Ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực và xu hướng tiệm cận ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 95 - 111)

Chƣơng 3 : CHI TIẾT VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

3.3. Vấn đề ngôn ngữ trong Truyện Kiều

3.3.2. Ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực và xu hướng tiệm cận ngôn ngữ

đời sống trong Truyện Kiều

Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX trong xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp nhân dân. Sâu sắc nhất vẫn là mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy nhằm đánh đổ bọn vua quan phong kiến thối nát. Rõ ràng, ở một đất nƣớc có sự khủng hoảng về chính trị, tƣ tƣởng và kinh tế thì sẽ có sự khủng hoảng về đạo lý. Nhiều nhà văn, kể cả những ngƣời xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội nhƣ Nguyễn Du đã bị ném vào giữa cuộc đấu tranh này, buộc họ phải rời môi trƣờng sống nhung lụa và trải nghiệm cái khốc liệt "nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay". Hiện thực phong phú, đa dạng nhƣng cũng đầy cơ cực đã phá vỡ các nguyên tắc sáng tác qui phạm mà trƣớc đây họ đƣợc đào tạo và đã tuân thủ. Họ sống cùng nhân dân, từ đó có điều kiện làm giàu thêm vốn từ vựng và kinh nghiệm sống, đồng thời nảy sinh những cảm hứng, những nhu cầu mới trong thể hiện nghệ thuật. "Mƣời năm gió bụi" cùng những năm tháng trở về quê hƣơng sống "dƣới chân Hồng Lĩnh", thâm nhập vào cuộc sống của quần chúng nhân dân, Nguyễn Du đã đƣợc nếm những khổ đau của cuộc đời, đem vào tác phẩm của mình tiếng nói đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong tác phẩm Truyện Kiều, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng ngoài ngôn ngữ có tính chất ƣớc lệ, tƣợng trƣng, lý tƣởng hóa ra thì còn có thành phần ngôn ngữ có tính chất hiện thực chủ nghĩa và ngôn ngữ bình dân. Hai thành phần ngôn ngữ này cùng hỗ trợ và bổ sung cho nhau, đƣợc xem nhƣ là những thành phần cơ bản tham gia kiến tạo ngôn ngữ văn hóa Truyện Kiều, cùng tạo nên thành công về mặt nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du. Nếu hệ thống từ ngữ bác học có đặc

tính biểu tƣợng, khái quát, hàm súc thì với ngôn ngữ bình dân, tính cụ thể, chi tiết, rõ ràng lại nặng về miêu tả.

Ngôn ngữ Thuý Kiều trong 15 năm lƣu lạc mang nhiều yếu tố của đời sống thực, chuyển dần từ ƣớc lệ, tƣợng trƣng sang hiện thực chủ nghĩa khi Kiều bị cuộc đời vùi dập. Tuy nhiên, sự thay đổi đó biến chuyển dần dần và không thể đòi hỏi Thuý Kiều thay đổi hẳn ngôn ngữ của mình vì nhƣ vậy sẽ làm cho nhân vật thiếu tính thống nhất. Nhƣng rõ ràng chúng ta có thể tìm thấy sự phá vỡcác nguyên tắc ƣớc lệ trong ngôn ngữ Thuý Kiều khi nàng đối đáp với Tú Bà, mắng nhiếc Sở Khanh, hay than thở với Thúc Sinh. Ở đây, ngôn ngữ Thuý Kiều nhiều khi đạt đến mức độ sinh động của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong đời sống, đặc biệt là khi cô tiếp xúc, va chạm với những nhân vật phản diện: “Nàng rằng: thôi thế thì thôi - Rằng không thì cũng vâng lời rằng không”. Và khi Sở Khanh tráo trở định hành hung thì Thuý Kiều mắng lại: “Đem ngƣời đẩy xuống giếng khơi - Nói rồi, rồi lại ăn lời đƣợc ngay”; “Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai”. Kiểu nói này dƣờng nhƣ không hợp với tính cách đoan trang của một ngƣời con gái sinh trƣởng trong một gia đình nề nếp nhƣ Thúy Kiều. Nhƣng đây là một sự phản kháng gay gắt, quyết liệt biểu hiện sự phẫn uất, khinh bỉ đến tột cùng. Đối với ngôn ngữ bình dân , cụ thể ở đây là hê ̣ thống tƣ̀ láy, hƣ tƣ̀, tƣ̀ cổ, tƣ̀ đi ̣a phƣơng tiếng Viê ̣t… đã đƣợc ông sƣ̉ du ̣ng để góp phần miêu tả bức tranh đa diện của hiện thực , miêu tả nhân vâ ̣t , ngôn ngƣ̃ nhân vâ ̣t (đă ̣c biê ̣t là nhƣ̃ng nhân vâ ̣t phản diê ̣n ), thể hiê ̣n tính triết mỹ, văn hóa của nghê ̣ thuâ ̣t tác phẩm . Thúy Kiều cũng có lúc chửi tục, có lúc chì chiết, có lúc đanh đá: “Chém cha cái số hoa đào, Gỡ ra, rồi lại buộc vào nhƣ chơi”. Đây chính là ngôn ngữ bình thƣờng của đời sống dùng trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Loại ngôn ngữ này cũng có sắc thái biểu cảm, nhƣng không gay gắt. Nó là thứ ngôn ngữ chung của toàn xã hội, mọi ngƣời đều có thể sử dụng. Nói nhƣ Đặng Thanh Lê thì nguyên nhân là bởi “thực tiễn cuộc sống là cơ sở sâu xa quyết định tính chất ngôn ngữ con ngƣời” [42, tr. 240].

Có thể nói, trừ trƣờng hợp cá biệt nhƣ Hồ Tôn Hiến, còn lại hầu hết các nhân vật Truyện Kiều đều sử dụng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ dân gian trong đối thoại. Ngay cả hai nhân vật là Kim Trọng và Từ Hải từ đầu đến cuối tác phẩm đều thiên về tính chất lý tƣởng nhƣng tình cảm tƣ duy nhân văn chủ nghĩa của họ mang màu sắc chân thực sinh động. Ta nhìn thấy những lời nói bình dị của đời sống hiện thực ở Từ Hải nói với Kiều khi Kiều nhớ nhà “Huống chi việc cũng việc nhà”, còn Kim Trọng lại bùi ngùi “Rằng: Hay thì thật là hay – Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào…”. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê thì có ba nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời sống nhiều nhất là Thúy Kiều, Tú Bà và Hoạn Thƣ. Nguyên nhân là bởi ba nhân vật này luôn “xuất hiện vào những trƣờng hợp kịch tính cao nhất trong cuộc sống” [42, tr. 242]. Lời ăn tiếng nói của các nhân vật này rất tự nhiên, Thúy Kiều nói những lời đầy chua xót “Cũng đừng tính quẩn lo quanh – Tan nhà là một thiệt mình là hai”; Hoạn Thƣ thì “Lòng riêng riêng những kính yêu - Chồng chung chƣa dễ ai chiều cho ai”; Đặc biệt với nhân vật mụ chủ chứa, Nguyễn Du cũng đã khai thác triệt để sắc thái biểu cảm mạnh, tính hình tƣợng và cái gai góc của lớp từ khẩu ngữ tự nhiên và thành ngữ tiếng Việt, để xây dựng nên những lời nói nhân vật sắc cạnh và độc đáo nhƣ Tú Bà: “Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân - Buồn mình trƣớc đã tần mần thử chơi - Màu hồ đã mất đi rồi - Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma”. Dẫu không có một lời chửi thề, một từ tục bậy nào, ngƣời ta vẫn thấy lời nói của mụ chủ chứa hết sức nanh nọc, côn đồ, tục tĩu, thô bỉ. Ngôn ngữ của Truyện Kiều, nói nhƣ nhà nghiên cứu Phan Mậu Cảnh, “không chỉ chiếm lĩnh ở đỉnh cao về nghệ thuật sử dụng tiếng Việt mà còn có vai trò hiếm có trong việc đóng góp vào kho tàng từ vựng tiếng Việt một hệ thống từ ngữ mới, đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân” [7, tr. 1215].

Khác với những tác gia cùng thời, Nguyễn Du đã đƣa vào tác phẩm của mình những lời nói khẩu ngữ, có quê mùa, thô kệch, qua sự sáng tạo của nhà thơ, lớp từ đó không mất đi sự châm biếm sâu cay khi đƣa vào miêu tả tính cách nhân vật. Nguyễn Du thông qua cách sử dụng ngôn ngữ hội thoại với những lời nói khẩu ngữ hiện thực, bám sát ngôn ngữ đời thƣờng, mang tính chất “chợ búa” nhƣ Tú Bà, Sở

Khanh…, tác giả đã tạo dựng nên những hình tƣợng chân thực với những góc cạnh của cuộc sống. Vì vậy, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều trở thành điển hình nghệ thuật của văn chƣơng cổ điển Việt Nam. Nguyễn Du cũng đã sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân trong đời sống hàng ngày vào Truyện Kiều khiến cho tác phẩm trở nên thân thuộc gần gũi và mang đậm tính dân tộc. Sức ảnh hƣởng, lan tỏa của

Truyện Kiều rất phong phú và đa dạng, nó vƣơn đến mọi tầng lớp trong xã hội, khi tập thơ của Nguyễn Du còn chép bằng chữ Nôm, nhiều ngƣời tuy không đƣợc đi học và biết chữ, chỉ nhớ thuộc lòng Truyện Kiều nhƣng đã mò mẫm tự học thuộc. Sở dĩ Truyện Kiều đƣợc lƣu truyền và phổ biến rộng rãi trong dân gian là vì Nguyễn Du đã sử dụng tiếng Việt một cách linh động, nhuần nhuyễn, đa dạng và hợp lý. Đánh giá vấn đề này, Đặng Thai Mai cho rằng: “Ngƣời dân Việt Nam bất kì thuộc về tầng lớp nào, không ai là không thích nghe kể Truyện Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều. Ngƣời ta nhớ từng đoạn và dẫn dụng vào câu chuyện hàng ngày, khi nói đến nhân tình thế thái (…), và Truyện Kiều đƣợc xem nhƣ một bản linh kinh có thể báo cho ngƣời ta những may rủi trên đƣờng đời” [2, tr. 165-166].

Tiểu kết: Có thể thấy chi tiết nghệ thuật không bao giờ đứng ngoài , đƣ́ ng đô ̣c lâ ̣p với tính cách , tâm hồn nhân vật mà nó bổ trợ , tôn thêm sƣ̣ sống cho nhân vâ ̣t luôn sinh đô ̣ng, cụ thể và điển hình . Nhƣ vâ ̣y, với nhƣ̃ng tính cách điển hình và chi tiết chân thƣ̣c , đắt giá đã ta ̣o ra nhƣ̃ng con ngƣời thƣ̣c hơn nhƣ̃ng con ngƣời thƣ̣c . Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh , Hoạn Thƣ… vốn là những danh từ riêng giờ đây lại trở thành những danh từ chung chỉ những hạng ngƣời trong xã hội . Điển hình hóa trong văn học bao giờ cũng kết lại ở nhân vật điển hình . Bản chất của xây dựng các nhân vật điển hình đã là một nghệ thuật …“Với nhà Nho , cái giống thực , cái hàng ngày thuộc về phạm trù xã hội , nó đồng nghĩa với cái xấu , cái ác. Theo chúng tôi, chỉ có thể nói đến chủ nghĩa hiệ n thƣ̣c của truyê ̣n Nôm bác ho ̣c – kể cả Truyê ̣n Kiều một khi sƣ̣ phân biê ̣t đối xƣ̉ hàm chƣ́a ý vi ̣ triết ho ̣c nói trên bi ̣ xóa bỏ” [88, tr. 114]. Các nhân vật ph ản diện đƣơ ̣c miêu tả theo xu hƣớng tả thƣ̣c là vì chúng tiêu biểu ch o chủ nghĩa đi ̣nh mê ̣nh , chúng là cái xấu , cái ác hiện hình chứ không có nghĩa chúng là loại nhân vật hiện thực chủ nghĩa.

Nhƣ đã nói , hê ̣ thống ngôn ngƣ̃ nghê ̣ thuâ ̣t Truyê ̣n Kiều là cả một thế giới phong phú, đa da ̣ng, sâu sắc, là một phức thể đa chiều kích , đa nghĩa và giàu giá tri ̣ hiê ̣n thƣ̣c. Càng đi sâu vào tìm hiểu , chúng ta càng phát hiện thêm nhiều điều mới lạ, đô ̣c đáo. Nhờ cái nhìn khách quan tôn trọng hiện thực và sự cách trân trọng sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Du đã dùng ngôn ngữ sinh hoạt đời thƣờng và văn học dân gian để tái hiện ngôn ngữ tự nhiên trong ngôn ngữ nhân vật với tất cả những dáng vẻ của nó "dƣới hình thức của bản thân đời sống", tạo nên ngôn ngữ của CNHT. Chúng ta có thể thấy nhân vật Truyện Kiều có khi nói ngôn ngữ có tính chất ƣớc lệ nhƣng lại tràn đầy nội dung hiện thực, không công thức. Rõ ràng tác giả có dụng ý vận dụng nó nhƣ một phƣơng tiện để bộc lộ tính cách nhân vật. Nguyễn Du không thoát ly khỏi truyền thống, nhƣng Nguyễn Du đã sáng tạo rất nhiều trên cơ sở truyền thống ấy. Chúng tôi đồng tình với quan niệm cho rằng văn học hiện thực nhƣ là một hiện tƣợng có tính phổ quát đối với mọi nền văn học , trong mo ̣i hình thái vốn có, con đƣờng phát triển của tƣ duy văn ho ̣c các dân tô ̣c cuối cùng cũng dẫn đến CNHT. Sau khi ra đờ i , Truyê ̣n Kiều đã thƣ̣c sƣ̣ trở thành món ăn tinh thần cho bao thế hê ̣ ngƣời đo ̣c Viê ̣t Nam , là một tác phẩm có vị trí đỉnh cao trong lịch sử phát triển của văn ho ̣c Viê ̣t Nam, là sách giáo khoa quốc văn cần phải đọc ở các bậc học , là một đối tƣợng nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên luận khoa học . Đúng nhƣ Phan Mậu Cảnh đã khẳng định: “Ở Việt Nam 200 năm đã trôi qua kể từ ngày

Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời. Thử hỏi có tác phẩm nào ở nƣớc ta đƣợc bàn luận và đánh giá nhiều nhƣ Truyện Kiều, có tác phẩm nào có sức sống lâu bền, đi vào ngôn ngữ và sinh hoạt văn hóa quảng đại hơn Truyện Kiều” [7, tr. 1213].

KẾT LUẬN

CNHT trong văn học với tƣ cách là một trào lƣu và phƣơng pháp sáng tác văn học có lí luận dẫn đƣờng, xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX trên cơ sở sáng tác của các nhà văn hiện thực tiêu biểu của châu Âu và Nga. Các trào lƣu xuất hiện trong văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, CNHT với tƣ cách là phƣơng pháp sáng tác luôn có nhiều ý kiến tranh cãi, cho rằng CNHT có từ thời cổ đại, trải qua những giai đoạn phát triển của văn học và ở từng giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau. Luận điểm trên xuất phát từ chỗ đề cao chủ nghĩa duy vật, dẫn tới có sự đề cao quá mức CNHT, coi đó là phƣơng pháp sáng tác đúng đắn nhất và có giá trị nhất. Đề cao hiện thực, CNHT nhƣ một giá trị hơn hẳn các phƣơng pháp sáng tác khác.

Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng nằm trong sự tranh luận và thu hút rất nhiều các ý kiến trái chiều từ các nhà nghiên cứu, phê bình. Đây là tác phẩm duy nhất của văn học trung đại có sức sống trƣờng tồn và tốn nhiều giấy mực của giới văn học khi câu hỏi có hay không CNHT trong sáng tác của Nguyễn Du, cụ thể ở đây là tác phẩm Truyện Kiều. Xét cho cùng, CNHT chỉ có thể ra đời và phát triển trên nhƣ̃ng cơ sở của nhƣ̃ng tiền đề văn hóa – xã hội nhất định . Khi nền văn ho ̣c hiê ̣n thƣ̣c cổ điển phƣơng Tây dần đi đến hồi kết thúc để chuyển sang mô ̣t hình thái khác vào cuối thế kỷ XIX , thì đến đầu thế kỷ XX văn học Việt Nam vẫn trong bối cảnh một nền văn học địa phƣơng và khu vực với những đặc điểm lịch sử xã hội riêng. Phải đến nh ững năm 20 của thế kỷ XX , văn ho ̣c Viê ̣t Nam mới có nhƣ̃ng khởi đô ̣ng đầu tiên của hình thái hiê ̣n đa ̣i thay cho mô hình trung đa ̣i đã tồn ta ̣i hàng nghìn năm trƣớc đó . Vì thế có thể khẳng định , Nguyễn Du đã không bi ̣ ảnh hƣởng bởi quyết đi ̣nh luâ ̣n của các nhà chủ nghĩa Marx .Thực ra khi sáng tác Truyện Kiều,

Nguyễn Du đã phá bỏ giới hạn mĩ học cổ truyền nhƣng chƣa hề nghĩ tới khái niệm CNHT. Xét về phƣơng diện ý thức hệ và quan điểm phản ánh hiện thực của Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy dù ông có những tiến bộ so với thời đại mình song vẫn chƣa vƣợt ra khỏi tƣ tƣởng, quan điểm thẩm mỹ phong kiến,vẫn chi ̣u sƣ̣ chi

phối của ý thƣ́c hê ̣ phong kiến thống tri ̣, làm cho thế giới quan của con ngƣời bị bó hẹp và quan h quẩn trong nhƣ̃ng khuôn phép cũ , vẻ đẹp của con ngƣời chỉ đƣợc nhìn qua phẩm chất đạo đức , trong chuẩn mƣ̣c của xã hô ̣i cũ . Đây là quan điểm của Nguyễn Du và quan điểm ấy có nhiều điều gần với CNHT. Đối với các nhà nghiên cứu, có một nhóm cố chứng minh có CNHT trong Truyện Kiều thì lại mâu thuẫn khi không đi tới cùng của luận điểm nhằm làm sáng tỏ bản chất của CNHT, những ngƣời phủ quyết vấn đề CNHT trong Truyện Kiều lại chƣa nói đầy đủ để phản đối vấn đề này nhƣ thế nào hoặc những ngƣời khác chỉ nói một cách rất chung chung, không cụ thể.

Nói về vấn đề của CNHT cũng nhƣ đi vào chứng minh xem có hay không CNHT trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều bàn đến một số đặc điểm phổ biến của CNHT nhƣ điển hình hóa, tính khách quan và sự chân thực của chi tiết, phƣơng thức thể hiện bao gồm nghệ thuật miêu tả tâm lý và vấn đề ngôn ngữ trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy rằng, dù Nguyễn Du đã chạm tới ngƣỡng cửa của CNHT nhƣng chƣa hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để cho ra đời một CNHT theo đúng nghĩa là một phƣơng pháp sáng tác.Văn học hiện thực nói đến chi tiết, suy cho cùng làm cho nhân vật trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn, điển hình hơn và làm cho g ần với đời sống hơn. Nguyễn Du đã cho ngƣời đọc đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 95 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)