Ước lệ, tượng trưng, lý tưởng hóa và những phương thức biểu hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 92 - 95)

Chƣơng 3 : CHI TIẾT VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

3.3. Vấn đề ngôn ngữ trong Truyện Kiều

3.3.1. Ước lệ, tượng trưng, lý tưởng hóa và những phương thức biểu hiện

góc độ ngôn ngữ

Xã hội phong kiến là xã hội của tôn ti trật tự, của những giềng mối không ai có thể xâm phạm đƣợc nhằm củng cố nền thống trị phong kiến, đè bẹp sự phản kháng của nhân dân chống lại mọi sự áp bức bóc lột. Cá nhân không đƣợc biết đến, mọi ý thức về tự do, mọi biểu hiện sáng tạo đều bị bóp nghẹt. Nguyễn Du đã sống ở thời kỳ xã hội này và không thể không sử dụng những hình thức, những cách thức, những khuôn khổ có sẵn trong điều kiện lịch sử nhƣ thế. GS Lê Đình Kỵ đã chỉ ra rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đi từ ngôn ngữ ƣớc lệ, tƣợng trƣng đến dần với ngôn ngữ của đời sống nhân vật, “ƣớc lệ mà vẫn hồn nhiên chân thực, vẫn chứa chan tình tứ và cảm xúc” [38, tr. 406]. Để có đƣợc những chân dung nhân vật sắc nét, hai tuyến nhân vật tƣơng phản nhau trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tối đa những ngữ liệu văn hóa để tái hiện các khuôn hình khác nhau của một không gian văn hóa trung đại. Dƣới lăng kính mỹ học cổ điển, tuyến nhân vật chính diện đƣợc nhà thơ xây dựng theo quan điểm thẩm mỹ hóa, đạo đức hóa và tích cực hóa theo những công thức điển phạm, quy củ và chịu sự ràng buộc của thi pháp văn học cổ. “Các nghệ sĩ thời quân chủ chỉ múa có một tay, một tay họ bị buộc vào truyền thống từ chƣơng cổ” [65, tr. 303].

Có thể thấy rằng Nguyễn Du chỉ sử dụng công thức điển phạm với nghê ̣ thuâ ̣t ƣớc lệ , tƣơ ̣ng trƣng , lý tƣởng hóa với nhân vật chính diện mang nhân cách cao thƣợng, mẫu mực, cái cao quý, hoàn mĩ, lý tƣởng… Với việc sử dụng nhiều từ ngữ trang nhã, quý phái, nhiều điển tích cố, hay còn gọi là từ ngữ bác học, đây cũng là quan niệm thẩm mỹ bắt nguồn từ quan niệm của Nho gia. Điều này không xảy ra với tuyến nhân vật phản diện vì đây là nhóm nhân vật đối lập, phản đề với nhân vật chính diện, nhà thơ sử dụng hàng loạt những từ ngữ thuần Việt (ngữ liệu chuyển dịch), ngôn ngữ có nhiều thành phần hiện thực chủ nghĩa để phân tích tính hiện thực của các đối tƣợng này, cái tầm thƣờng mới đáng gọi một cách nôm na xách mé. Sự

phân biệt đối xử trong hệ thống thủ pháp miêu tả dành cho hai loại nhân vật không phải là cái riêng biệt của Truyện Kiều. Tuy nhiên, cái khác biệt mà Nguyễn Du làm đƣợc là khi có sự chuyển hóa ở cốt truyện vận động, thành phần ƣớc lệ trong ngôn ngữ tuyến nhân vật chính sẽ bị phá vỡ dần và thành phần hiện thực chủ nghĩa đƣợc tăng cƣờng khi con ngƣời đi sâu vào cuộc sống nhiều xung đột, khiến cho văn chƣơng dần trở nên gần gũi với cuộc sống hơn. Vấn đề này đƣợc Nguyễn Lộc nghiên cứu rất kĩ trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX từ góc độ thi pháp. Tất cả những hệ thống ngôn ngữ này đều chứa tính khái quát, tính hình tƣợng gợi mở, kích thích sự liên tƣởng ở ngƣời đọc mà bản thân chúng đƣợc thể qua một hình thức cô đọng, hàm súc, trang nhã, linh hoạt, đa dạng. Những nền tảng đó đã phú cho ngôn ngữ tác phẩm những lớp nghĩa đặc thù tác động đến tƣ duy thẩm mỹ, quá trình tiếp nhận của ngƣời đọc. “Nguyễn Du chỉ mới đạt đƣợc ngôn ngữ hiện thực khi đề cập tới nội tâm, nhƣng chƣa có thể đạt đƣợc ngôn ngữ hiện thực khi đề cập tới những hiện tƣợng khách quan” [65, tr. 305]. Chính vì vậy, khi miêu tả xã hội, con ngƣời hay phần nào thiên nhiên, ông chƣa thoát khỏi ngôn ngữ truyền thống hãy còn đậm đà màu sắc ƣớc lệ.

Truyện Kiều, tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng gắn liền với hình thức cũng nhƣ nội dung thể hiện, thậm chí cả với cách tiếp cận thực tại. Đây là những thói quen cảm nhận cuộc sống vốn mang tính đặc trƣng của riêng văn học trung đại. Lê Đình Kỵ trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du cũng khẳng định bút pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng cũng là yếu tố làm nên vẻ đẹp của Truyện Kiều dƣới dạng ràng buộc, hạn chế. “Ở Truyện Kiều, những loan, phƣợng, uyên ƣơng, yến oanh, ong bƣớm, mây mƣa, hoa nguyệt, trúc mai, bồ liễu, lá thắm, chỉ hồng, chim xanh, đƣờng mây, ngõ hạnh, dặm phần, hồng, cúc, huệ, lan, đào, mận, tuyết sƣơng… đã vƣợt quá tính cách tu từ, mà đi vào tƣ duy nghệ thuật (…), Nguyễn Du thƣờng dùng những ẩn dụ lấy từ cỏ cây cầm thú đƣợc xem nhƣ là những tƣợng trƣng cho những hạng ngƣời nhất định, cho những nét nội tâm hay ngoại hình nhất định” [38, tr. 407]. Nguyễn Du đã “gói ghém, vây bọc các nhân vật của mình trong lụa là gấm vóc” và “phong cảnh ông miêu tả cũng không phải chỉ thuộc bút pháp riêng, tuyệt

nhiên không vƣợt ra ngoài khuôn khổ phong, vân, tuyết, nguyệt, xuân, hạ, thu, đông” [38, tr. 392].

Đặc điểm nổi bật của tính ƣớc lệ trong việc miêu tả nhân vật Truyện Kiều là việc tác giả đã sử dụng rộng rãi và nhất quán các biểu tƣợng rút ra từ thiên nhiên làm công cụ miêu tả. Ngoại hình của các nhân vật chính diện nhƣ Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải đều đƣợc miêu tả một cách ƣớc lệ từ những khuôn hình mang hơi hƣớng của văn học Trung Hoa, trong đó vai trò của các yếu tố thiên nhiên là đặc điểm nổi bật. Nguyễn Du biết sử dụng những điển cố đã trở thành phổ biến trong đời sống nhân dân, mƣợn ý tứ, hình ảnh từ thơ ca Trung Quốc xƣa, kết hợp với những từ Hán Việt, những hình ảnh đƣợc chắt lọc từ ca dao dân tộc, những hoán dụ, ẩn dụ, định ngữ nghệ thuật để tạo nên yếu tố ƣớc lệ cho ngôn ngữ nhân vật, điều này cũng giúp cho lời nói nhân vật vừa tế nhị, vừa thể hiện đƣợc sự kiên quyết, có sức thuyết phục cao đối với nhận thức và tình cảm của độc giả.

Văn học phong kiến xây dựng nhân vật thiên về tính chất lý tƣởng hoá ở các nhân vật chính diện và quan niệm những nhân vật này thuộc phạm trù cao cả, cho nên nó phải là những con ngƣời phi thƣờng. Mọi đối tƣợng muốn đƣa vào nghệ thuật, văn chƣơng, trƣớc hết, theo con mắt thẩm mỹ đƣơng thời, chúng phải đƣợc quan niệm là cao sang, là thuần khiết, là đẹp. Đúng nhƣ GS Lê Đình Kỵ đã nói: “Tính ƣớc lệ của Truyện Kiều không nhất thiết là một nhƣợc điểm, càng không phải là một khuyết điểm” mà “nó nằm trong hệ thống nghệ thuật, nói lên một phƣơng thức tƣ duy hình tƣợng, nó tuân theo những quy cách, những khuôn khổ, những mỹ từ có sẵn mà vẫn giữ đƣợc sinh động, chân thực” [38, tr. 417].

Nhân vật chính diện mang những giá trị chân - thiện - mỹ, mang lý tƣởng, quan điểm tƣ tƣởng, quan điểm đạo đức, mỹ học của tác giả và của thời đại. Nhân vật phản diện là sự hội tụ những gì ngƣợc lại. Nó thuộc phạm trù cái xấu, cái thấp hèn, và nhiều khi thuộc cả phạm trù của cái hài nữa. Nhƣ vậy, có thể nói, ngôn ngữ ƣớc lệ, tƣợng trƣng đã hiện diện ở khắp mọi nơi, từ miêu tả thiên nhiên, con ngƣời, giới thiệu nhân vật, nêu sự kiện, cho đến lời kể chuyện, phẩm bình của tác giả.

Nguyễn Du đã kết thúc Truyện Kiều theo ƣớc mơ và theo lối lý tƣởng hóa, với công thức sẵn có. Lối kết thúc có hậu này là sự ảnh hƣởng của các truyện dân gian, của các truyện Nôm khuyết danh, của tuồng, chèo… Điều đó cho thấy tƣ tƣởng thẩm mỹ trong sáng tác của nhà thơ vẫn bị ảnh hƣởng của văn học của thời đại mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)