Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT. SÓ DỊCH CHIẾT CỦA RẺ CÂY RẺ QUẠT | (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3.2.Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

a. Độ ẩm

- Dụng cụ sử dụng để sấy là chén sứ, được rửa sạch, sấy trong tủ sấy rồi làm nguội đến nhiệt độ phòng đến khối lượng không đổi, ta có m0

- Mẫu thử là mẫu bột rễ cây rẻ quạt, được trộn đều và lấy ngẫu nhiên. Cân chính xác vào chén sứ đã được chuẩn bị ở trên một lượng bột mẫu là khoảng 2g, ta có m1.

- Tiến hành sấy ở nhiệt độ 1050 C (nhiệt độ thức cho phép chênh lệch ±20 C so với nhiệt độ quy định) trong tủ sấy ở áp suất thường đến khối lượng không đổi, tức là sự chênh lệch khối lượng sau khi sấy thêm một giờ trong tủ sấy so với lần sấy trước đó không đổi.

- Sau khi sấy, làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó cân ngay, ta có m2.

- Tiến hành đo 3 mẫu, lấy kết quả trung bình, ta được độ ẩm của nguyên liệu.

Công thức tính độ ẩm như sau:

ɷ = (𝑚1+𝑚0)− 𝑚2 𝑚1 × 100% (%) ɷTB = ∑3 ɷ k=1 (%) Trong đó: m0 là khối lượng chén sứ (g); m1 là khối lượng bột dược liệu (g);

b. Hàm lượng tro

Để xác định hàm lượng tro và các nguyên tố vô cơ trong cơ thể động, thực vật người ta thường sử dụng phương pháp tro hóa mẫu. Tro chính là khối lượng chất vô cơ khó bay hơi còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn bột dược liệu.

Cách tiến hành như sau:

- Mẫu đã xác định độ ẩm ở trên tiếp tục sử dụng để tro hóa. Tiến hành than hóa mẫu trên bếp điện đến khi mẫu chuyển thành than đen thì ngừng. Sau đó đưa vào tủ nung, mẫu được nung ở nhiệt độ 450 - 5000C, trong khoảng thời gian 4 – 5 giờ. Trong quá trình nung, nếu thấy một ít than đen chưa hóa thành tro thì ta để nguội mẫu, rồi tia vào một ít nước cất để quá trình tro hóa diễn ra nhanh hơn. Quá trình tro hóa kết thúc khi ta thu được tro màu trắng ngà.

- Sau khi tro hóa xong, làm nguội mẫu trong bình hút ẩm, sau đó cân ngay, ta được m3.

- Tiến hành với cả 3 mẫu xác định đổ ẩm, lấy giá trị trung bình, ta được hàm lượng tro của nguyên liệu.

Công thức tính hàm lượng tro như sau:

%𝐓𝐫𝐨 = 𝒎𝟑− 𝒎𝟎 𝒎𝟏 × 𝟏𝟎𝟎% %𝐓𝐫𝐨𝐓𝐁 =∑ %𝐓𝐫𝐨 𝟑 𝐤=𝟏 𝟑 Trong đó: m0 là khối lượng chén sứ (g); m1 là khối lượng bột dược liệu (g)

c. Xác định thành phần và hàm lượng các kim loại nặng

Hòa tan thu được ở trên vào HNO3 loãng, định mức đến 50ml bằng nước cất, xác định hàm lượng các kim loại nặng bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS tại “Trung tâm đo lường chất lượng số 2, Ngô Quyền”

2.3.3. Phương pháp chiết tách chất từ rễ cây rẻ quạt với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol bằng phương pháp soxhlet.

a. Khảo sát thời gian chiết tốt nhất đối với bột rễ cây rẻ quạt

Cách tiến hành:

- Chuẩn bị bộ chiết soxhlet 250ml, rửa sạch, tráng bằng nước cất, sấy khô. - Cân chính xác khoảng 10g bột rễ cây rẻ quạt, ta có m1 gói bằng giấy lọc, rồi cho vào thiết bị chiết của bộ chiết soxlhlet. Đong chính xác 150ml dung môi chiết cho vào bình cầu. Tiến hành chiết ở nhiệt độ sôi của các dung môi trong các khoảng thời gian 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12giờ.

- Tiến hành đo khối lượng riêng của dung môi chiết bằng cách hút chính xác 10ml dung môi chiết, cho vào cốc đã biết chính xác khối lượng (m2). Cân cốc và dung môi, ta có m3. Tính toán khối lượng riêng của dung môi thực hiện.

- Đối với mỗi mẫu sau khi chiết xong, tiến hành đo chính xác thể tích (V) dịch chiết thu được. Dùng pipet bầu hút chính xác 10ml dịch chiết cho vào cốc đã biết chính xác khối lượng (m4). Cân cốc và dịch chiết, ta có khối lượng m5. Tính toán suy ra được khối lượng riêng (d) của dịch chiết, từ đó tính được phần trăm khối lượng chiết ra (%m).

Công thức tính phần trăm khối lượng chiết ra: D =𝑚3− 𝑚2 10 (g/ml) d = 𝑚5− 𝑚4 10 (g/ml) %𝑚 = (𝑑 − 𝐷)𝑉 10 (%) Trong đó:

m1 là khối lượng bột rễ cây Rẻ quạt.

m2 là khối lượng cốc dùng đo đo khối lượng riêng dung môi. m3 là khối lượng của 10ml dung môi và cốc.

m4 là khối lượng cốc dùng đo khối lượng riêng dịch chiết. m5 là khối lượng của 10ml dịch chiết và cốc.

V là thể tích dịch chiết thu được. d là khối lượng riêng của dung môi.

- Với phần trăm khối lượng chiết ra của mỗi dung môi theo thời gian chiết, ta suy ra được thời gian chiết tốt nhất.

b. Xác định thành phần hóa học các dịch chiết rễ cây rẻ quạt

Thành phần hóa học có trong các dịch chiết rễ cây rẻ quạt được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS).

Đối với mỗi dung môi, cân 10g bột rễ cây rẻ quạt, tiến hành chiết soxhlet ở nhiệt độ sôi của dung môi trong thời gian chiết tốt nhất đã khảo sát. Dịch chiết thu được đem cô đuổi dung môi trên bếp cách thủy ở nhiệt độ sôi của dung môi đến cắn. Gửi cắn dịch chiết đến “Trung tâm đo lường chất lượng, số 2 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng” để xác định thành phần hóa học bằng

phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS).

2.3.4. Tinh chế chất rắn thu được từ 4 dịch chiết

a. Đuổi dung môi dịch chiết, thu chất rắn kết tinh

Cách tiến hành

- Sau quá trình khảo sát thời gian, đối với từng dung môi, gộp chung tất cả dịch chiết ở các thời gian chiết, tiến hành đuổi dung môi đến còn khoảng 30ml. Cho lượng dịch chiết này vào các ống nghiệm, để trong tủ lạnh 24 giờ.

- Sau đó tiến hành ly tâm, bỏ phần dung dịch, thu chất rắn.

- Gộp chung các chất rắn vào một ống nghiệm, thu được chất rắn kết tinh từ 4 dịch chiết.

b. Chọn dung môi kết tinh lại

Cách tiến hành

- Chuẩn bị 4 ống nghiệm, rửa sạch, sấy khô.

- Lấy 4 ống nghiệm, đánh số thứ tự, tiến hành trích một ít chất rắn như nhau cho vào 4 ống nghiệm, lần lượt nhỏ vài giọt các dung môi acid acetic, dichoromethane, methanol, cloroform tương ứng vào các ống nghiệm. Sau đó đun trên bếp cách thủy ở nhiệt độ sôi của dung môi, nếu chất rắn không tan, tiếp tục nhỏ thêm từ từ vào ống nghiệm từng giọt dung môi, đun tiếp. Quan sát hiện tượng.

- Với dung dịch tan trong ống nghiệm, để vào trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ, Sau đó quan sát sự kết tinh lại của chất rắn. Từ đó chọn dung môi tiến hành kết tinh lại toàn bộ chất rắn.

c. Kết tinh lại chất rắn

Cách tiến hành

- Nhỏ một ít dung môi đã chọn kết tinh lại vào ống nghiệm chứa toàn bộ chất rắn. Tiến hành đun ống nghiệm trên bếp cách thủy ở nhiệt độ sôi của dung môi đã chọn, nếu chất rắn không tan hết, nhỏ thêm từ từ từng giọt dung môi vào

và đun, đến khi toàn bộ chất rắn tan hết thì lọc nhanh, thu lấy dung dịch.

- Dung dịch thu được để trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Sau đó, ly tâm thu lấy chất rắn.

- Kiểm tra lại độ tinh khiết của chất rắn bằng phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT. SÓ DỊCH CHIẾT CỦA RẺ CÂY RẺ QUẠT | (Trang 49 - 54)