩm trung bình của mẫu được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm bột rễ cây rẻ quạt

STT m0 (g) m1 (g) m2 (g) ɷ (%) ɷ𝐓𝐁 (%) 1 31.989 2.122 33.979 6.221 6.235 2 32.014 2.089 33.971 6.342 3 31.998 2.102 33.971 6.143 Nhận xét:

Độ ẩm trung bình của bột rễ cây rẻ quạt khô là 6.235%, với độ ẩm này, chúng tôi đã bảo quản nguyên liệu trong thời gian dài mà không bị mốc, không có những thay đổi về mặt cảm quan, nguyên liệu có độ ổn định tốt.

3.1.2. Xác định hàm lượng tro

Lấy 3 mẫu bột rễ cây rẻ quạt đã nung ở nhiệt độ 400 – 4500C trong thời gian từ 4 – 5 giờ. Hàm lượng tro của bột rễ cây rẻ quạt chính là hàm lượng tro trung bình của 3 mẫu. Kết quả xác định hàm lượng tro trung bình của mẫu được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro bột rễ cây rẻ quạt STT m0 (g) m1 (g) m3 (g) %Tro %TroTB 1 31.989 2.122 32.055 3.110 3.041 2 32.014 2.089 32.076 2.968 3 31.998 2.102 32.062 3.044 Nhận xét:

Hàm lượng tro trung bình của rễ cây rẻ quạt là 3.041 %

3.1.3. Kết quả thành phần và hàm lượng kim loại nặng

Gửi mẫu bột rễ cây rẻ quạt khô đến “Trung tâm đo lường chất lượng, số 2 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng” để xác định hàm lượng 5 kim loại: Cu, Pb, Zn, Hg, As. Kết quả thành phần và hàm lượng kim loại nặng được trình bày ở Bảng 3.3

Bảng 3.3. Thành phần và hàm lượng kim loại nặng trong rễ cây rẻ quạt

Kim loại Hàm lượng (mg/kg) TCVN (mg/kg)

Cu 3.93 30 Zn 14.2 40 Pb 0.31 2 Hg <0.05 1 As 0.078 1 Nhận xét:

Hàm lượng kim loại nặng trong rễ cây rẻ quạt nằm trong khoảng cho phép theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam cho vệ sinh thực phẩm (theo quyết định của bộ y tế số 505/BYT-QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992) về hàm

lượng kim loại nặng tối đa cho phép trong rau quả sấy khô. Với hàm lượng kim loại nặng chiếm tỉ lệ thấp như vậy có thể sử dụng làm dược liệu ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT. SÓ DỊCH CHIẾT CỦA RẺ CÂY RẺ QUẠT | (Trang 57 - 59)