Đơn giá sản phẩm Dệt May xuất khẩu vào Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 78)

trong 6 tháng đầu năm 2011

Quốc gia

Mêxico Honduras El Salvador

Việt Nam Mức Trung bình của thế giới USD/m² 1,77 2,04 2,02 2,18 1,79

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội, và được trơng đợi là ngành sẽ tăng trưởng trong những năm tới. Ngành kéo sợi của Việt Nam cũng đang có lợi thế cạnh tranh về giá rẻ, và đang phát triển mạnh hơn. Nhất là trong xu thế hiện nay Trung Quốc là quốc gia có quy mơ sản xuất Dệt May đứng đầu thế giới, nhưng cũng đang dịch chuyển ra nước ngoài ngày càng nhiều. Điều này đã tạo ra nhiều dư địa cho các nước khác trong ngành may mặc thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sự biến động về nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào ngành này của thế giới, mà còn chịu tác động không nhỏ trước sự dịch chuyển diễn ra mạnh mẽ ngay trong phạm vi của thị trường nội địa. Trước sức ép về biến động và thiếu lao động, vài năm trở lại đây các doanh nghiệp ngành Dệt May đã và đang chuyển dịch đầu tư các cơ sở sản xuất về vùng nông thôn để tận dụng nguồn nhân công tại chỗ. Xu hướng này ngày càng thể hiện rõ nét trong thời gian gần đây và trong tương lai gần.

Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế các nước đang bị giảm sút, thị trường bị co hẹp lại, ngành Dệt May bị chịu nhiều ảnh hưởng lớn của nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, ngành Dệt May xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém như vấn đề về năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn nhỏ bé cả về quy mô lẫn công suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa thật sự đem lại uy tín cho doanh nghiệp, trình độ cơng nghệ của ngành cịn lạc hậu so với các nước trong khu vực từ 10 đến 20 năm, nguyên phụ liệu cho sản xuất cung cấp khơng ổn định, có rất nhiều nguyên phụ liệu mà trong nước không sản xuất được nên chủ yếu dựa vào nhập khẩu, vì vậy giá thành so với các nước trong khu vực còn cao hơn rất nhiều.

Thứ ba, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đã buộc các doanh nghiệp

Dệt May hiện nay phải chấp nhận các yếu tố mới trong cạnh tranh trên thị trường. Ngoài đặc điểm xu hướng thị trường liên kết, tập trung vào các khối và các đối tác thương mại tự do và các yếu tố cạnh tranh truyền thống như năng suất, chất lượng, giá cả, thời gian thực hiện các cam kết… thì thương mại Dệt May thế giới trong đó có Việt Nam ngày nay đang nổi lên vấn đề về “Trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp và môi trường”, là một trong những thách thức mà ngành Dệt May phải nhận thức rõ và tích cực tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy những vấn đề thuộc trách nhiệm xã hội khơng mang tính chất bắt buộc, nhưng nếu không thực hiện sẽ bị người tiêu dùng, nhà nhập khẩu tẩy chay, tuyên truyền của phương tiện thông tin đại chúng làm mất hình ảnh thân thiện của doanh nghiệp, thậm chí của đất nước. Thí dụ: với việc phát hiện Uzebekistan có dùng lao động trẻ em trong sản xuất bông, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu đã khuyến cáo các nước tẩy chay nhập bông của nước này. Việc tham gia trách nhiệm xã hội và thực hiện nghĩa vụ đối với việc bảo vệ môi trường đã làm tăng thêm gánh nặng chi phí, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại các doanh nghiệp này, việc xây dựng, phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ của ngành gặp thêm khó khăn, thử thách mới, từ đó chi phối, tác động đến hoạt động của Cơng đồn không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp mà cịn đối với tồn ngành.

Thứ tư, Chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của

chính phủ và chủ trương cơng tác của Cơng đồn.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của chính phủ đối với nền kinh tế nói chung và ngành Dệt May nói riêng đã tạo ra các điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự phát triển tăng trưởng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành và thơng qua đó tạo ra sự chuyển biến, tác động tích cực đến hoạt động của Cơng đồn, trong đó đáng chú ý là việc thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng nhân, lao động trong ngành Dệt May. Những tác động đó được thể hiện trên hai phương diện:

Trước hết là sự chỉ đạo trực tiếp và kiên quyết việc đổi mới cơ chế quản lý, mơ hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2020

Sau đó là việc Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cần thiết để thúc đẩy việc vận hành nền kinh tế trong điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp Dệt May được liên kết về mặt tổ chức, quản lý sản xuất theo hai hình thức chủ yếu: các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là VINATEX) và những doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Dệt May Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là VITAS) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Về mơ hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng có rất nhiều đổi mới mang tính chất bước ngoặt. Tháng 12 năm 2005 Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và một số đơn vị hạch tốn phụ thuộc vào Tổng Cơng ty Dệt May Việt Nam. Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh theo mơ hình Cơng ty mẹ - là cơng ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Dệt May Việt Nam tiền thân trước đó. Hiện nay, cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm:

- Bộ máy quản lý, điều hành của Tập đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, kế tốn trưởng và bộ máy giúp việc. Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đồn Dệt May Việt Nam, có tối đa 09 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội quản trị và Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách. Thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

- Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

- Mối quan hệ giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam với chủ sở hữu nhà nước và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

- Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và kế tốn trưởng do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của

Tổng giám đốc.

- Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc có văn phịng và các ban chức năng tham mưu.

- Cơ cấu tổ chức của cơng ty mẹ - Tập đồn Dệt May Việt Nam bao gồm 9 Công ty và 01 chi nhánh.

- Tập đồn Dệt May Việt Nam có 12 Cơng ty con do Tập đồn giữ 100% vốn điều lệ, trong đó 3 cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con và 9 công ty (nhà nước) trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Ngoài ra, Tập đồn Dệt May Việt Nam cịn có 27 Cơng ty con do Tập đoàn giữ trên 50% vốn điều lệ, 20 cơng ty liên kết do Tập đồn giữ dưới 50% vốn điều lệ và 7 đơn vị sự nghiệp.

Mặc dù có số đơn vị chiếm chưa đến 5%, số lao động chiếm khoảng 7% lao động Dệt May cả nước (khoảng 120.000 người) nhưng hiện nay Vinatex chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất và 18% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành [100, tr.3]. Tập đồn Dệt May có các doanh nghiệp nằm tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, các trung tâm công nghiệp như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Đà Nẵng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, v.v.

Các doanh nghiệp thuộc Tập đồn Dệt May Việt Nam có mối liên hệ khá chặt chẽ trong tổ chức và quản lý sản xuất, kinh doanh như việc giúp đỡ, hỗ trợ cùng nhau giải quyết những khó khăn cho các doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, xây dựng chiến lược chung trong sản xuất và phát triển thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu; tham gia quy hoạch, phân công, hợp tác sản xuất, kinh doanh, hoạch định chính sách và cơ chế quản lý đối với ngành Dệt May cả nước nói chung, các doanh nghiệp thuộc Tập đồn Dệt May nói riêng. Từng bước, Tập đồn Dệt May Việt Nam đang trở thành vai trị hạt nhân, dẫn dắt toàn ngành Dệt May cả nước. Trong xu hướng phát triển chung của ngành Dệt May cả nước từ nay tới năm 2020, Tập đoàn Dệt May tiếp tục là đơn vị đầu tàu, dẫn dắt thị trường và thu hút thêm nhiều cơ sở Dệt May trên cả nước tham gia Tập đoàn.

Bên cạnh các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam như đã nêu trên, các doanh nghiệp của ngành còn được tổ chức theo hướng tập hợp theo ngành nghề - Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS). Trong Hiệp Hội Dệt May Việt Nam có các đơn vị chủ đạo là các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước có cổ phần lớn. Hiện nay Hiệp hội Dệt May Việt Nam là tổ chức tập hợp hơn 650 doanh nghiệp Dệt May trong cả nước. Theo cơ chế này thì các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng là hội viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các tổ chức, của mọi thành phẩn kinh tế hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, dịch vụ... thuộc chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật Dệt May. Đây là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, đại diện cho quyền lợi của các hội viên. Hiệp hội có mục tiêu, nhiệm vụ chính là:

- Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của ngành Dệt May Việt Nam và thế giới, tiềm năng của ngành và thành viên để tư vấn cho hội viên: Tư vấn các vấn đề về thị trường cụ thể như giá cả, mặt hàng, định mức kinh tế kỹ thuật lĩnh vực Dệt May; tư vấn về việc phân bổ lực lượng sản xuất kinh doanh cho phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghệ, thị trường sức lao động... khai thác thế mạnh của từng thành viên và đảm bảo lợi ích của tồn ngành Dệt May; tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài, hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại của các hội viên theo phương hướng chung của Hiệp hội nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của từng hội viên của của tồn ngành.

- Tạo mơi trường kiên kết, hợp tác giữa các hội viên về sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy thế mạnh và vì lợi ích của từng hội viên cũng như tồn ngành; làm đầu mối, trung gian hịa giải những tranh chấp, bất đồng với các Hội viên khác, tổ chức khác.

- Phối hợp trong phạm vi Hiệp hội về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, thông tin kinh tế, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, áp dụng kỹ thuật mới.

độ liên quan đến ngành Dệt May.

- Tham gia các hoạt động với các tổ chức Dệt May quốc tế và khu vực để đưa ngành Dệt May Việt Nam hội nhập, theo quy định của luật pháp hiện hành của Việt Nam.

- Đại diện cho giới sử dụng lao động trong ngành Dệt May để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng và người lao động, tham gia giải quyết các tranh chấp về lao động.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các hội viên trong sản xuất, kinh doanh; xúc tiến và quảng bá sản phẩm Dệt May Việt Nam ra thị trường quốc tế; xúc tiến và tư vấn với Chính phủ và các chủ thể liên quan khác về các vấn đề năng lực sản xuất, kinh doanh cũng như đại diện cho các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều hội viên và tăng cường sự liên kết chặt chẽ hơn nữa trong vai trò là cầu nối, đại diện cho các thành viên của Hiệp hội.

Xét trên bình diện chung, với việc ra đời và hoạt động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam theo sự chỉ đạo, lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ đã tạo được sự liên kết, phối hợp theo ngành nhiều doanh nghiệp Dệt May cả nước đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng, phát triển của ngành trong thời kỳ hội nhập. Mặc dù tổng số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam và tham gia Hiệp hội Dệt May Việt Nam không nhiều nhưng những doanh nghiệp này là những doanh nghiệp có quy mơ lao động, quy mơ sản xuất lớn và vừa, năng lực sản xuất, kinh doanh lớn. Tổng số lao động, tổng giá trị sản xuất, kinh doanh, giá trị xuất khẩu, đóng góp GDP và thuế cho Nhà nước chiếm tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên, mức độ liên kết với tính chất ngành nghề chưa cao, nhất là những doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Hiện nay, toàn ngành Dệt May đang tập trung nguồn lực, tận dụng vận hội, thời cơ mới trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10 tháng 3 năm 2008 theo Quyết định số 36/2008/QĐ - TTg.

Theo Chiến lược, mục tiêu tổng quát của ngành là phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Mục tiêu cụ thể của toàn ngành phấn đấu: tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18% giai đoạn 2008-2010 và 12-14% giai đoạn 2011-2020. Về tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20% giai đoạn 2008-2010 và 15 % giai đoạn 2011-2020.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động 1000

người

2.150 2.500 2.750 3.000

4.Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70 5.Sản phẩm chính - Bông xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 78)