Chi tiết trong hành động của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 69 - 77)

Chƣơng 3 : CHI TIẾT VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

3.1. Chi tiết nghệ thuật

3.1.2. Chi tiết trong hành động của nhân vật

Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại ngƣời Nga M.Gorki từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Cái làm nên tầm vóc của nhà văn không hẳn là quy mô tác phẩm mà chính là “chi tiết” – yếu tố đôi khi đƣợc coi là nhỏ, là vặt vãnh... Đi sâu vào khám phá tác phẩm Truyê ̣n Kiều , khác với các nhà văn đƣơng thời, Nguyễn Du đánh giá cao viê ̣c sƣ̉ du ̣ng chi tiết trong tác phẩm văn ho ̣c , thƣờng xuyên lă ̣p la ̣i các chi tiết nghê ̣ thuâ ̣t đô ̣c đáo có thể làm bộc lộ bản chất nhân vật.

“Nguyên tắc xây dƣ̣ng hình tƣợng ở đây với đă ̣c điểm đầu tiên là có cá tính hóa rõ nét, đối lâ ̣p với tính chất phi ngã trong khuynh hƣớng cổ điển” [55, tr. 139]. Chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, Nguyễn Du đã xây dƣ̣ng nên nhƣ̃ng nhân vâ ̣t Thúy Kiều , Tú Bà, Mã Giám Sinh , Sở Khanh, Hoạn Thƣ… đều là những nhân vâ ̣t có cá tính hóa rõ nét , nó là “con ngƣời này” nhƣ Helgel đã nói , đƣợc khắc họa bằng nhiều chi tiết cụ thể nhƣng có sức khái quát cao, phản ánh đƣợc diện mạo, bản chất con ngƣời và bộ mặt của xã hội. Phải nói là chƣa có ai viết về chi tiết trong

Truyê ̣n Kiều hay bằng Lê Đình Ky ̣ , ông khẳng đi ̣nh với ngƣời đo ̣c rằng “Ở Truyê ̣n

Kiều, chân lý nghê ̣ thuâ ̣t không chỉ dƣ̀ng la ̣i ở cái đa ̣i thể , mà đã đi vào tiểu tiết và cả chi tiết . Với Nguyễn Du , điều quan tro ̣ng không chỉ là ở bản thân sƣ̣ viê ̣c mà nhân vâ ̣t làm, mà còn là ở cái cách mà nhân vật làm việc ấy nữa” [38, tr. 366]. Mô ̣t nét mặt, mô ̣t màu da , mô ̣t dáng điê ̣u , mô ̣t cƣ̉ chỉ , mô ̣t tƣ thế , không chỉ là cái bên ngoài, mà thông qua đó có thể làm hiển hiện ra cái thần của nhân vật . Đây là nhƣ̃ng chi tiết dù nhỏ nhƣng la ̣i là cơ sở để ng ƣời đọc tiếp nhận hiểu đƣợc thế giới nghệ thuâ ̣t, ý đồ sáng tạo của tác giả . Qua chi tiết, chúng ta lắng nghe đƣợc điều nhà văn muốn nói, thái độ, tình cảm, tƣ tƣởng của nhà văn muốn nhắn nhủ . Nguyễn Du đã xây dƣ̣ng đƣợc nhƣ̃ng nhân vâ ̣t bất hủ và đã phản ánh mô ̣t cách sâu sắc thƣ̣c tế xã hô ̣i đƣơng thời thông qua nhƣ̃ng con ngƣời cu ̣ thể khác nhau . Lê Đình Ky ̣ cũng

nhấn ma ̣nh đến tuyến nhân vâ ̣t phản diê ̣n bởi đây là nhƣ̃ng nhân vâ ̣t gần với hiê ̣ n thƣ̣c nhất, đă ̣c biê ̣t là khi đƣa vào ngoa ̣i hình nhân vâ ̣t ít nhiều chất liê ̣u của cuô ̣c sống, điều mà ít thấy ở nhƣ̃ng nhân vâ ̣t phản diê ̣n trong văn ho ̣c phong kiến : “Trong

Truyê ̣n Kiều, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh không chỉ gắn liền nhau bởi cái ngôi hàng buôn thịt bán ngƣời , hơ ̣p thành mô ̣t tuyến nhân vâ ̣t không lẫn lô ̣n đƣợc , nhƣ đúc kết ngay tƣ̀ đời sống” [38, tr. 230]. Theo phƣơng pháp nhâ ̣n diê ̣n này thì “trƣ̀ Kim Tro ̣ng là nhân vâ ̣t thuần túy lý tƣ ởng, còn thì nhân vật Truyê ̣n Kiều trƣ̣c tiếp hay gián tiếp, đều tiêu biểu cho những lực lƣợng xã hội nhất định” [38, tr. 319].

Chi tiết ta ̣o ra sƣ̣ chân thƣ̣c của tính cách khi nó thể hiê ̣n đúng bản chất sƣ̣ vâ ̣t dƣới da ̣ng sinh đô ̣ng, dễ gây ấn tƣợng . Nguyễn Du tuy không miêu tả thâ ̣t chi li , toàn diện ngoại hình các nhân vật tuyến phản diện nhƣng ông đã đi theo hƣớng miêu tả cu ̣ thể , giống nhƣ thâ ̣t . Nguyễn Du đã quan sát và miêu tả mô ̣t vài chi tiết thật tiêu biểu cho bản chất nhân vâ ̣t . Qua màn kịch "vấn danh", Nguyễn Du đã lột trần đƣợc chân tƣớng của một tên buôn thịt bán ngƣời Mã Giám Sinh , cái vẻ “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” của Mã Giám Sinh với cái tuổi khá cao theo quan niê ̣m xƣa , tƣ̣ nó đã chứng minh cái nghề nghiệp của gã. Mã Giám Sinh hội tụ đầy đủ những yếu tố của mô ̣t gã ăn chơi, cờ ba ̣c, mê sắc đe ̣p, ra vào că ̣p kè ở nhà chƣ́a… tất cả điều đó làm cho họ Mã có một vẻ rất riêng . Để tạo nên sƣ̣ hoàn chỉnh ở nhân vật này , Nguyễn Du còn xây dƣ̣ng thêm hành đô ̣ng vô ho ̣c và luôn tỏ ra cái tƣ thế của kẻ làm chủ cuộc chơi: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” hoă ̣c hay chăng , Mã Giám Sinh làm thế cũng vì thói quen nghề nghiệp tr ƣớc đó. Sƣ̉ du ̣ng một chữ “tót” thật đắt, cô ̣ng thêm chi tiết "mặc cả", “cò kè” một cách ti tiện thể hiện thƣ̣c chất màn kịch lễ "vấn danh" chỉ là canh "buôn thịt bán ngƣời" mà thôi, đồng thời nhà thơ đã phơi bày, lột tả đến tận cùng loại ngƣời ô trọc, cặn bã của xã hội, quen thói ứng xử chợ búa. Chỉ với tám câu thơ lu ̣c bát, Nguyễn Du đã làm hiện lên chân dung họ Mã chính xác tới từng chi tiết. Từ tuổi tác, ngoại hình đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động… tất cả chỉ là một tên lai lịch mờ ám, giả danh, phù phiếm. Điều này cũng cho thấy Nguyễn Du cũng cá thể hóa đƣợc nhân vâ ̣t mô ̣t cách thâ ̣t sắc sảo, sống đô ̣ng, chân thƣ̣c.

Tú Bà đƣợc giới phê bình đánh giá là một nhân vật điển hình xuất sắc của Nguyễn Du. Không chỉ là p hƣờng lƣu manh, dân anh chi ̣ trong xã hô ̣i cũ mà Tú Bà còn là tay trùm lƣu manh điều khiển mọi hoạt động của lầu xanh cũng nhƣ là đầu mối chỉ đa ̣o viê ̣c thu mua , lƣ̀a ga ̣t con gái nhà lành . Cái màu da trắng “nhờn nhợt” báo cho ta biết tính chất nghề nghiê ̣p của mu ̣ Tú Bà thƣờng sống về đêm nhiều hơn ban ngày, cái dáng vóc to lớn “đẫy đà” đã tố cáo công viê ̣c bóc lô ̣t thân xác phu ̣ nƣ̃ của mụ chủ chứa . Nguyễn Du đã làm cho Tú Bà trở thành mô ̣t c on ngƣời ghê gớm về tính cách chỉ qua hành đô ̣ng ngồi “vắt nóc” của mu ̣ , hành động này ngang ngửa với hành đô ̣ng “ngồi tót sỗ sàng” của Mã Giám Sinh khi lần đầu gă ̣p Kiều, thâ ̣t đúng là “mạt cƣa mƣớp đắng đôi bên một phƣờn g”. Tô đâ ̣m thêm bản chất con ngƣời này, Nguyễn Du để cho nhân vâ ̣t phát ngôn tƣ̀ cách lả lơi chào hỏi khi lần đầu mụ gă ̣p Kiều hay khi mu ̣ chƣ̉i Mã Giám Sinh và mắng nhiếc Thúy Kiều , vƣ̀a mới “me ̣ – con” ngo ̣t xớt đã chuyển sang “mày – tao”, “con kia” sau đó . Nguyễn Du đã giúp cho mỗi nhân vâ ̣t trong Truyê ̣n Kiều có đƣợc một tính cách riêng , tuy cù ng là ngƣời “mô ̣t hô ̣i mô ̣t thuyền” nhƣng lời ăn tiếng nói của mu ̣ chủ chƣ́a chuyên điều khiển đƣờng dây buôn b án ngƣời - Tú Bà khác hẳn với Mã Giám Sinh – kẻ làm thuê cho lầu xanh. Xuân Diê ̣u đã phải thốt lên rằng : “Tú Bà nói không đầy nƣ̉a phút , mà bọt mép của mụ văng ra mãi đến ngàn năm (…) tƣởng nhƣ mu ̣ nói , rách cả trang giấy

Truyê ̣n Kiều” [72, tr. 58]. Qua đây cho thấy sƣ̣ phong phú vốn tƣ̀ của Nguyễn Du cùng vốn sống rộng rãi , sƣ̣ tích lũy nhiều mă ̣t về kiến thƣ́c để lô ̣t tả bản chất của nhân vâ ̣t đến sát hiê ̣n thƣ̣c nhƣ vâ ̣y . Thông qua các chi tiết đ ặc tả hình dáng và tính cách Tú Bà, giới nghiên cƣ́u văn ho ̣c đã đánh giá nhân vâ ̣t này là một ngƣời đàn bà “đa ̣i diê ̣n cho mô ̣t thế lƣ̣c mới trong thời kỳ suy tàn của chế đô ̣ phong kiến” [42, tr. 214], một thế lƣ̣c kim tiền m à ở đó mụ sẵn sàng giày xéo và đạp đổ mọi khuôn phép, nguyên tắc mà chế đô ̣ phong kiến trƣớc đó ta ̣o ra cho ngƣời phu ̣ nƣ̃ nói

chung. Nguyễn Du quan sát xã hô ̣i thanh lâu với hơn ba mƣơi câu thơ lu ̣c bát , lôi ra trƣớc ánh sáng cảnh tƣợng nhà chứa của Tú Bà , buôn ngƣời là chúng , ăn thi ̣t ngƣời cũng là chúng . Rõ ràng ở hình ảnh hai vợ chồng hờ chủ chứa Tú Bà – Mã Giám Sinh, yếu tố thƣ̣c đƣơ ̣c vâ ̣n du ̣ng khá linh hoa ̣t và sống đô ̣ng bởi chất liê ̣u để

Nguyễn Du xây dƣ̣ng lên hai nhân vâ ̣t này đƣợc lấy tƣ̀ mảnh đất cuô ̣c sống trần thế và hiển nhiên chúng ta hoàn toàn không hề bắt gặp một từ nào thuộc về thiên nhiên . Nhƣ̃ng nhân vâ ̣t này vốn bi ̣ coi là nhƣ̃ng nhân vâ ̣t tầm th ƣờng xấu xa do vậy nó mang đủ nhƣ̃ng nét của cuô ̣c sống phàm tu ̣c.

Truyê ̣n Kiều đã xây dƣ̣ng đƣơ ̣c nhiều loa ̣i tính cách tiêu biểu cho nhiều loa ̣i ngƣời xã hô ̣i. Không phải nhân vâ ̣t nào trong tác phẩm cũng đƣợc nhà thơ theo dõi toàn bộ cuộc đời nhƣng nhân vật nào cũng đƣợc ông khắc họa thành một con ngƣời tiêu biểu thông qua các chi tiết chân thƣ̣c . Nếu mô ̣t Mã Giám Sinh với cƣ̉ chỉ “ngồi tót” khi đến dạm hỏi vợ lẽ , mô ̣t mu ̣ chƣ́a với chƣ̃ “vắt” rất đô ̣c mà Nguyễn Du dành cho Tú Bà, thì văn học Việt Nam lại không thể quên gã Sở Khanh với một chữ “lẻn” vào để lừa các cô gái ngây thơ , cả tin. Chính những chi tiết này mà ngay cả Kiều từ buổi đầu còn trong trắng cũng đã “đánh hơi” thấy , bản chất của hội buôn ngƣời vô học, dẫu sao mà nói cũng không thể che mắt đƣợc thiên ha ̣ trƣớc bản chất con ngƣời chúng. Đối với bọn nhà chứa , ngòi bút Nguyễn Du không tò mò và dù chỉ ghi vội vài nét cũng đủ hiê ̣n lên con ngƣời thâ ̣t của tên ma cô có cái dáng vẻ “chải chuốt di ̣u dàng” Sở Khanh . Nhƣ̃ng lời nói khoác lác , “rêu rao”, trống rỗng của ho ̣ Sở kèm theo cái dáng ngồi “lẩm nhẩm gâ ̣t đầu” cùng cái “mă ̣t mo” trong suốt hai trang sách của Nguyễn Du mà cái tên Sở Khanh đã đƣợc “lƣu danh thiên cổ” , “Đi đâu chẳng biết con ngƣời Sở Khanh” . Nguyễn Du đã lă ̣p la ̣i 3 lần tƣ̀ “lẻn” khi viết về Sở Khanh làm lộ ra một tính cách mờ ám, lén lút, tráo trở… của Sở Khanh, đồng thờ i để nhấn mạ nh bản chất của con ngƣời . Một ngữ liệu thuần Việt đƣợc lặp lại trong nhiều ngữ cảnh, Nguyễn Du đã bóc tách bản chất ma cô của một tên đàng điếm nổi tiếng khắp thành Lâm Truy qua động từ “lẻn”. Đây là một từ có tính tạo hình cao. Hoài Thanh đã thật thâm thúy khi đƣa ra nhận xét sau : “Nguyễn Du đã giết Sở Khanh với mô ̣t chƣ̃ “lẻn” , đã tả tất cả cái bần tiê ̣n của Sở Khanh trong mô ̣t chƣ̃ “lẻn”. Kẻ bẩn thỉu , bần tiê ̣n thì có lẽ suốt trong thế kỷ có lẽ không có ai bần tiện bằng Sở Khanh” [80, tr. 150]. Lă ̣p la ̣i chi tiết không phải để đánh dấu nhân vâ ̣t mà nhằm gây ấn tƣơ ̣ng rõ hơn , tác động vào thị giác mạnh hơn đối với ngƣời đọc . Nhƣ vâ ̣y, tác giả không cần dựng lại cả chân dung nhân vâ ̣t hoàn chỉnh mà chỉ cần đƣa ra

mô ̣t vài chi tiết nhỏ gắn với tƣ̀ng hoàn cảnh cu ̣ thể cũng đủ để mo ̣i ngƣời hình dung về mô ̣t con ngƣời đa ̣i diê ̣n cho mô ̣t tầng lớp trong xã hô ̣i cũ . Dƣơng Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã nói về Nguyễn Du khi “tả ngƣời thì vai nào rõ ra tính cách vai ấy , chỉ một vài nét mà nhƣ vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai , khám phá đƣợc tâm lý của vai ấy , khiến cho nhiều vai (nhƣ Sở Khanh , Tú Bà) đã thành ra những nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sau” [21, tr. 382]. “Sở Khanh chỉ đi thoáng qua trong truyện mà ngƣời đời sẽ mãi mãi không quên” [82, 162].

Nếu Hoài Thanh nói rằng “Nguyễn Du đã giết Sở Khanh với mô ̣ t chƣ̃ “lẻn” thì với nhân vâ ̣t Hồ Tôn Hiến , Nguyễn Du đã “giết Hồ Tôn Hiến với mô ̣t chƣ̃ “ngây” [80, tr. 152]. Trong bao nhiêu ngƣờ i say mê Kiều , tƣ̀ Kim Tro ̣ng, Tƣ̀ Hải, Thúc Sinh hay quân vô loài Mã Giám Sinh , Sở Khanh, Bạc Hạnh… Ng uyễn Du chỉ dành tƣ̀ “ngây vì tình” cho kẻ “kinh luân gồm tài” Hồ Tôn Hiến . Hồ Tôn Hiến là nhân vâ ̣t quan la ̣i duy nhất mà Nguyễn Du miêu tả khá kỹ , bắt đầu tƣ̀ chƣ́c vu ̣, quyền uy cho đến khuôn mặt và tính cách . Ngay tƣ̀ khi Hồ Tôn Hiến xuất hiê ̣n , Nguyễn Du đã miêu tả có quan Hồ Tôn Hiến - có Tổng đốc Hồ Tôn Hiến - có trọng thần Hồ Tôn Hiến. Cả ba sự tóm lƣợc ấy đều đủ nghĩa. Nguyễn Du đã lặp ý, nhấn mạnh, đề cao: Quan, Tổng đốc , trọng thần . Vậy mà chỉ sau khi có thêm sắc đe ̣p “nghiêng nƣớc , nghiêng thành” của Thúy Kiều , Hồ công đã đƣợc Nguyễn Du gián tiếp đánh giá bằng mô ̣t chƣ̃ “ngây” kèm theo hai chƣ̃ “mă ̣t sắt” , đến đây bộ mặt khả ố và nhân cách của Hồ Tôn Hiến đã bị bóc trần , tƣ̀ mô ̣t viên “tổng đốc tro ̣ng thần” xuống thành “phải tuồng trăng gió” chơi hoa ghẹo nguyệt , nhƣ vâ ̣y đoa ̣n giới thiê ̣u về Hồ công rất hoành tráng ở trên chẳng qua chỉ là sƣ̣ mỉa mai , đù a cơ ̣t của tác giả . Hồ Tôn Hiến đa ̣i diê ̣n cho triều đình giết Từ Hải càng chứng tỏ triều đình bất lực không dung na ̣p nổi nhƣ̃ng con ngƣời tài năng , chí khí về phục vụ xã tắc . Lê Đình Ky ̣ đã kết luâ ̣n rằng : “Hồ Tôn Hiến đã viết nhƣ̃ng dòng cuối cùng vào cái sổ đoa ̣n tr ƣờng của Kiều” và “Hồ Tôn Hiến là một kiểu Sở Khanh cao cấp” [38, tr. 239 – 240]. Quả thƣ̣c Nguyễn Du đã rất tài năng khi để cho ngoa ̣i hình , cƣ̉ chỉ hay dáng điê ̣u của nhân vâ ̣t tƣ̣ tố cáo nó , nhân vâ ̣t tƣ̣ bô ̣c lô ̣ bản chất của mình thông qua nhƣ̃ng yếu tố trên và chịu sự đánh giá khách quan, trƣ̣c tiếp tƣ̀ ngƣời đo ̣c.

Nhân vâ ̣t Hoa ̣n Thƣ có nhƣ̃ng nét của mô ̣t nhân vâ ̣t trung gian , Nguyễn Lô ̣c đã nhâ ̣n xét nhân vâ ̣t này là “mô ̣t nhân vâ ̣t xấu , nhƣng không hoàn toàn xấu hẳn” [53, tr. 408]. Nguyễn Du đã xây dƣ̣ng nên mô ̣t Hoa ̣n Thƣ nhiều sắc thái và có hai đă ̣c điểm tính cách tồn ta ̣i mâu thuẫn và thống nhất trong con ngƣời Hoa ̣n Thƣ : có khi là thâm hiểm, gian xảo, tàn nhẫn nhƣng cũng có khi là thông minh , trí tuệ, biết điểm dƣ̀ng. Nguyễn Du chỉ khắc ho ̣a nhân vâ ̣t trong bốn chƣ̃ “thơn thớt” , “nham hiểm” mà đã lột tả đƣợc t ính cách độc ác , thâm hiểm , câ ̣y thế lƣ̣c của con quan La ̣i bô ̣ Thƣơ ̣ng thƣ, đa ̣i diê ̣n cho bản chất áp bƣ́c của giai cấp phong kiến thống tri ̣ , nhƣng Hoạn Thƣ cũng hiê ̣n lên nhƣ mô ̣t ngƣời trần tu ̣c với tất cả nhƣ̃ng suy tính , mƣu mô, lo toan rất thƣ̣c , rất đời thƣờng, vô cùng gần gũi với ngƣời đo ̣c . Nhƣ̃ng chi tiết ch o cuô ̣c đánh ghen đƣợc Hoa ̣n Thƣ dàn dƣ̣ng rất kĩ càng , có sự chuẩn bị trƣớc: Sắp xếp cho đối thủ về làm hầu gái bên me ̣ đẻ , cho Ƣng – Khuyển sang Lâm Truy bắt Kiều , chuyển Kiều tƣ̀ nhà me ̣ sang nhà con , Kiều bi ̣ hành ha ̣ trƣớ c mă ̣t Thúc Sinh , khéo léo cho Kiều ra Quan Âm và khiến cho Kiều ra khỏi “cửa dứt tình chẳng theo” , tƣ̣ nguyê ̣n tƣ̀ bỏ Thúc Sinh và trả chồng la ̣i cho Hoa ̣n Thƣ . Khi gă ̣p la ̣i Kiều ở màn báo ân báo oán, Hoạn Thƣ đã tự bào chữa c ho bản thân rằng : “Chồng chung chƣa dễ ai chiều cho ai” ; “Ghen tuông thì cũng ngƣời ta thƣờng tình”… chi tiết này thƣ̣c đắt giá vì Hoạn Thƣ đã thƣ̣c sƣ̣ hiê ̣n ra nhƣ là con ngƣời của cuộc sống vốn có của nó, đó chẳng qua là chuyện ghen tuông thƣờng tình của đàn bà, đã là đàn bà thì ai mà chả vậy. Đó là quy luật của tạo hóa, tâm lý chung của đàn bà chứ không phải do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)