Vai trò của chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 67 - 69)

Chƣơng 3 : CHI TIẾT VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

3.1. Chi tiết nghệ thuật

3.1.1. Vai trò của chi tiết

Bàn đến CNHT, có lẽ không ai không biết đến câu nói nổi tiếng của Engels: “Theo tôi, ngoài sự chân thực của các chi tiết ra, CNHT phải phản ánh đƣợc những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”. Nhƣ Engels đã viết, hai yếu tố quan trọng của CNHT là chi tiết chân thực và điển hình hóa. Khi chi tiết đã chân thực, tính cách và hoàn cảnh đều mang tính điển hình thì hình tƣợng nhân vật phải mang tính khách quan. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, chi tiết là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sƣ́c chƣ́a lớn về cảm xúc v à tƣ tƣởng. Hình tƣợng nghệ thuật cụ thể , gợi cảm và sống đô ̣ng là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trƣờng, chân dung, nô ̣i thất, về cƣ̉ chỉ, phản ứng nội tâm , hành vi, lời nói” [26, tr. 59]. Nhƣ vậy, chi tiết nghệ thuật đƣợc xem nhƣ linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Muốn hiểu đƣợc văn bản, phải nắm chắc chi tiết nghệ thuật. Văn học hiện thực nói đến chi tiết, suy cho cùng làm cho nhân vật trở nên sinh động hơn, cụ thể hơn, điển hình hơn và làm cho nó gần với đời sống hơn. “Các chi tiết nghê ̣ thuâ ̣t giƣ̃ mô ̣t vai trò quan tro ̣ng không phải vì bản thân nó mà vì sƣ̣ toàn ve ̣n của hình tƣợng nghệ thuật , vì khả năng tạo nên tính chân thực của sự phản ánh . Chính chi tiết đã làm cho nhân vật văn học hiê ̣n thƣ̣c trở nên chân thƣ̣c và cu ̣ thể hơn các nhân vâ ̣t văn ho ̣c của các xu hƣớng khác nó ” [51, tr. 155]. Nhƣ vâ ̣y, chi tiết nằm trong hệ thống không phải vì cốt truyện nhƣ trong truyện dân gian, văn học lãng mạn mà chi tiết nhằm thể hiện tính cách, nhằm cố định nhân vật vào những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Đó là một vấn đề quan trọng của văn học hiện thực và Nguyễn Du đã nắm vƣ̃ng đă ̣c điểm nghê ̣ thuâ ̣t này để vâ ̣n du ̣ng vào sáng tác Truyê ̣n Kiều, tập trung đi sâu vào miêu tả nhƣ̃ng chi tiết của hành đô ̣ng nhân vâ ̣t để tƣ̀ đó lô ̣t tả đƣợc tính cách và bản chất của tƣ̀ng nhân vâ ̣t.

GS Lê Đình Kỵ trong công trình Truyê ̣n Kiều và chủ nghĩa hiê ̣n thực của Nguyễn Du đã có nhƣ̃ng trang viết vô cùng xuất sắc khi đánh giá vai trò của chi tiết trong hê ̣ thống thẩm mỹ của Truyê ̣n Kiều nhƣ một đóng góp mới của nhà thơ vào sƣ̣ phát triển của nền văn học nƣớc nhà. Ông nói rất nhiều về chi tiết nhân vật nhƣng vẫn chƣa phải là theo cách nhìn của văn học hiện thực, nó là chi tiết nằm trong cả một hệ thống thẩm mĩ, nó vì chủ đề, vì tƣ tƣởng nhân vật, vì làm cho nhân vật cụ thể hơn chứ không phải vì bản thân nó trong cốt truyện. Một truyê ̣n thơ, dù xuất sắc đến đâu cũng không thể vƣợt ra ngoài ranh giới thời đa ̣i mà ngƣời nghệ sĩ đó đang sống. Còn trong bô ̣ giáo trình Cơ sở lý luận văn học, tập 4, Lê Đình Kỵ đã lƣu ý rằng: “Chi tiết trong văn học hiện thực chủ nghĩa không phải là mục đích tự thân, mà là phƣơng tiện của sự điển hình hóa, của sự khái quát hóa nghệ thuật” [39, tr. 68] Với ý nghĩa nhƣ vậy, chi tiết có một vai trò rất quan trọng: “Thiếu những chi tiết soi sáng căn nguyên, diễn biến và biểu hiện của sự việc thì lý tƣởng của tác giả hay chân lý cuộc đời đƣa vào văn nghệ cũng khó mà biến thành chân lý nghệ thuật đủsức thuyết phục” [39, tr. 68]. Theo ông, “Để đảm bảo tính chân thực của các chi tiết, để đi sâu vào sự cá tính hóa nhân vật, các nhà văn hiện thực chủ nghĩa thƣờng vận dụng một bút pháp đa dạng, linh hoạt, thay đổi thích hợp với đối tƣợng thể hiện” [39, tr. 69].

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định rằng : “CNHT coi trọng tính quyết đi ̣nh của hoàn cảnh sống , coi tro ̣ng các ngẫu nhiên , chú trọng các chi tiết , phơi bày mo ̣i ung nho ̣t và mo ̣i tí nh chất tầm thƣờng , đê tiê ̣n của đời sống với cái nhìn mỉa mai , cƣời cợt, châm biếm. Nó nhìn thấy sự tầm thƣờng của con ngƣời và con ngƣời không thể mơ tƣởng có mô ̣t cuô ̣c sống tốt hơn . Nó nhận thấy sự bất lực và mặt tố i của con ngƣời , không thi vi ̣ hóa hay lý tƣởng hóa nhƣ chủ nghĩa lãng mạn. CNHT thấy sƣ̣ vâ ̣n đô ̣ng đổi thay của con ngƣời trong thời gian” [79, tr. 111]. Ý nghĩa của chi tiết trong việc tái hiện cuộc sống một cách rõ ràng, hiển nhiên cũng đã đƣợc nhiều nhà hiê ̣n thƣ̣c thế kỷ XIX thƣ̀a nhâ ̣n . Tƣ̀ cái nhìn hiện thực của nhà văn sẽ mang la ̣i cho tác phẩm nhƣ̃ng chi tiết chân thƣ̣c nhất. Mỗi chi tiết đƣợc miêu tả đều khiến cho ngƣời đọc có thể thấy sự thống nhất của nhƣ̃ng yếu tố trong hê ̣

thống và ngoài hê ̣ thống. Balzac đã tƣ̀ng chỉ rõ: “Nếu nhân vâ ̣t đƣợc tƣởng tƣợng ra thì nghệ thuật của nhà tiểu thuyết chính là ở tính chân thực của mọi chi tiết” [103, tr. 340].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)