Cơ quan kiểm soát.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lí của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 26 - 28)

a. Sự bổ nhiệm và bãi nhiệm uỷ viên kiểm soát

Công ty cổ phần có số lợng uỷ viên kiểm soát tuỳ theo quy định trong điều lệ công ty. Theo quy định trong điều 41 Luật công ty Việt Nam thì công ty có 2 kiểm soát viên do đại hội đồng bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán.

- Các uỷ viên kiểm soát đầu tiên do đại hội đồng thành lập đề cử, nhiệm kỳ trong thời hạn 1 năm. Cứ mỗi lần nhóm họp đại hội đồng thờng niên lại bầu cử kiểm soát viên và kiểm soát viên cũ có thể đợc bầu lại trong khoá mới.

- Nếu đại hội đồng không bổ nhiệm kiểm soát viên, hay đơng khoá mà có kiểm soát viên vì một lý do gì đấy không đảm đơng đợc công việc của mình thì nếu có yêu cầu của ngời liên quan, chính toà án kinh tế, có quyền cử kiểm soát

viên khác để thay thế cho ngời cũ với sự chứng kiến của quản trị viên trong công ty.

- Chức vụ của uỷ viên kiểm soát không đợc phép kiêm nhiệm với chức vụ của quản trị viên. Để tránh việc lạm dụng, uỷ viên kiểm soát chỉ đợc phép làm quản trị viên công ty mà họ kiểm soát, ít nhất là 3 năm sau khi hết nhiệm kỳ.

- Kiểm soát viên đợc cử thay thế một ngời khác đã từ bỏchức vụ trớc khi hết hạn, sẽ chỉ giữ chức vụ này trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của kiểm soát viên mà mình thay thế.

- Các trờng hợp không đợc bổ nhiệm làm kiểm soát viên.

+ Họ hàng thân thuộc của các quản trị viên và các ngời góp vốn vào công ty bằng hiện vật.

+ Những ngời đang làm công cho một quản trị viên

+ Các ngời bị cấm làm quản lý, quản trị viên hay đã bị truất quyền làm chức vụ ấy.

- Việc bãi nhiệm kiểm soát viên

Tuy các kiểm soát viên đợc đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, nhng nhiệm vụ kiểm soát của họ là một nhiệm vụ pháp định. Muốn thi hành đợc nhiệm vụ ấy một cách đúng đắn đầy đủ, họ cần phải đợc độc lập với đại hội đồng. Do đó, đại hội đồng không có quyền độc đoán bãi nhiệm kiểm soát viên. Muốn bãi nhiệm phải có lý do chính đáng, và toà án có quyền thẩm tra nhận định về các lý do này.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm soát viên

- Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát viên là phải xem xét các tài liệu của hội đồng quản trị trình đại hội đồng, kiểm tra lại các con số đợc nêu ra trong các tài liệu kế toán, kiểm tra lại những kết luận dựa trên các con số ấy của hội đồng quản trị. Đối với bản tổng kết tài sản, bản cân đối tài khoản và trơng mục lỗ lãi phải đa cho các uỷ viên ít nhất là 40 ngày trớc ngày họp hội đồng. Ngoài ra bất cứ lúc nào trong năm, các uỷ viên kiểm soát cũng có thể kiểm soát sổ sách, ngân quỹ, chứng khoán và tài sản của công ty để xem xét tài liệu có đúng hay không.

- Sau khi đã kiểm tra lại nh trên, uỷ viên kiểm soát sẽ làm tờ trình cho đại hội đồng thờng niên. Trong tờ trình, uỷ viên kiểm soát phải phúc trình về cách thi hành nhiệm vụ của mình, và phải báo cáo các điểm bất hợp lệ và sai lầm đã khám phá ra đợc.

- Trong những trờng hợp khẩn cấp, kiểm soát viên có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông. Kiểm soát viên cũng có quyền triệu tập đại hội đồng thờng niên, nếu các quản trị viên sao nhãng không triệu tập. Trong trờng hợp nếu khám phá ra rằng số vốn của công ty đã bị mất đi hơn 3/4 uỷ viên kiểm soát phải triệu tập đại hội đồng, để xem xét có nên giải tán hay tiếp tục công ty, nếu hội đồng quản trị không triệu tập.

c. Trách nhiệm của kiểm soát viên.

Các thành viên trong ban kiểm soát và những ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc chịu trách nhiệm liên đới về cái sai sót xăng ra trong quá trình thi hành nhiệm vụ. Trờng hợp do thiếu trách nhiệm, thông đồng hoặc không ngăn chặn kịp thời những sai phạm của hợp đồng quản trị dẫn đến thiệt hại cho công ty ngoài việc có thể bị miễn nhiệm, các thành viên trong ban kiểm soát còn phải chịu trách nhiệm vật chất theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

- Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trờng hợp cố trình cung cấp hay công nhân những tin tức dối trá về tình hình của công ty, hay đã không tố cáo với Đại hội đồng các lạm dụng của quản trị nên, hay tiết lộ bí mật nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lí của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 26 - 28)