Con người cô độc và phân tích tâm lý tàn nhẫn – khám phá thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 78)

Chƣơng 3 : CHI TIẾT VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý

3.2.1. Con người cô độc và phân tích tâm lý tàn nhẫn – khám phá thế giớ

nội tâm nhân vật

Nếu nhƣ Kim Vân Kiều truyê ̣n là một truyện lớn với bốn chặng đời chính của Thúy Kiều cùng với bốn kiểu tính cách của nhân vâ ̣t nhƣ: Con ngƣời lãng ma ̣n, con ngƣời trung nghĩa , con ngƣời hiếu nghĩa , con ngƣời đa u khổ thì Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du chỉ nhất quán mô ̣t hình tƣợng nhân vâ ̣t , mô ̣t truyê ̣n đời của mô ̣t ngƣời con gái giàu khát vọng sống. “Con ngƣời đa ̣o lý” trong truyê ̣n của Thanh Tâm Tài Nhân đã đƣợc cải biến thành “con ngƣời tâm lý” trong truyê ̣n của Nguyễn

Du. Đây là điều sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du và cũng chính là đặc điểm nghệ thuâ ̣t khiến cho tá c phẩm Truyê ̣n Kiều gần gũ i với mo ̣i thế hê ̣ đô ̣c giả . Theo Phan Ngọc, “phƣơng pháp tự sự của Truyện Kiều chƣa hề có trong văn h ọc Việt Nam trƣớc đây. Chú ý đến cách đánh giá sự việc, Nguyễn Du đã chống lại lối tự sự khách quan của tiểu thuyết cũ. Nhà thơ đặt các sự kiện trong những hoàn cảnh đối lập và dùng ngôn ngữ để nêu cao sự đối lập ấy. Bên cạnh đó, Nguyễn Du đã tạo ra những con ngƣời cô độc tự tách mình làm hai trong dòng thời gian nội tâm” [65, tr. 111].

Ngồi không để làm gì? Tác giả để cho nhân vật tự chiêm nghiê ̣m, để thể hiện tâm tra ̣ng và suy tƣ về nhƣ̃ng gì đang diễn ra xung quanh mình . Mặc dù ngồi không nhƣng tâm tƣ và tình cảm nhân vật luôn vâ ̣n đô ̣ng, và hơn thế, ngồi không cũng làm cho nhân vâ ̣t trở nên nổi bâ ̣t , rõ ràng , sắc nét hơn giữa sự vật xoay xung quanh. Theo thống kê của Phan Ngo ̣c thì “Thúy Kiều ngồi một mình 17 đoa ̣n, Kim Tro ̣ng 7 đoa ̣n, Thúc Sinh 2 đoa ̣n, Hoạn Thƣ, Mã Giám Sinh mỗi ngƣời một đoạn , tổng cô ̣ng có đến 474 câu thơ, chiếm 15,5% trong toàn bô ̣ tác phẩm (…) Mô ̣t con số quá sƣ́c tƣởng tƣợng so với văn ho ̣c phong kiến lúc bấy giờ (…) cuô ̣c phiêu lƣu của hành đô ̣ng chấm dƣ́t để nhƣờng chỗ cho cái thế giới biến ảo , vô thƣờng của muôn vàn tâm tra ̣ng” [65, tr. 110].

Có thể thấy sau khi bán mình để làm tròn chữ hiếu , Kiều luôn luôn cô đô ̣c trên bƣớc đƣờng lƣu la ̣c , Kiều cô đô ̣c ở chốn lầu xanh Tú Bà , cô đô ̣c ở nhà Hoa ̣n Thƣ , cô đô ̣c trên bƣớc đƣờng cha ̣y trốn khỏi Quan Âm các tìm nơi an toàn cho bản thân, cô đô ̣c trong sƣ̣ mòn mỏi về cả thân xác lẫn tinh thần để đến khi cùng quẫn nhảy xuống sông Tiền Đƣờng , nàng vẫn luôn cô độc ngay cả khi trên đƣờng đi tìm cái chết. Ngƣời đọc nhớ đến Kim Tro ̣ng là h ình ảnh một quan nhân cô đơn , lạc lõng và luôn luôn đi tìm tình yêu của cuô ̣c đời mình , 15 năm vô vo ̣ng và kiếm tìm , Kim Trọng vẫn luôn cảm thấy cô độc mặc dù đã có gia đình và công danh . Không chỉ dành sự đơn độc cho các nhân vâ ̣t chính diê ̣n , Nguyễn Du còn cho các nhân vâ ̣t phản diện có lúc ngồi một mình nhƣ Mã Giám Sinh , Thúc Sinh, Hoạn Thƣ để đƣợc sống với nô ̣i tâm của mình , dù cho có giao tiếp với nhiều ngƣời trong các mối quan

hê ̣ khác nhau t hì họ vẫn tự tách mình vào thế giới nội tâm để theo đuổi những suy nghĩ riêng họ.

Nguyễn Du đã phần nào bƣớc qua khỏi quy phạm mỹ học của văn chƣơng trung đại, đã tránh đƣợc sự miêu tả nhân vật theo khuôn mẫu để dựng lên đƣợc nhiều nhân vật góc cạnh, có bề dày tâm lý, mang sức nặng của hiện thực, mặc dù nhân vâ ̣t đó chỉ “ngồi không” , tƣ̀ bỏ hành đô ̣ng để đi sâu vào nô ̣i tâm con ngƣời . Lịch sử của văn học Việt Nam trƣớc đó không có c on ngƣời cô đ ơn trong hê ̣ thống nhân vâ ̣t của tiểu thuyết cũ , thế nên khi nhƣ̃ng nhân vâ ̣t “cô độc” này bƣớc vào những trang viết của Nguyễn Du đã tạo nên sự đột phá về mặt nghệ thuật , đánh dấu sƣ́c sáng ta ̣o ở nhà văn cũng nhƣ mở ra một trang mới cho tiểu thuyết hiê ̣n đa ̣i. Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t bắt đầu xuất hiê ̣n bao gồm thời gian khách quan đối lâ ̣p với thời gian nô ̣i tâm, thời gian nô ̣i tâm ấy đƣợc đo bằng tình cảm , bằng cảm xúc. Ngoài ra, Nguyễn Du đã rất thành công khi xây dƣ̣ng con ngƣời cô đô ̣c đối lâ ̣p hiê ̣n ta ̣i với tƣơng lai, hoă ̣c quá khƣ́. Trong nô ̣i tâm Kiều luôn luôn có sự đan xen lẫn lộn những suy nghĩ đan cài về ba thì thời gian. Quá khứ ngọt ngào , viên mãn, còn hiện tại là cùng quẫn, khốn cùng và tƣơng lai đầy lo lắng, mơ hồ, vô đi ̣nh.

Nếu nhƣ trong tiểu thuyết cũ, một sƣ̣ kiê ̣n chỉ đƣợc nhắc đến một lần thì ở đây có thể nhắc la ̣i bao nhiêu lần cũng đƣợc , ví dụ nhƣ sƣ̣ kiê ̣n Kim Tro ̣ng – Thuý Kiều gă ̣p nhau ba lần, Kiều năm lần đánh đàn, năm lần nhớ quê, hai lần quyên sinh và hai mƣơi bốn lần khóc… là nhƣ̃ng sƣ̣ kiê ̣n đƣợc lă ̣p la ̣i trong cuô ̣c đời nhiều biến cố của Kiều nhƣng mỗi lần lă ̣p la ̣i ẩn chƣ́a nhƣ̃ng thông điê ̣p thẩm mỹ khác nhau .

Ngoài việc cho nhân vâ ̣t ngồi mô ̣t mình thì Nguyễn Du còn rút bớt hành đô ̣ng xuống mƣ́c tối thiểu trong khi nó là tất cả ở tiểu thuyết cổ : “Truyê ̣n Kiều chỉ có 575 câu tƣ̣ sƣ̣ (17,5% tác phẩm), tác giả đã lƣợc bỏ mƣu mô , gạt bỏ chi tiết , đây là mô ̣t sƣ̣ thay đổi lớn có du ̣ng ý . Đổi lại thế giới bên trong nhân v ật đƣợc miêu tả kỹ càng (…) Nguyễn Du tìm tâm tra ̣ng và phanh phui tâm tra ̣ng” [64, tr. 604]. Khi trao duyên, nguyên tác để cho Kiều trao duyên ngay khi Thúy Kiề u mới dƣ̣ đi ̣nh bán mình, còn Nguyễn Du lại dời chi tiết này lại , để sau khi xong xuôi việc lớn của gia

đình, Kiều trao duyên cho em vào đêm trƣớc ngày lên đƣờng theo Mã Giám Sinh đi Lâm Tri. Đó là thời khắc thiêng liêng , lƣu luyến, dai dẳng, dùng dằng trƣớc sự sẽ mất đi ngƣời mình yêu thƣơng , cho thấy Kiều là ngƣời con gái chín chắn , trƣởng thành. Khi theo Mã Giám sinh về đến trú phƣờng , Kiều luôn mang mô ̣t nỗi băn khoăn, rằng “Biết thân đến bƣớc la ̣ c loài – Nhị đào thà bẻ cho ngƣời tình chung” , tâm tƣ luôn nhớ mong về Kim Tro ̣ng và thể hiê ̣n sƣ̣ nuối tiếc , xót xa. Trong nguyên tác, Kiều không có phiến đoa ̣n tâm lý ấy , nàng chỉ làm 9 khúc ngâm than cho tình cảnh mình lấy p hải ngƣời chồng “ngu” , “đần”, “già”… mà thôi . Nguyễn Du gạt bỏ mƣu mô nhƣ Thúc Sinh cứu Thúy Kiều tƣ̀ nhà Tú Bà trong Kim Vân Kiều truyện

chiếm trên một phần hai mƣơi tác phẩm thì ở đây rút lại 6 câu. Ông gạt bỏ mọi chi tiết, dù chi tiết ấy hấp dẫn đến đâu. Mô ̣t vài ví du ̣ nhƣ thế để thấy rằng n hân vâ ̣t cƣ́ thế hành đô ̣ng dần ít đi , lắng xuống để dần cho cảm xúc phát tác , tác giả đã phơi bày trƣớc ngƣời đọc một quá trình phát triển tâm lý của nhân vật chính , trong đó nhƣ̃ng tra ̣ng thái tâm lý trong hình thƣ́c các phiến đoa ̣n nối tiếp nhau , bổ trợ cho nhau để thống nhất bô ̣c lô ̣ tính cách của mô ̣t con ngƣời.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, Nguyễn Du có tỏ rõ thái độ yêu ghét dành cho hai tuyến nhân vâ ̣t. Khác với tuyến nhân vật phản diện, đối với tuyến nhân vâ ̣t chính diê ̣n, gần nhƣ lúc nào tác giả có thái đô ̣ yêu thƣơng , nâng niu, trân tro ̣ng, đă ̣c biê ̣t là với Thúy Kiều . Tuy nhiên, điều khác biê ̣t ở Nguyễn Du so với các nhà văn cùng thời ở chỗ, lúc cần phân tích nội tâm sâu sắc của nhân vật thì ông vô cùng tỉnh táo , bám sát vào hoàn cảnh thực tế để tiến hành mổ xẻ cả những vấn đề nhạy cảm , khó bào chữa của cá nhân họ . Nguyễn Du luôn xem xét con ngƣời nhƣ là sƣ̣ thống nhất các yếu tố đạo đức , tâm lý và sinh lý. Nhƣ̃ng yếu tố này của con ngƣời lê ̣ thuô ̣c vào môi trƣờng đã sản sinh ra nó và nhƣ̃ng đô ̣ng cơ hành vi của con ngƣời bi ̣ quy đi ̣nh bởi nhƣ̃ng nguyên nhân xã hô ̣i . Thúy Kiều cũng nhƣ những nhân vật điển hình còn lại đƣợc Nguyễn Du triển khai tính điển hình thông qua lĩnh vực dùng phƣơng pháp phân tích tâm lý tàn nhẫn để nghiên cƣ́u thế giới nô ̣i tâm của Kiều cũng là cái quyết đi ̣nh hành vi và hành đô ̣ng của nàng trong nhƣ̃ng hoàn cảnh đƣợc đề ra . “Nguyễn

Du không lùi bƣớc trƣớc một sự thật nào, dù là tàn nhẫn hay khó nói ra nhất” [38, tr. 378].

Để nhìn thấy rõ nhất phƣơng pháp này , chúng ta cùng xem lại tiến trình tâm lý của Kiều trƣớc khi khuyên Tƣ̀ H ải đầu hàng triều đình , phải nói rằng đây là phân đoa ̣n tâm lý sắc sảo và khách quan nhất mà Nguyễn Du miêu tả về con ngƣời Thúy Kiều. Sƣ̣ lợi du ̣ng của Hồ Tôn Hiến đã làm cho con ngƣời cơ hô ̣i trong Kiều đƣợc dịp bùng phát . Ai cũng có hai mă ̣t của tính cách trong cá nhân mình nhƣng để làm rõ trắng đen và phanh phui cho ngƣời đọc thấy đƣợc tính chất đó trong nhân vật của mình thì không phải ai cũng làm đƣợc, đă ̣c biê ̣t là các nhà Nho đƣơng thời lúc đó . Mặc dù rất quý trọng Kiều, tác giả cũng không thể nƣơng nhẹ nhân vật mà phanh phui đến cùng tâm lý cơ hội của Kiều. Cuối cùng đạo đức vẫn là thứ đƣợc đƣa ra để bào chữa cho hành động đi ngƣợc với tính cách ban đầu của Kiều (hành động Kiều khuyên Từ Hải đầu hàng). Những phiến đoa ̣n tâm lý mà Nguyễn Du miêu tả về Kiều chân thành mà nói quá đúng với con ngƣời hiện thực , gần gũi với đời thƣờng bởi nhƣ̃ng toan tính , mƣu mô đang diễ n ra trong suy nghĩ Thúy Kiều , Nguyễn Du thâ ̣t tàn nhẫn khi để cho mô ̣t cô gái nhƣ Kiều đƣa ra cái đ ạo lý phong kiến đã thối rƣ̃a là trung – hiếu để bào chƣ̃a cho tất cả về cái chết của chồng . Phan Ngo ̣c còn phải thốt lên rằng “cá ch làm này không những ở Việt Nam, Trung Quốc không ai làm đƣợc mà ngay cả ở Châu Âu phải đợi đến Xtan-đan tức là sau 1830 mới có ngƣời làm đƣợc” [64, tr. 606]. Nguyễn Du đã cho ngƣời đo ̣c thấy sƣ̣ lo gic có thƣ̣c của nội tâm nhân vật Kiều , đó là cả quá trình suy tính trong đầu , chƣa bao giờ trong văn ho ̣c trƣớc đó mà la ̣i có nhân vâ ̣t nào suy nghĩ , toan tính về cái thiê ̣t hơn cho bản thân mình nhƣ Kiều. Nghĩ là vậy nhƣng khi đối mặt với Từ Hải để bắt đầu thực hiện kế hoa ̣ch đã đi ̣nh, Kiều la ̣i hành đô ̣ng trái với nhƣ̃ng gì mình nghĩ , Kiều đƣa ân huê ̣ triều đình lên trên và cái “lô ̣c tro ̣ng quyền cao” xuống dƣới cùng . Cùng một ngƣời nhƣng suy nghĩ và hành đô ̣ng la ̣i ngƣợc nhau, Nguyễn Du để cho Kiều lúng túng, dè dặt khi đối diê ̣n với Tƣ̀ Hải vì sƣ̣ toan tính cho bản thân, qua đó để cho ngƣời đo ̣c nhâ ̣n diê ̣n rõ hơn về nô ̣i tâm đa chiều , luôn giằng xé và bất đi ̣nh của nhân vâ ̣t . Nhƣ vâ ̣y, Thúy Kiều đƣợc cá thể hóa h ết sức rõ rệt và mang một tính cách cá nhân rất

xác định. Nhƣ̃ng xung đô ̣t và mâu thuẫn nội tâm tạo thành nền tảng cho những dùng dằng tâm lý dằng xé tâm hồn Thúy Kiều. “Nguyễn Du phân tích con ngƣời tới điểm tới hạn nhƣng lại biết tìm ra cái biện chứng pháp của tâm hồn. Về điểm này chỉ có Tolstoy mớ i sánh đƣợc. Nguyễn Du cắt nghĩa hành động đầu hàng của Kiều bằng cả một quá trình diễn biến” [64, tr. 606]. Không những vậy, Nguyễn Du đã đƣa vào tác phẩm cả một tiến trình phát triển tâm lý của nhân vật chính. Sau mỗi biến cố, Kiều càng ý thức hơn về cuộc sống của mình, biết thƣơng thân, lo cho bản thân nhiều hơn, điều này sẽ lý giải cho việc Kiều khuyên Từ Hải ra hàng để không phải sống cuộc đời bấp bênh nữa.

Có thể thấy tính cách của nhân vâ ̣t trong văn ho ̣c cổ không có quá trình . Còn với Nguyễn Du tính cách con ngƣời là một quá trình với nhƣ̃ng diễn biến phƣ́c ta ̣p , tính cách đó là sản phẩm của hoàn cảnh và môi trƣờng xã hội của nhân vật . Nhân vâ ̣t hành đô ̣ng trong nhƣ̃ng điều kiê ̣n nhất đi ̣nh và bi ̣ quy đi ̣nh bởi cách thƣ́c con ngƣời đấu tranh nhƣ thế nào để thƣ̣c hiê ̣n và thỏa mãn lợi ích hoă ̣c mu ̣c đích riêng tƣ của mình . Tính cách đó cũng là kết quả tác động của lối sống xã h ội tới ý thức con ngƣời. Có thể nhìn thấy rõ vấn đề này khi phân tích quá trình tính cách của từng nhân vâ ̣t cũng nhƣ những mâu thuẫn trong tâm lý , đă ̣c biê ̣t là đi sâu vào cái gọi là biện chứng pháp của tâm hồn - cụm danh tƣ̀ mà phê bình văn học dùng để gọi cách phân tích nội tâm của các nhà văn phản ánh quá trình phát triển khách quan của xã hô ̣i, của lứa tuổi và kinh nghiệm sống chính nhân vật . Kiều xuất hiê ̣n lúc đầu là cô gái ngây thơ , hiếu thảo, yêu kiều, chung thủy, đến đoạn sau khi đã đƣợc cọ xát với cuộc đời thì bắt đầu có sƣ̣ tính toán , tham lam và cơ hô ̣i . Hoạn Thƣ có phần ghê gớm, thủ đoạn, ghen tuông nhƣng đến cùng vẫn có sự chừng mực, chỉn chu của một giai cấp thống tri ̣. Thúc Sinh dại gái nhút nhát nhƣng chân thành . Tƣ̀ Hải anh hùng nhƣng hồ đồ. Kim Trọng chung thủy nhƣng hiếu sắc… Văn ho ̣c sau này hay dựa vào từng điểm một của tính cách để khen hay chê nhân vâ ̣t đó , do vâ ̣y, Truyê ̣n Kiều

chƣa bao giờ ngƣ̀ng hấp dẫn và thu hút của ngƣời đo ̣c nói chung và giới nghiên cƣ́u nói riêng quan tâm và bình luâ ̣n, “là mô ̣t thao trƣờng tranh cãi không bao giờ có thể chấm dứt đƣợc” [65, tr. 127].

3.2.2. Những phạm trù ngôn ngữ thể hiê ̣n tâm lý nhân vật

Nếu Nguyễn Du đã tạo ra những con ngƣời cô đ ộc, sau đó sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp phân tích tâm lý tàn nhẫn để đào sâu vào thế giới bên trong con ngƣời trong xã hô ̣i cũ thì việc đƣa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ thiên nhiên vào tác phẩm là những phạm trù chỉ mới xuất hiện lần đầu tiên trong văn học Việt Nam. Vẫn trung thành với thao tác luận, Phan Ngọc tiếp tục đi sâu vào những quan điểm sáng tác của Nguyễn Du trong các phạm trù ngôn ngữ, chứng minh phong cách của Nguyễn Du trở nên khác biê ̣t với các sáng tác đƣơng thời.

3.2.2.1. Ngôn ngữ tác giả - phân tích, lý giải những tâm lý khác nhau trong cùng một hoàn cảnh

Trong văn ho ̣c truyền thống , ngôn ngƣ̃ tác giả gần nhƣ không xuất hiê ̣n nhiều ngoài vai trò là ngƣời dẫn chuyện , tuân theo dòng ma ̣ch bên ngoài cốt truyê ̣n , chƣa có cá tính , chƣa có ngôn ngƣ̃ riêng biê ̣t . Vai trò của tác giả rất mờ nha ̣t với chƣ́c năng là kể viê ̣c, kể chuyê ̣n mô ̣t cách vô hồn , không có quan điểm, tƣ tƣởng, thái độ khách quan trƣớc mỗi sự việc , biến cố xảy ra trong cuô ̣c đời nhân vâ ̣t . Nhƣ vâ ̣y, trong câu chuyê ̣n , nhân vâ ̣t là tất cả , mọi hành động, mƣu mô đều không có sƣ̣ can thiê ̣p của tác giả . Trong truyện thơ Nôm nói chung và Truyện Kiều nói riêng, hệ thống này không chỉ đóng vai trò then chốt trong mô tả diễn biến cốt truyện, thể hiện tài năng và sự sáng tạo của tác giả mà còn cho thấy chiều sâu thẩm mỹ trong quá trình phản ánh đời sống văn hóa một thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)