Thời gian làm việc của công nhân ngành Dệt May

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 85)

Thời gian làm việc /ngày Tỷ lệ (%)

Dưới 6 giờ 1,0 Từ 6 đến 7 giờ 8,7 8 giờ 68,8 Từ 9 đến 10 giờ 12,5 Từ 11 giờ trở lên 5,0 Không xác định được 4,2

Nguồn: Viện Cơng nhân và Cơng đồn (2009), Kết quả điều tra xã hội học về thực trạng đời sống và việc làm của công nhân

Với số giờ làm thêm nhiều, trong khi thu nhập ít khơng tương xứng với cơng sức bỏ ra của người lao động, khơng đủ chi phí cho cuộc sống của bản thân người lao động chưa nói đến việc tích lũy, nên dẫn đến tình trạng biến động lao

động phức tạp, trong đó có những nguyên nhân thuộc về người lao động. Theo số liệu điều tra trực tiếp tại các loại hình doanh nghiệp cho thấy, hầu hết lao động Dệt May yếu về trình độ và tay nghề (do thiếu lao động nên việc tuyển chọn không thể sàng lọc theo ý muốn được), khá nhiều doanh nghiệp chấp nhận tuyển cơng nhân trình độ thấp, xuất thân chủ yếu từ nông thôn, cá biệt có nơi tuyển cả cơng nhân không biết chữ. Công ty Youngone (Nam Định) trước năm 2009 có gần 11.000 lao động, đến hết năm 2009 chỉ còn khoảng 9.474 lao động, cuối năm 2010 còn 8.120 lao động.

Các doanh nghiệp Dệt May đều có nhu cầu tuyển công nhân mỗi năm nhưng khơng có doanh nghiệp nào tuyển đủ lao động khi người lao động khơng gắn bó với nghề, với doanh nghiệp.

Những hạn chế về tiền lương công nhân được thể hiện rất rõ khi thu nhập thực tế thấp, cơ sở tính tốn định mức tiền lương khơng đảm bảo cơ sở khoa học, phương thức chi trả chưa phù hợp với thực tế.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước, cổ phần và tư nhân hóa hầu hết đều trả lương theo sản phẩm. Do năng suất lao động thấp nên dẫn đến tình trạng cơng nhân phải cố gắng mới đạt được định mức quy định. Tuy rằng, định mức so với cùng ngành nghề trong khu vực vẫn ở mức thấp hơn nhiều. Việc thanh toán tiền làm thêm giờ thực hiện theo quy định trả theo mức khoán (mỗi giờ làm thêm trả thêm 5.000 - 7.000 đồng, hoặc tính theo mức lương cơ bản), nhìn chung được đánh giá là chưa tương xứng với hao phí lao động, thu nhập của cơng nhân, lao động ngành Dệt May còn thấp so với nhiều ngành nghề khác trên cùng địa bàn và mới chỉ đảm bảo được khoảng 60% nhu cầu của người lao động. Theo kết quả điều tra có 42,8% cơng nhân được hỏi thu nhập khơng đảm bảo cuộc sống bình thường của bản thân; 34% cịn ở mức thiếu thốn; 65% cơng nhân thu nhập ở mức “tạm đủ ăn”; 1% công nhân tiết kiệm được (chủ yếu là công nhân làm công tác quản lý) [77, tr.9].

Các doanh nghiệp trong khu vực liên doanh lại áp dụng việc quản lý lao động theo thời gian làm việc. Chính vì vậy việc quy định giờ giải lao, giờ nghỉ giữa ca... rất sít sao gây nên nhiều bức xúc, tâm lý không thoải mái cho người

lao động như Công ty THHH MTV C&M VINA quy định thời gian nghỉ trưa từ 12 giờ - 13 giờ trong đó bao gồm cả thời gian ăn trưa. Khối liên doanh thu nhập bình qn của cơng nhân lao động khoảng 2.100.000đ/tháng và đa số lương của công nhân lao động chỉ cao hơn mức lương tối thiểu (theo quy định của khu vực liên doanh với nước ngoài) từ 100.000 - 200.000đ/tháng. Đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương riêng của doanh nghiệp với quy định chi tiết, phân nhỏ bậc lương, quy định hệ số lương thích ứng với cơng việc cụ thể trong doanh nghiệp (Công ty Cổng phần May MEKO).

Khối lượng doanh nghiệp nhà nước tính ổn định và thu nhập bình qn phổ biến ở mức từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng, trong khi đó doanh nghiệp có lao động thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng lại rất ít. Lao động ở khối doanh nghiệp địa phương có mức thu nhập cịn thấp hơn, chỉ trên dưới 1.500.000đ/tháng trong khi công việc lại không ổn định (Công ty TNHH MTV C&M VINA).

Tiền lương, thu nhập của người lao động đóng vai trị cốt yếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, tiền lương không chỉ quyết định khả năng thành bại của doanh nghiệp mà nó cịn là xuất phát điểm để khẳng định mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thế nhưng, tình trạng nợ lương, thanh tốn lương khơng đủ, khơng đúng theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại, chưa được xử lý kịp thời, đây là nguyên nhân cơ bản gây bức xúc trong công nhân lao động ngành Dệt May.

2.2.2. Vấn đề nhà ở

Về vấn đề nhà ở hiện nay cho công nhân, lao động đã trở thành vấn đề xã hội lớn với nhiều bức xúc. Điều này càng thể hiện rõ đối với công nhân, lao động của ngành Dệt May. Nhà ở cho công nhân Dệt May lâu nay là vấn đề tồn tại ảnh hưởng lớn đến việc ổn định đời sống của người lao động tại doanh nghiệp. Hầu hết công nhân là những người địa phương khác đến làm việc nên phải thuê nhà ở, do thu nhập thấp nên chi phí cho việc thuê nhà là vấn đề không nhỏ, cho nên người lao động chỉ có thể thuê nhà cấp 4 xây tạm, chấp nhận sống trong điều kiện chật chội, cuộc sống chung đụng không đảm bảo vệ sinh và các nhu cầu thiết yếu khác.

Theo số liệu điều tra chi phí cho thuê nhà ở chiếm từ 10 - 20% tổng thu nhập của người lao động (mỗi lao động hàng tháng phải bỏ từ 300 - 500.000đ theo thời giá quý 1/2012 cho việc thuê nhà với diện tích sử dụng bình quân khoảng 3-4 m2/người). Có nơi 4 người th chung một phịng chỉ có 8m2 chỉ kê được 2 giường, người lao động giải thích rằng đi làm ca thường xuyên nên chỉ có 2 người ở nhà. Các khu công nghiệp, các khu chế xuất, nơi tập trung mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp thường xa nhà ở, cho nên người lao động thường mất nhiều thời gian mới đến được nơi làm việc, cũng ảnh hưởng nhiều đến thời gian nghỉ ngơi của cơng nhân. Tạo điều kiện có chỗ ở cho cơng nhân là đảm bảo quyền lợi cơ bản cho người lao động, tạo điều kiện ổn định cuộc sống và thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ quan điểm trên, các cấp Cơng đồn có trách nhiệm tổ chức khảo sát, điều tra, nắm tình hình nhà ở để có những kiến nghị xác đáng trong xây dựng nhà ở cho cơng nhân lao động. Mơ hình nhà ở cho cơng nhân lao động của Tập đoàn Hồng Hải là một trong những ví dụ tham khảo trong việc xây dựng nhà ở đối với các doanh nghiệp Dệt May. Ngồi bữa ăn cơng nghiệp tại công ty, bữa ăn ở nhà riêng tự nấu cũng không đảm bảo. Lý do là thu nhập có hạn nên không đủ điều kiện để cải thiện, do vậy bữa ăn thường đơn giản, không đảm bảo chất lượng.

Với điều kiện sinh hoạt và thu nhập thấp, nên đời sống tinh thần của công nhân Dệt May cũng hết sức nghèo nàn. Hầu hết các công ty đều khơng có tổ chức Đoàn thanh niên nên việc tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao rất hạn chế. Công ty chỉ quản lý giờ làm việc và tận dụng thời gian làm việc, làm thêm giờ. Do áp lực của công việc tại doanh nghiệp, nên sau giờ làm việc cơng nhân khơng muốn, có thể nói là khơng cịn đủ sức để tham gia các hoạt động khác. Việc khơng có nhà ở ổn định, cuộc sống tinh thần thiếu thốn cũng là yếu tố khiến cho người lao động không mặn mà gắn kết với doanh nghiệp, do vậy khó tạo được nếp sống văn hóa doanh nghiệp và tạo ra những thách thức rất lớn trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa. Đời sống văn hóa, tinh thần của cơng nhân được biểu hiện trên rất nhiều phương diện. Ở đây, chúng tơi chỉ đề cập đến một số yếu tố có chính chất hoạt động tập thể tạo

cho đời sống tinh thần của công nhân được phong phú và đa dạng hơn. Qua kết quả điều tra, khảo sát các hoạt động văn hóa, thể thao của cơng nhân sau giờ làm việc tại một số doanh nghiệp Dệt May cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 85)