Xây dựng mô hình tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 68 - 75)

tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Việc xây dựng, thực hiện chính sách BHXH, BHYT phụ thuộc vào điều kiện đặc thù kinh tế - xã hội và thể chế chính trị các nước; tại từng quốc gia và năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan liên quan là khác nhau như: Cơ quan An sinh xã hội Thái Lan thuộc Bộ Lao động Thái Lan quản lý; Cơ quan

chịu trách nhiệm thực thi và giám sát các chính sách an sinh xã hội của Nhật Bản là Bộ Lao động, Sức khỏe và Phúc lợi,…. Còn ở Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ. Vì vậy, hệ thống chính sách BHXH, BHYT của mỗi quốc gia là khác nhau nên không có một mô hình thống nhất và tiêu chuẩn chung nào giữa các quốc gia. Nếu có thì chỉ dựa trên kinh nghiệm của mỗi quốc gia để học hỏi, lựa chọn và chắt lọc những nội dung mô hình phụ hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam để áp dụng. Hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình thực hiện BHXH như:

Ở một số nước, mô hình BHXH được kết hợp giữa bắt buộc và tự nguyện, với đa số người lao động đều có thể vừa tham gia BHXH bắt buộc, vừa tham gia BHXH tự nguyện để có được lợi ích cao hơn khi thụ hưởng nên mô hình tạo được tính đa dạng, linh hoạt trong hoạt động BHXH, tạo cơ hội tốt nhất cho người lao động, tùy thuộc vào điều kiện của từng cá nhân để tham gia. Trong khi đó, có nước chỉ là mô hình BHXH bắt buộc, thực hiện các chính sách BHXH của Nhà nước, quản lý đối tượng trong thị trường lao động nhưng mô hình này thường có xu hướng hoạt động cứng nhắc, cửa quyền, hành chính hóa. Có những nước thì lại áp dụng mô hình BHXH quốc gia và BHXH bắt buộc của ngành hoặc lĩnh vực việc làm, tức là ngoài việc tham gia hệ thống BHXH quốc gia thì pháp luật BHXH nước đó còn bắt buộc người lao động phải tham gia cả BHXH thuộc những đặc thù về nghề nghiệp yêu cầu. Mô hình này tạo được sự gắn kết người tham gia BHXH làm việc lâu dài cho ngành hoặc lĩnh vực công tác với những chế độ đặc thù riêng biệt;…

Hiện nay, BHXH Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BXH, BHYT, BHTN; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.

BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám, chữa bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn; tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bao gồm: Quỹ hưu trí và tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau và thai sản; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật...

Theo mô hình trên là sự kết hợp giữa thu, chi BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện. Sự liên thông này cho phép người người lao động trước đây tham gia BHXH, BHYT bắt buộc

nhưng vì lý do nào đó chấm dứt HĐLĐ; Nếu sau đó người lao động chuyển sang tham gia BHXH, BHYT tự nguyện hoặc trường hợp chuyển từ BHXH, BHYT tự nguyện sang BHXH , BHYT bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đã đóng để làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH, quyền lợi hưởng BHYT.

BHXH Việt Nam cũng đang thực hiện cả thu, chi và giải quyết chính sách BHXH, BHYTcho người lao động. Hiện nay, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hội đồng quản lý) giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn về chính BHXH, BHYT, BHTN. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm. Mô hình tổ chức BHXH được hình thành theo một hệ thống gồm 3 cấp từ Trung ương đến địa phương gồm BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố và BHXH các quận, huyện, thị xã trực thuộc BHXH tỉnh.

Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy 3 cấp của BHXH Việt Nam

Chính phủ

Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam

- Cơ quan quản lý nhà nƣớc BHXH, BHYT - Bộ LĐTBXH, Bộ Tài

chính, Bộ Y tế

BHXH Việt Nam

Các vụ quản lý nhà nước

Các ban nghiệp vụ BHXH Việt Nam Văn phòng

BHXH các tỉnh, TP trực thuộc TW Các đơn vị sự nghiệp Phòng cấp vụ cấp ban Phòng Phòng Văn phòng Phòng BHXH tỉnh Văn phòng BHXH tỉnh Phòng các đơn vị sự nghiệp BHXH quận, huyện, thị xã Phòng BHXH tỉnh Tổ thu BHXH, BHYT Tổ cấp sổ thẻ, kiểm tra Tổ thực hiện chính sách BHXH Tổ kế toán, chi trả và giải đáp BHYT Tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ

Trong thời kì hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế quản lý, thực hiện công tác an sinh xã hội là việc vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả trong mở rộng pháp triển đối tượng tham gia đóng BHXH,BHYT và giải quyết kịp thời, chính xác cho từng đối tượng thụ hưởng đặc biệt là những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặt khác tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT từ các đơn vị sử dụng lao động ngày càng gia tăng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Mô hình BHXH nên phân định: Thu BHXH, BHYT giao lại cho cơ quan Thuế thực hiện nhằm bảo đảm nguồn quỹ được tập trung, thống nhất về một mối thuận tiện trong thanh – kiểm tra, thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT. Ngành BHXH thực hiện giải quyết chính sách BHXH, BHYT,BHTN cho các đối tượng thụ hưởng. Tổ chức bộ máy của BHXH ở Việt Nam nên xây dựng 4 cấp thay vì 3 cấp như hiện nay.

Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy 4 cấp

Việc xây dựng mạng lưới cán bộ BHXH ở tại cấp xã, phường tập trung chuyên sâu công tác tuyên truyền, đi sâu đi sát, giải đáp chính sách cho mọi người dân, cũng như giảm tải các thủ tục cải cách hành chính.

Bên cạnh đó từng bước thực hiện nguyên tắc "đóng - hưởng", gắn với việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ở một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Áp dụng thêm các loại bảo hiểm xã hội mới phù hợp với nhu cầu nhân dân. Tuyên truyền chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung. Đa dạng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm y tế phù hợp với các tầng lớp trong xã và quan trọng nhất luôn được nhân dân cả nước mong chờ đó là chất lượng khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao đối với cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Sau đó là đổi mới phương thức khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT để người dân tin tưởng,

không so sánh với khám dịch vụ. Đồng thời, xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân được bảo mật thông tin theo từng nhóm tuổi: 0 – 6 tuổi; 6 – 10 tuổi; 10 – 18 tuổi; 18 – 40 tuổi; 40 – 60 tuổi để dễ dàng lưu trữ, quản lý trong việc điều trị và thanh toán viện phí cho từng người dân; cũng như xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình và mô hình chăm sóc sức khỏe định kỳ cho nhân dân để mỗi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế toàn diện, liên tục, không để người dân khi có bệnh mới đi khám, cũng không để khi bệnh nặng, chi phí lớn mới thấy giá trị thiết thực của thẻ BHYT. Áp dụng mô hình “Một cửa điện tử tập trung” là một trong những ứng dụng công nghệ thông tin vô cùng hữu ích, tạo thuận lợi cho Ngành BHXH trong việc giám sát chặt chẽ các thủ tục hành chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ và thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người lao động và các đơn vị sử dụng lao động khi giao dịch với cơ quan BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)