CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.3. TINH CHẾ CHẤT RẮN
3.3.3. Kết tinh lại chất rắn, thu chất rắn tinh khiết
Nhỏ 1ml dung môi methanol vào ống nghiệm chứa toàn bộ chất rắn. Tiến hành đun ống nghiệm trên bếp cách thủy ở nhiệt độ sôi của methanol (650C), nhỏ thêm từ từ từng giọt methanol vào ống nghiệm đồng thời đun đến khi chất rắn tan hết thì tiến hành lọc nhanh qua phễu. Dung dịch thu được để trong tủ lạnh 24h giờ. Quá trình kết tinh lại và sản phẩm được thể hiện ở Hình 3.6.
Theo nguyên tắc, chất rắn phải được kiểm tra độ tinh khiết bằng các phương pháp nóng chảy, phương pháp khối phổ (MS)... Nhưng trong điều kiện thời gian còn hạn hẹp nên chỉ thực hiện được phương pháp đo nóng chảy, tuy nhiên nhiệt độ nóng chảy thu được chưa thích hợp. Nguyên nhân là do chất rắn tinh chế chưa được sạch.
Hình 3.6. Quá trình kết tinh lại chất rắn
3.4. CHẠY SẮC KÍ BẢN MỎNG DỊCH TAN CHẤT RẮN SAU KHI
TINH CHẾ
Chất rắn thu được sau khi tính chế, được hòa tan bằng dung môi metanol. Sau đó tiến hành chạy sắc kí bản mỏng với hệ dung môi Cloroform/Butanol với các tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:3, 1:4, 1:5. Tiến hành quan sát, thu được kết quả ở Hình 3.7 và Bảng 3.15
Bảng 3.15. Kết quả chạy sắc kí bản mỏng dịch tan chất rắn sau khi tinh chế
Tỷ lệ Cloroform : Butanol
Rf Màu sắc Hình dạng vệt
1:1 Rf = 0.982 Vàng cam Đuôi dài lan rộng 1:2 Rf = 0.901 Vàng cam Đuôi dài lan rộng 1:3 Rf = 0.782 Vàng cam Đuôi dài lan rộng 1:4 Rf = 0.673 Vàng cam Đuôi dài lan rộng 1:5 Rf = 0.527 Vàng cam Đuôi dài lan rộng
Nhận xét
Kết quả chạy sắc kí bản mỏng của dịch tan chất rắn sau khi kết tinh chúng tôi thấy màu sắc vệt thu được là màu vàng cam, hình dạng vết đuôi dài làn rộng với diện tích lớn nhất. Với tỷ lệ dung môi Cloroform : Butanol là 1 : 5 thì giá trị Rf = 0.527. Đây là giá trị tham khảo để tiến hành sắc kí cột sau này với dịch tan chất rắn sau khi tinh chế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Qua nghiên cứu thực nghiệm, tôi đã thu được một số chỉ số vật lý của nguyên liệu như sau:
+ Độ ẩm trung bình của rễ cây rẻ quạt khô là 6.235%
+ Hàm lượng tro trung bình của rễ cây rẻ quạt khô là 3.041%
+ Hàm lượng kim loại nặng là Cu (3.93mg/kg), Zn (14.2mg/kg), Pb (0.31mg/kg), As(0.078mg/kg), Hg(<0.05mg/kg)
- Đã xác định được các điều kiện chiết tách và phần trăm khối lượng cao chiết các cấu tử có trong rễ cây rẻ quạt khô với các dung môi khác nhau, thu được thời gian chiết tốt nhất và tỷ lệ phần trăm cao chất chiết ra như sau:
+ Dung môi n-hexane: thời gian chiết tốt nhất là 8 tiếng với tỷ lệ phần trăm khối lượng cao chiết ra là 5.23%;
+ Dung môi ethyl acetate thời gian chiết tốt nhất là 10 tiếng với tỷ lệ phần trăm khối lượng cao chiết ra là 9.11%;
+ Dung môi dichloromethane thời gian chiết tốt nhất là 10 tiếng với tỷ lệ phần trăm khối lượng cao chiết ra là 9.23%;
+ Dung môi methanol thời gian chiết tốt nhất là 10 tiếng với tỷ lệ phần trăm khối lượng cao chiết ra là 25,98%.
- Bằng phương pháp GC-MS đã định danh được một số thành phần hóa học trong dịch chiết bột rễ cây Rẻ quạt khô
+ Từ 4 dịch chiết đã đinh danh được 20 cấu tử, thành phần chủ yếu là các acid hữu cơ dài mạch và các este của chúng. Ngoài ra có các hợp chất phenolic, aldohexoes, isoflavonoit. Trong 4 dịch chiết có chung cấu tử Tetradecanoic acid với hàm lượng ở các dịch chiết đều cao.
- Bước đầu đã tiến hành sắc kí bản mỏng để làm cơ sở cho sự phân lập hợp chất có hàm lượng phần trăm cao nhất trong các dịch chiết và lựa chọn được dung môi methanol để kết tinh lại chất rắn thu được từ các dịch chiết.
Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu chiết tách các cấu tử có hoạt tính sinh học cao trong rễ cây Rẻ quạt để ứng dụng vào chăm sóc sức khỏe.
- Tiếp tục nghiên cứu và xác định thành phần hóa học có trong rễ cây Rẻ quạt khô bằng các dung môi khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
[1] Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật.
[2] TS. Lê Minh Hà (2012), Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Nghiên cứu chiết tách các hợp chất isoflavonoids từ cây Rẻ quạt ứng dụng trong điều trị các bệnh ho, viêm họng.
[3] Phạm Thị Lan Hương (2007), Bài giảng môn vi sinh thực phẩm - Chương 3 [4] Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà
Nội.
[5] Nguyễn Thành Trung – CN Hóa dược & BVTV - K52 (2012), Nghiên cứu chiết tách và xây dựng phương pháp xác định hàm lượng hợp chất Tectoridin trong cây Rẻ quạt ( Belamcanda chinensis L.)
Tài liệu nước ngoài
[6] Chevallier. A; The Encyclopedia of Medicinal Plants; Dorling Kindersley. London (1996) ISBN 978-0-7513-0314-8.
[7] Chopra. R. N., Nayar. S. L. and Chopra. I. C (1986); Glossary of Indian Medicinal Plants (Including the Supplement); Council of Scientific and Industrial Research, New Delhi.
[8] Chongming Wu, Jingyao Shen , Pingping He, Yan Chen, Liang Li, Liang Zhang, Ye Li, Yujuan Fu, Rongji Dai, Weiwei Mengand Yulin Deng (2012); The α-Glucosidase Inhibiting Isoflavones Isolated from Belamcanda chinensis Leaf Extract; Rec. Nat. Prod. 6:2 110-120.
[9] Dorota Wozniak, Bogdan Janda, Ireneusz Kapusta, Wiestaw Oleszekb, Adam Matkowski (2010), Antimutagenic and anti-oxidant activities of isoflavonoids from Belamcanda chinensis (L.) DC; Mutation Research 696, 148-153.
[10] Fumiko Abe, Rong-Fu Chen, Tatsuo Yamauchi (1991), Iridals from Belamcanda chinensis and Iris japonica; Phytochemistry, vol.30,no.10, 3379,3381.
[11] Goldblatt, Peter; John Manning (2008), The Iris Family: Natural History & Classification; Portland: Timber Press. ISBN 978-0-88192-897-6 [12] Hideyuki Ito, Satomi Onoue, Yoko Miyake, and Takashi Yoshida (1999),
Iridal-type triterpenoids with Ichthyotoxic Activity from Belamcanda chinen; J. Nat. Prod. 62 (1), pp 89–93.
[13] Isabella Aiona Abbott, Sisyrinchium acre -Traditional Hawaiian Uses of Plants, page 128.
[14] Ito H, Onoue S, Yoshida T (2001), Isoflavonoids from Belamcanda chinensis, Chem Pharm Bull (Tokyo), Sep; 49 (9):1229-31.
[15] Jun Li, Winnie Z.M. Li, Wen Huang, Anna W.H. Cheung, Cathy W.C. Bi, Ran Duan, Ava J.Y. Guo, Tina T.X. Dong, Karl W.K. Tsim (2009), Quality evaluation of Rhizoma Belamcandae (Belamcanda chinensis (L.) DC.) by using high-performance liquid chromatography coupled with diode array detector and mass spectrometry; Journal of Chromatography A, Vol.1216 (11), 2071.
[16] Min-Jian QIn, Wen-Liang JI, Zheng-Tao WANG, Wen-Cai YE (2005),
A New Isoflavonoid from Belamcanda chinensis (L.) DC; Journal of Integrative Plant Biology; Volume 47, Issue 11, pages 1404–1408.
[17] Monthakantirat O, De-Eknamkul W, Umehara K, Yoshinaga Y, Miyase T, Warashina T, Noguchi H Mar (2005), Phenolic Constituents of the Rhizomes of the Thai Medicinal Plant Belamcanda chinensis with Proliferative Activity for Two Breast Cancer Cell Lines; J Nat Prod.; 68 (3):361-4.
[18] Oh KB, Kang H, Matsuoka H (2001), Detection of Antifungal Activity in Belamcanda chinensis by a Single-cell Bioassay Method and Isolation of Its Active Compound, Tectorigenin, Biosci Biotechnol Biochem.; 65 (4):939-42.
[19] Sang Hoon Jung, Yeon Sil Lee, Soon Sung Lim, Sanghyun Lee, Kuk Hyun Shin and Yeong Shik Kim (2002), Antioxidant Activities of Isoflavones from the Rhizomes of Belamcanda chinensis on Carbon Tetrachloride- Induced HepaticInjury in Rats; Arch Pham Res Vol 27, No2, 184-188.
[20] Seidlová-Wuttke D, Hesse O, Jarry H, Rimoldi G, Thelen P, Christoffel V, Wuttke W (2004), Belamcanda chinensis and the thereof purified tectorigenin have selective estrogen receptor modulator activities; Phytomedicine. Jul;11(5):392-403.
[21] Speck, Frank G., R.B. Hassrick and E.S; Carpenter Rappahannock Herbals (1942), Folk-Lore and Science of Cures; Proceedings of the Delaware County Institute of Science 10:7–55. (p. 28).
[22] Thelen P, Peter T, Hünermund A, Kaulfuss S, Seidlová-Wuttke D, Wuttke W, Ringert RH, Seseke F (2007), Phytoestrogens from
Belamcanda chinensis regulate the expression of steroid receptors and related cofactors in LNCaP prostate cancer cells; BJU Int. Jul;100(1):199-203. Epub.
[23] Vestal, Paul A. (1952), The Ethnobotany of the Ramah Navaho; Papers of the Peabody Museum of American Archaeology and Ethnology 40(4):1–94 (p. 21).
[24] Wang QL, Lin M, Liu GT (2001), Antioxidative activity of natural isorhapontigenin; Jpn J Pharmacol, Sep, 87(1): 61-66.
[25] Yamaki K, Kim DH, Ryu N, Kim YP, Shin KH, Ohuchi K (2002),
Effects of naturally occurring isoflavones on prostaglandin E2 production; Planta Med. Feb;68(2):97-100.
Internet
[26] http://webbook.nist.gov/chemistry/ [27] http://www.ars-grin.gov/duke/