Kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam 2007-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 68)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 (dự kiến) Kim ngạch xuất khẩu

dệt may (Triệu USD)

7,750 9,120 9,066 11,175 15,600 18,500

% Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

16,02 14,5 16,02 15,60 14,98 -

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước theo giá hiện thời (%)

17,68 - 0,59 23,26 29,04 -

Nguồn: Hiệp Hội Dệt May Việt Nam

động sản xuất, kinh doanh đáp ứng thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế. Sự bùng nổ xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu của ngành Dệt May từ năm 1995 đến nay gắn liền với sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty Dệt May được thành lập ngày 29/4/1995 trên cơ sở hợp nhất từ Tổng công ty Dệt Việt Nam và Liên hợp sản xuất - xuất nhập khẩu May Việt Nam theo Quyết định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là việc chuyển đổi mơ hình tổ chức hoạt động từ Tổng cơng ty thành Công ty mẹ - tức là Tập đoàn Dệt May Việt Nam từ ngày 05 tháng 12 năm 2005, theo Quyết định của 136/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam có tên giao dịch là The Vietnam National Textile and Garment Group (viết tắt là Vinatex). Các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Việt Nam của Tập đoàn là các sản phẩm dệt và may mặc. Vinatex là Tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con. Là một doanh nghiệp nhà nước, Vinatex hiện có hơn 110 đơn vị thành viên, đơn vị liên kết và gần 120 nghìn lao động (trong đó lao động nữ chiếm hơn 70%), bao gồm 33 Doanh nghiệp trong lĩnh vực sợi, dệt; 30 Doanh nghiệp trong lĩnh vực may; 3 Doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí; 3 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng bơng và tài chính, 12 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cung ứng vật tư; 9 đơn vị làm công tác nghiên cứu, đào tạo, khám, chữa bệnh; 20 đơn vị kinh doanh các ngành nghề khác. Vinatex chiếm tỷ trọng 95,5% về sản xuất bông, hơn 42,3% về sản xuất sợi, 25,7% về sản xuất vải và 20% về may của cả nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Vinatex đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân trong sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam. Trong vòng 10 đến 20 năm tới, ngành Dệt May Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chính phủ đã đặt mục tiêu ngành Dệt May Việt Nam nằm trong top 5 các nước sản xuất và xuất khẩu Dệt May lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu 25 tỉ USD và tỉ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2015. Chắc chắn Vinatex với kinh nghiệm và lực lượng đã có càng khẳng định vị trí hạt nhân của mình trong việc thực hiện mục tiêu nói trên [100].

Ngành Dệt May sử dụng trên gần 3 triệu lao động trong đó có hơn 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp

của cả nước. Nếu như trước đổi mới, lao động ngành Dệt May chủ yếu tập trung ở các xí nghiệp quốc doanh và tập thể, thì cho đến nay, cơng nhân lao động của ngành có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các liên doanh khác. Về xuất khẩu, ngành Dệt May trong thời kỳ hội nhập đã có sự tăng trưởng ngoạn mục. Nếu như năm 1995, toàn ngành Dệt May Việt Nam chỉ xuất khẩu được 850 triệu USD và chưa có tên trong bản đồ xuất khẩu Dệt May thế giới, thì cho đến nay đã có tên trong top 5 đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu với các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhiều thị trường tiềm năng khác. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam thường xuyên đạt 2 con số.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành cơng nghiệp Dệt May có 3.710 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chiếm 75% tổng số doanh nghiệp toàn ngành); chiếm gần 25% tổng số doanh nghiệp toàn ngành là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi; doanh nghiệp Nhà nước khoảng trên 400 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố khơng đồng đều giữa vùng miền. Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại Thủ đơ Hà Nội. Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cịn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% số lượng doanh nghiệp toàn ngành. Sự tập trung quá cao này dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp Dệt May với các ngành công nghiệp khác; giữa các doanh nghiệp Dệt May với nhau về đơn hàng, lao động, tiền lương... Chi phí sản xuất tăng cao trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đặc biệt là các yêu cầu về tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe v.v.

Ngành Dệt May (Textile and Garment) bao gồm hai ngành sản xuất chủ yếu là ngành Dệt và ngành May. Các sản phẩm chủ yếu của hai ngành này là: Các sản phẩm may mặc (quần, áo,…) và sợi dự trữ (sản phẩm cuối cùng bán cho

khách hàng) và thảm dệt nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Quá trình sản xuất của ngành Dệt May bao gồm 4 cơng đoạn chính là: 1. Sản xuất sợi (có nguồn gốc tự nhiên, nhân tạo hay tổng hợp)

2. Sản xuất vải 3. Xử lý ướt

4. Sản xuất hàng may mặc

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các giá trị của các cơng đoạn nói trên tham gia, hịa nhập với chuỗi dệt may tồn cầu, chịu tác động của xu thế biến động có tính khu vực và quốc tế. Trong phạm vi quốc gia, chuỗi giá trị đó được thực hiện thơng qua các mơ hình sản xuất kinh doanh chính với các cấp độ, trình độ phát triển khác nhau. Hiện nay các cấp độ phổ biến là:

Thứ nhất, ở cấp độ thấp nhất là hình thức hợp đồng gia cơng. Trong hình

thức này, các doanh nghiệp Dệt May chỉ thực hiện may và ghép nối các nguyên liệu nhập khẩu đầu vào để tái xuất khẩu. Hình thức này này tạo ra giá trị gia tăng rất thấp, nó thường được các nước phát triển chuyển giao sang thực hiện ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhằm tận dụng nguồn lao động công nhân dồi dào và giá rẻ.

Thứ hai là hình thức gia cơng sử dụng thiết bị của bên sản xuất, sản xuất

thiết bị gốc (OEM) hay cung cấp dịch vụ trọn gói. Trong đó bên mua sẽ cung cấp chi tiết thiết kế mẫu mã hàng hóa sẽ được cung cấp ra thị trường với thương hiệu của bên mua. Bên cung cấp sẽ sản xuất theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của bên mua yêu cầu. Với hình thức này, các doanh nghiệp Dệt May sẽ có rất ít quyền lực trong hệ thống phân phối vì lý do hàng hóa cung cấp ra thị trường sử dụng thương hiệu của bên mua.

Thứ ba, cấp độ phát triển nhất, sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM), trong đó

các hãng Dệt May sản xuất các mẫu mã riêng và bán sản phẩm với thương hiệu do hãng sở hữu. Theo hình thức này, các hãng Dệt May có thể kết hợp khả năng thiết kế, sản xuất và thương hiệu hàng hóa cũng như danh tiếng của hãng để tạo

Ba hình thức trên đều có ý nghĩa nhất định đối với ngành Dệt May Việt Nam. Gia công xuất khẩu qua nhiều giai đoạn vẫn trở thành hoạt động chủ yếu của ngành may mặc. Hiện tại khi đất nước cịn đang nghèo, các ngành sản xuất nói chung và ngành Dệt May nói riêng vẫn cịn lạc hậu thì phương thức gia cơng vẫn cịn có ý nghĩa rất to lớn, là bàn đạp để chúng ta thực hiện mục tiêu của ngành Dệt May Việt Nam đề ra trong Chiến lược phát triển ngành đến năm 2020 là đạt doanh thu 31 tỉ USD, riêng xuất khẩu dự tính thu được 25 tỉ USD, đồng thời nội địa hóa được nguyên phụ liệu đầu vào đến 70%. Nếu biết kết hợp một cách nhịp nhàng khéo léo và có hiệu quả cả 3 phương thức trên thì chắc chắn trong thời gian gần ngành Dệt May Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

2.1.2. Cơng đồn Dệt May Việt Nam

Cơng đồn Dệt May Việt Nam (The Vietnam Textile - Garment Trade Union) có trụ sở tại 460 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cơng đồn Dệt May Việt Nam hiện tại quản lý 101 Cơng đồn cơ sở trực thuộc với 101.890 lao động, trong đó có 90.700 là đồn viên Cơng đồn.

Phối hợp quản lý hai Công đoàn ngành địa phương là: Cơng đồn Dệt May Hà Nội (76 Cơng đồn cơ sở với 13.364 đồn viên bằng 82,2% cơng nhân viên chức lao động) và Cơng đồn Dệt May Bình Dương (76 Cơng đồn cơ sở với 29.890 đồn viên chiếm 74,8% cơng nhân viên chức lao động).

Cùng với sự hình thành Tổng cơng ty Dệt May Việt Nam, ngày 14/9/1996, Công đồn Cơng nghiệp nhẹ Việt Nam có Quyết định số 83/QĐ/CĐCNN về thành lập Cơng đồn Tổng Cơng ty Dệt May Việt Nam là Cơng đoàn cấp trên cơ sở hoạt động theo ngành nghề Dệt May. Tại thời điểm thành lập, Cơng đồn Tổng cơng ty Dệt May Việt Nam gồm: 58 Cơng đồn cơ sở với 87.000 đoàn viên được tiếp nhận bàn giao từ 20 Liên đoàn Lao động địa phương.

Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới phù hợp với xu thế hội nhập ngày càng sâu, rộng của nền kinh tế và sự phát triển của quan hệ lao động, ngày 29/11/2007 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số: 1558/QĐ - TLĐ chuyển Cơng đồn Tổng cơng ty Dệt May Việt Nam về trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoạt động theo mơ hình Cơng đồn

ngành Trung ương.

2.1.3. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành Dệt May và Cơng đồn Dệt May Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế (International Economic Intergration) nói chung được hiểu là “sự mở cửa các nền kinh tế quốc dân cho hợp tác xuyên biên giới với các nước khác” [87, tr.251-252].

Trong quá trình hội nhập sự liên kết giữa các các công ty hay các nền kinh tế với nhau diễn ra theo hai phương thức dọc và ngang. Hội nhập dọc khi các xí nghiệp, cơng ty sản xuất ra các sản phẩm ở các công đoạn khác nhau và nối tiếp nhau của một dây chuyền sản xuất hay của một sản phẩm. Còn hội nhập ngang diễn ra khi sản phẩm của các công ty ở cùng một công đoạn sản xuất. Kể từ khi mở cửa hội nhập, nhất là từ 1995 đến nay, ngành Dệt May Việt Nam chủ yếu thực hiện hội nhập dọc với việc phổ biến sản xuất theo các đơn hàng gia cơng. Trong khi đó hội nhập ngang mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây.

Các nền kinh tế khác nhau thực hiện sự hội nhập qua các hoạt động mâu dịch và hợp tác trong các chính sách và biện pháp kinh tế. Hội nhập kinh tế diễn ra dưới những hình thức hội nhập theo thị trường và hội nhập theo chính sách.

Hội nhập theo thị trường là sự hội nhập kinh tế khu vực thông qua hoặc thúc đẩy bằng các hoạt động kinh doanh. Điều này có thể xảy ra mà không cần đến một khn khổ hội nhập liên chính phủ. Hội nhập theo chính sách là sự hội nhập kinh tế khu vực được thúc đẩy thông qua một thỏa thuận thương mại khu vực ưu đãi.

Theo trình độ, mức độ, hội nhập có thể chia ra thành hội nhập sâu và hội nhập nông. Hội nhập sâu là sự kết hợp các hệ thống chính sách quốc gia của hai hay nhiều nước mà theo truyền thống các hệ thống chính sách đó hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính phủ quốc gia. Hệ thống này bao gồm chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn kĩ thuật, trợ cấp, chính sách tài chính - tiền tệ, các quy chế và giám sát các tổ chức tài chính, các vấn đề môi trường, việc mua sắm của chính phủ và một số chính sách khác. Cộng đồng Châu Âu (EC) là khu vực tiến xa nhất trong quá trình hội nhập sâu với việc thành lập một thị tường thống nhất.

Ngoài ra việc ra đời của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng là một ví dụ điển hình về hội nhập sâu hiện nay. Trái lại, hình thức hội nhập nơng thể hiện trong các hình thức hội nhập từ khu vực thương mại tự do. Trong hình thức này, mỗi nước thành viên vẫn tự do duy trì các chính sách khác của nước mình; tuy vậy hội nhập nơng cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình hợp tác hài hịa, cân đối chính sách.

Việc hội nhập quốc tế mà nòng cốt là hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động sâu sắc và ảnh hưởng to lớn đến kinh tế và xã hội Việt Nam, trong đó ngành Dệt May Việt Nam là một trong lĩnh vực điển hình nhất. Theo Báo cáo Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) về điều tra cộng đồng các doanh nghiệp sau khoảng thời gian 5 năm gia nhập WTO cho thấy: các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đều lạc quan về tác động của hội nhập đến hoạt động sản xuất kinh doanh, có đến 73% số doanh nghiệp Dệt May tin tưởng hội nhập tạo cho doanh nghiệp cơ hội và mở rộng hoạt động kinh doanh, 75% doanh nghiệp cho rằng hội nhập giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm và mở rộng thị trường, 52% doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp Dệt May đã nhận thức khá rõ ràng về mặt trái của quá trình hội nhập. Đó là nguy cơ đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt. Q trình hội nhập khơng chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước mà cịn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngồi tiếp cận thị trường nội địa một cách dễ dàng hơn. Đó chính là lý do khiến khoảng 56% số doanh nghiệp ngành Dệt May được hỏi cho biết sự cạnh tranh hậu hội nhập sẽ tăng lên. Xét trên góc độ ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển của ngành, cũng như hoạt động của tổ chức Cơng đồn đối với việc thực hiện vai trò đại diện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng nhân, lao động ngành Dệt May có thể nhìn nhận từ những giác độ dưới đây:

Thứ nhất, thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển mạnh mẽ của ngành Dệt May

Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Dệt May Việt Nam có thể coi thực sự bắt đầu từ năm 1995. Từ năm 2005, EU và Canada xóa bỏ hạn ngạch hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm Dệt May Việt Nam vào các thị trường

này. Quá trình này này thực sự diễn ra mạnh mẽ kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) từ 11/01/2007. Nhờ đó, ngành Dệt May Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Các doanh nghiệp của ngành có thể xuất khẩu theo khả năng mà không lo về hạn ngạch, cũng như có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường thế giới, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.

Nhờ việc đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, Dệt May Việt Nam có thêm cơ hội rất lớn trong việc thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài tạo ra những xung lực mới cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành. Điều này thể hiện rõ nét trong lĩnh vực khẩu Dệt May thì khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) chiếm ưu thế so với các khu vực khác.

Lợi thế của doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu sản phẩm Dệt May là có hệ thống phân phối ở nhiều quốc gia. Với thế mạnh về vốn, công nghệ, quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 68)