Nhóm động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải (應/要)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu hành vi cầu khiến trong tiếng việt và tiếng quảng đông (Trang 66 - 72)

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU NGÔN

3.2. Phương tiện bán nguyên cấp

3.2.1 Nhóm động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải (應/要)

61

Trong câu trần thuật và câu nghi vấn, nên, cần, phải là những động từ tình thái biểu thị sắc thái nghĩa chủ quan của người nói đánh giá hành động, trạng thái trong câu. Nhưng khi chúng hoạt động trong câu cầu khiến, tức là hoạt động trong mơ hình K2 thì chúng là động từ tình thái biểu thị ý nghĩa cầu khiến, gọi tắt là động từ cầu khiến. Nhóm động từ cầu khiến này là một nhóm đặc biệt, vì chúng có dấu vết thực từ, nhưng dấu vết đó rất yếu và chúng hoạt động trong câu cầu khiến mơ hình K2 như các từ phương tiện ngun cấp“hãy, đừng/chớ”. Về ý nghĩa cầu khiến của chúng, chúng đều chỉ mang ý nghĩa khiến chứ không mang ý nghĩa cầu.

a. Nên (應)

“Nên” có nghĩa là chủ ngơn muốn tiếp ngơn làm điều mình nêu ra và điều đó là có lợi. “Nên” thuộc phạm vi khuyên, khuyên cũng có thể chia thành mấy loại: khuyên bảo, khuyên dạy, khuyên nhủ, khuyên ngăn, khuyên can… trong đó, khuyên bảo, khuyên dạy, khuyên nhủ là khuyên nên làm điều tốt, khuyên ngăn, khuyên can là khuyên không nên làm điều không tốt, ý đồ của các từ khuyên phái sinh ra đều là mong muốn tiếp ngơn có thể trở nên tốt hơn, nhung hình thức khuyên lại đối lập nhau, một bên là khẳng định, một bên là phủ định. Trong đó, “nên” thuộc loại khuyên khẳng định. Chủ ngơn sử dụng từ “nên” mang tính khuynh hướng, chủ ngơn chỉ nêu ra và mong muốn tiếp ngơn có thể làm theo ý kiến của mình, nhưng tiếp ngơn khơng bắt buộc phải làm theo. Vị thế giao tiếp của chủ ngôn đối với tiếp ngôn là cao hơn hoặc ngang bằng. “Nên” có hình thức phủ định diễn đạt ý nghĩa đối lập “không nên”, hai từ này chỉ khác nhau về mặt ý nghĩa, về mặt ngữ pháp thì giống nhau.

Về sự hoạt động trong câu cầu khiến của từ “nên”, thường có các trường hợp sau:

+ Đề ngữ của câu chứa nên ở ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều), ngơi gộp. Tức là mơ hình câu cầu khiến K2

Ví dụ:

62

(1) Tiếng Việt : - Các bạn nên biết rằng tương lai sẽ là thời đại của công nghệ - kĩ thuật cao.

Tiếng Quảng Đông : 你哋要知以後系工業技術嘅時代。

+ Câu chứa nên không chứa những từ: đáng ra, đáng lẽ, vì câu chứa những từ này là câu trần thuật về sự tình đã xảy ra, trái với tính thời gian của câu cầu khiến là thời điểm hiện tại, do vậy đó là câu trần thuật chứ khơng phải câu cầu khiến nữa.

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt: - Đáng ra con nên hỏi mẹ trước. Tiếng Quảng Đơng : 你應該先問過我先。

+ “Nên” có thể hoạt động trong mơ hình câu cầu khiến với dạng đầy đủ và dạng rút gọn. Nhưng dạng rút gọn là phải nhằm trong ngữ cảnh cho phép,tức là ở câu trước đã nói đến đề ngữ.

Ví dụ:

(1)Tiếng Việt:- Khơng nên ăn thịt chó Tiếng Quảng Đơng : 唔應該食狗肉。

+ “Không nên” - dạng đối lập với “nên” khi hoạt động trong mơ hình câu cầu khiến:

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt :- Ơng khơng nên nghĩ xa như thế. Tiếng Quảng Đông : 你唔應該捻咁長遠。

(2) Tiếng Việt : - Anh không nên mua nhiều như thế. Tiếng Quảng Đông : 你唔應該買咁多

“Nên” với tư cách là phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp, nó khác với các động từ ngơn hành cầu khiến ở chỗ nó có dạng phủ định mà động từ ngơn hành cầu khiến khơng hề có; nó khác với phương tiện cầu khiến nguyên cấp

63

có vị trí trong cấu trúc mơ hình câu cầu khiến tương đương - từ hãy cũng ởchỗ này. “Nên” có vị trí ngữ pháp giống như hãy, thì “khơngn nên” có vị trí ngữ pháp giống như đừng, chớ. Về mặt ý nghĩa cầu khiến, “nên” và hãy là khuyên khẳng định, “không nên” và đừng, chớ thì là khuyên phủ định.

b. Cần (要)

“Cần” có nghĩa là khuyên người khác nên làm điều gì, và điều đó được chủ ngơn cho là cần thiết và có ích. “Cần” có ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn “nên”, chủ ngôn sử dụng từ này là khuyên tiếp ngôn tốt nhất là làm theo ý kiến chủ ngơn, chắc rằng tiếp ngơn khơng có sự lựa chọn nào khác tốt hơn thực hiện điều chủ ngôn nêu ra. “Cần” cũng thuộc phạm trù ngữ nghĩa khuyên, cụ thể hơn là khuyên khẳng định, nó cũng có dạng đối lập về ý nghĩa, đó là “khơng cần” diễn đạt ý nghĩa khuyên phủ định.

“Cần” hoạt động trong mơ hình câu cầu khiến chủ yếu có mấy kiểu sau: + Hoạt động trong mơ hình câu cầu khiến K2, cũng như nên.

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt: - Em cần đi thăm nhà bác trước. Tiếng Quảng Đông :我要去啊伯屋先。

+“Cần” khác với cách dùng “nên” ở chỗ: tuy “cần” cũng thuộc phạm trùnghĩa khuyên nhưng không giống như nên có thể đi cùng với động từkhuyên trong câu ngôn hành cầu khiến để tạo thành cặp.

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt : - Em cần đi học đầy đủ. Tiếng Quảng Đông : 你要去上夠課。

(2) Tiếng Việt : - Chị khuyên em nên đi học đầy đủ. Tiếng Quảng Đông : 我勸你要去上夠課。

64

+ “Cần” có thể hoạt động trong mơ hình cấu trúc câu giống như câu ngơn hành cầu khiến chứa các động từ cầu khiến, lúc đó, “cần” có ý nghĩa cầu khiến yêu cầu.

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt : - Mẹ cần con đi mua cho gói muối. Tiếng Quảng Đơng :阿媽要我去買包鹽。

+ “Cần” cũng có thể hoạt động trong cả dạng đầy đủ lẫn dạng rút gọn của mô hình câu cầu khiến.

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt:- Cần đi ngay.

Tiếng Quảng Đông :要即刻行。

+ “Không cần” - dạng đối lập với “cần” khi hoạt động trong mơ hình câu cầu khiến:

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt:- Khơng cần em làm . Tiếng Quảng Đông : 唔使你做。

c. Phải (要jiu3)

“Phải” có nghĩa là khuyên người khác nên nhất định làm điều gì đó, điềuđó mà chủ ngơn cho là rất cần thiết, không thể làm thiếu cũng khơng thể làm khác được, tiếp ngơn khơng có sự lựa chọn nào khác, chỉ có cách duy nhất là thực hiện điều chủ ngơn nêu ra. “Phải” có tính khiến mạnh nhất trong nhóm này. Vị thế giao tiếp của chủ ngôn thường cao hơn hoặc ngang bằng với tiếp ngôn. “Phải” là khuyên khẳng định, nó cũng có dạng khun phủ định là“khơng phải”. “Phải” hoạt động trong mơ hình câu cầu khiến có mấy kiểu sau:

+ Hoạt động trong mơ hình K2, mơ hình đầy đủ và mơ hình rút gọn.

Ví dụ:

(1)Tiếng Việt: - Anh phải chuẩn bị tiền mặt từ hôm nay.

65

Tiếng Quảng Đông :你宜家要準備現金啦喺。

(2) Tiếng Việt: - Phải quy hoạch một số vùng để thành lập khu công nghiệp trọng điểm

Tiếng Quảng Đông : 要規劃一啲地方做重點工業區。 + “Phải” cũng như nên, có thể đi kèm với khuyên.

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt: - Mẹ khun con phải chăm sóc mình tốt hơn. Tiếng Quảng Đông :阿媽要我好好地照顧自己。

+ Trong nhóm này, nên, cần, phải ba từ chỉ có cần và phải có thể kết hợp với nhau tạo thành cụm từ cần phải, nó có ý nghĩa thiên về cần, mang nghĩa cầu khiến yêu cầu.

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt: - Các em cần phải nghe giảng kỹ đi, nếu không sẽ không biết làm bài đâu nhé.

Tiếng Quảng Đông : 你哋要好好地聽課,唔陣就唔識做功課咼。

+ “Không phải” - dạng đối lập với “phải” khi hoạt động trong mơ hình câu cầu khiến:

Ví dụ:

(1) Tiếng Việt: - Không phải quỳ! Tiếng Quảng Đơng : 唔使跪!

Tóm lại, Nhóm động từ tình thái cầu khiến nên, cần, phải trong tiếng Việt

được sử dụng rộng rãi trong câu cầu khiến.Chúng đều có trường hợp có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa cầu khiến của câu. Nhưng chúng cũng có chút ít khác nhau về mức độ cầu khiến như sau:

Nên﹤cần﹤phải

Dạng phủ định của chúng thì sẽ có mức độ cầu khiến như sau:

66 Không nên﹤không cần﹤không phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu hành vi cầu khiến trong tiếng việt và tiếng quảng đông (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)