Tăng cƣờng kinh phí hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện trường đại học quảng bình (Trang 69 - 84)

CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG

3.7. Tăng cƣờng kinh phí hoạt động

Những tồn tại đang hiện hữu tại TV một lớn là do vấn đề kinh phí hoạt động hạn hẹp. Tất cả moi vấn đề đều liên quan đến kinh phí, từ vấn đề bổ sung tài liệu cho đến vấn đề đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức các hoạt động bề nổi.

Xây dựng và phát triển vốn tài liệu có chất lƣợng cao, phục vụ tốt cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trƣờng là nhiệm vụ hàng đầu mà TV đặt ra. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đó, TV cần tích cực chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu, dự trù kinh phí bổ sung cụ thể cho từng năm đối với từng loại hình tài liệu.

Điều quan trọng là TV cần phải biết trƣớc kinh phí bổ sung tài liệu đƣợc phân bổ cho TV trong năm để có kế hoạch thực hiện chủ động, hiệu quả. TV nên mạnh dạn đề nghị lãnh đạo ĐHQB cấp kinh phí bổ sung cho thƣ

viện trung bình mỗi năm 350 triệu đồng đến 400 triệu đồng. Việc cấp kinh phí cho thƣ viện để bổ sung tài liệu cần kịp thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho TV trong công tác bổ sung.

Thƣ viện rất cần sự quan tâm đầu tƣ của Nhà trƣờng về vấn đề kinh phí mới có thể bổ sung đƣợc nguồn tài liệu tốt, có giá trị cao. Nếu công tác tăng cƣờng bổ sung vốn tài liệu không đƣợc quan tâm đúng mức thì chắc chắn hoạt động của TV không những không phát triển mà còn tụt hậu.

Trong kinh phí bổ sung của thƣ viện cần tập trung kinh phí cho việc bổ sung tài liệu hồi cố, tài liệu không công bố. Do tính chất quan trọng của nó nên các nguồn tài liệu này rất khó tiếp cận, muốn thu thập đƣợc phải mất rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí.

Trang thiết bị là những phƣơng tiện kỹ thuật chiếm vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của TV. Hiện nay, trang thiết bị của TV ĐHQB đang còn thô sơ và thiếu thốn. Những thiết bị hiện tại không thể phục vụ tốt cho mô hình TV trong tƣơng lai mà TV đang hƣớng tới. Chính vì thế, bên cạnh tăng cƣờng nguồn kinh phí bổ sung tài liệu thì TV cần lên kế hoạch tăng cƣờng kinh phí để trang cấp thêm trang thiết bị, hỗ trợ cho hoạt động của TV đạt hiệu quả cao hơn.

Những hoạt động bề nổi nơi đây nhƣ các hội thảo, hội nghị bạn đọc hay nhƣ các buổi tuyên truyền, giới thiệu sách, hoặc nhƣ xây dựng các SP và DV TT đều không thực hiện đƣợc một phần do lực lƣợng cán bộ mỏng, nhƣng phần lớn là do vấn đề kinh phí. Thiết nghĩ, những hoạt động bề nổi này có ý nghĩa rất lớn đến chất lƣợng công tác phục vụ NDT. Do đó TV cần có những kế hoạch, những đề án cụ thể để xin cấp thêm kinh phí. Có nhƣ thế những hoạt động của TV mới đi vào chiều sâu, bạn đọc mới nhận đƣợc những DV tốt nhất của TV. Từ đó, chất lƣợng phục vụ mới có thể đi lên, đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể đi tới một số kết luận sau: Để trƣờng ĐHQB thực sự trở thành trƣờng ĐH chất lƣợng cao, không những đòi hỏi phải không ngừng đổi mới phƣơng thức đào tạo, cải tiến nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy – học mà còn cần phải quan tâm đến công tác TV – một bộ phận cấu thành không thể thiếu của trƣờng ĐH, một điều kiện đảm bảo nâng cao chất lƣợng học tập, nghiên cứu của sing viên và cán bộ giảng viện.

Trong thời gian qua TV đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, tuy nhiên hiện nay cơ chế tổ chức và quản lý của TV không còn đáp ứng với sự nghiệp đổi mới và phát triển của nhà trƣờng. Nguồn thông tin của TV chƣa đƣợc dồi dào, các tài liệu tiếng Việt chiếm phần lớn nhƣng chƣa thật đúng diện, tài liệu nƣớc ngoài không nhiều mà còn quá lạc hậu. Các hoạt động của TV chủ yếu chỉ tập trung vào việc phục vụ tại phòng đọc và phòng mƣợn, các hoạt động thông tin tuyên truyền, giới thiệu sách chƣa đƣợc tiến hành. Đội ngũ cán bộ tuy có lòng nhiệt tình, yêu nghề nhƣng trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ thật đồng đều, chƣa theo kịp yêu cầu công việc. Cơ sở hạ tầng của TV còn nhiều thiếu thốn, diện tích còn chật hẹp nên không thể mở rộng các hoạt động của mình. Các trang thiết bị cũng còn quá nghèo nàn, chƣa áp dụng tin học, công nghệ trong công tác TV. Công tác đào tạo NDT vẫn đang còn bỏ ngõ.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiến đã xác định, tôi đã đề xuất một hệ thống các giải pháp để cải tiến công tác phục vụ NDT, nhằm phát huy tối đa chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của TV, góp phần nâng cao chất lƣợng sự nghiệp đổi mới Giáo dục – Đào tạo của Nhà trƣờng. Trong điêug kiện hiện tại, mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn nhƣng tôi cho rằng các giải pháp nêu

trên là hoàn toàn có tính khả thi. Nếu đƣợc thực hiện đồng bộ và triệt để thì công tác phục vụ NDT sẽ đạt đƣợc những thành công nhất định.

Để TV ĐHQB đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn, ngoài sự nỗ lực của tập thể cán bộ TV cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành các cấp và Nhà trƣờng về vấn đề chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động. Tôi xin đƣa ra đây một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo về những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết để nâng cao chất lƣợng hoạt động của TV.

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – với tƣ cách là cơ quan quản lý ngành dọc của ngành TV, cần quan tâm hơn nữa đến hệ thống TV các trƣờng Đại học. Các văn bản chỉ đạo, các văn bản quy phạm pháp luật cần cụ thể, rõ ràng hơn nữa, cần có những chế tài thật cụ thể. Bộ cần tổ chức nhiều hơn nữa những phong trào thi đua để khuyến khích, động viên cán bộ TV.

Đồng thời Bộ Giáo dục – Đào tạo cần có một bộ phận để quản lý, điều hành các TV ĐH. Bộ cần ban hành chính thức quy chế về tổ chức và hoạt động TV ĐH để các TV này có cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của mình. Bộ cũng cần đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển cho hệ thống TV ĐH, thể chế hóa sự phối hợp hoạt động giữa các TV ĐH với nhau.

Đối với lãnh đạo trƣờng ĐHQB, Nhà trƣờng cần đảm bảo kinh phí một cách tối đa để TV bổ sung tài liệu mới, thu thập, sao chép các luận văn, luận án. Nhà trƣờng cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc bổ sung cán bộ TV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng về tin học và ngoại ngữ. Đồng thời tạo mọi điều kiện nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ TV nơi đây. Nhà trƣờng cần đƣa học phần “Nhập môn khoa học thông tin thƣ viện” vào chƣơng trình đào tạo do Bộ Giáo dục – Đào tạo đã quy định. Nhờ có môn học này, TV sẽ phổ biến đến sinh viên của từng lớp những thông tin chung về TV và tài liệu trong TV, đồng thời có thể hƣớng dẫn các kỹ năng tra cứu tài liệu cơ bản.

Hy vọng rằng, với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ TV, cùng với sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan cấp trên và lãnh đạo Nhà trƣờng, chất lƣợng công tác phục vụ NDT nói riêng và hoạt động TV ĐHQB nói chung sẽ biến đổi nhanh chóng và đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp trong thời gian tới. Góp phần nâng cao chất lƣợng học tập, nghiên cứu cho các thế hệ sinh viên và toàn thể cán bộ, giảng viên của Nhà trƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Quốc Hội nƣớc Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh

thư viện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng

chính quy theo hệ thống tín chỉ, Quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT ngày 15/8/2007

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Về công tác Thƣ viện: các văn bản pháp quy hiện hành về Thƣ viện, Hà Nội.

4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2002), Quyết định số 13/QĐ ngày 10- 3-2002 : Về việc ban hành quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thƣ viện trƣờng Đại học.

5. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 6. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động Thông tin – thư viện,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo”, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (2), tr. 18-23.

8. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang thƣ viện, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. Liên hiệp Thƣ viện Đại học khu vực phía Bắc (2010), Kỷ yếu hội thảo

Đổi mới tổ chức, quản lý và tăng cƣờng ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện.

10. Nguyễn Huyền Trang (2010), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội đáp ứng sự nghiệp đổi mới giáo dục Đại học của đất nƣớc, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa học Thƣ viện, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Thủy (2007), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học thƣ viện, Hà Nội. .

12. Nguyễn Xuân Dũng (2011), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ ngƣời dùng tin của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học thƣ viện, Hà Nội.

13. Tạ Thị Lâm (2008), “Vai trò của Thư viện Đại học Khoa học Huế trong

công tác đào tạo học chế tín chỉ. Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Thƣ

viện Việt Nam, (3) tr. 40-45.

14. Trần Dƣơng (2008), Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học

Khoa học Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa học Thƣ viện, Hà nội.

15. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Trần Thị Bích Hồng (2004), Tra cứu thông tin trong hoạt động thư viện

thông tin, Nxb Đại học Văn hoá, Hà Nội.

17. Trần Thị Hiền (2010), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin khoa học – Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa học Thƣ viện, Hà Nội.

18. Trần Thị Quý, Đỗ văn Hùng (2007) Tự động hoá trong hoạt động thông tin- thƣ viện. Nxb, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Trần Trọng Bảy, “Nắm vững nhu cầu thông tin để phục vụ tốt cho công

tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học”, Website Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên – Tp. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày

05/12/2012, địa chỉ http://gralib.hcmuns.edu.vn/images/PDF/12-2000- 4.pdf.

20. Trung tâm TTTL Khoa học và Công nghệ Quốc gia (1999), Hệ quản trị

CSDL tư liệu CDS / ISIS for Windows, Hà Nội.

21. Võ Thúy Ngọc (2008), Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc ở Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Vinh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa học Thƣ viện, Hà Nội.

Tiếng Anh

22.“Library and Information science: Parameters and Perspectives”, Available

at http://www.books.google.com.vn.

23. Marketing in Library And Information Services: International Perspectives, Available at http://www.books.google.com.vn.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

Để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện Đại học Quảng Bình trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành khảo sát nhu cầu tin của người dùng tin. Xin Bạn vui lòng dành thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Bạn!

1. Bạn hãy cho biết mức độ sử dụng thƣ viện của bạn.

O Thƣờng xuyên O Thỉnh thoảng O Không bao giờ

2. Bạn thƣờng dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để thu thập thông tin?

O 1 – 2 giờ O 3 – 4 giờ O 5 – 6 giờ O Trên 6 giờ

3. Mục đích sử dụng thƣ viện của Bạn?

O Học tập O Nghiên cứu khoa học O Giảng dạy O Giải trí

4. Bạn thƣờng quan tâm đến thông tin về những ngành / lĩnh vực nào?

O Tài liệu chuyên ngành O Văn học - nghệ thuật O Chính trị - xã hội O Khoa học kỹ thuật

5. Bạn thƣờng sử dụng loại hình tài liệu nào?

O Sách O Báo, tạp chí O Luận án, luận văn O Các loại khác

6. Bạn thƣờng sử dụng hình thức phục vụ nào?

O Đọc tại chỗ O Mƣợn tài liệu về nhà

7. Bạn có nhận xét gì về tài liệu của thƣ viện trong việc đáp ứng nhu cầu tin của Bạn.

O Tƣơng đối đầy đủ O Không đáp ứng

8. Bạn có nhận xét gì về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ của thƣ viện?

O Tốt O Chƣa đáp ứng

O Tƣơng đối tốt O Hoàn toàn không đáp ứng

9. Bạn có nhận xét gì về phong cách và thái độ của cán bộ thƣ viện?

O Tốt

O Tƣơng đối tốt O Không tốt

10. Trong thời gian sắp tới, Bạn muốn thƣ viện mở rộng thêm những dịch vụ nào sau đây?

O Mƣợn liên thƣ viện O Phổ biến thông tin có chọn lọc O Dịch tài liệu O Trƣng bày, triển lãm tài liệu

11. Bạn muốn biết những thông tin về thƣ viện thông qua…?

O Tờ rơi O Buổi tuyên truyền của thƣ viện O Tự mình tìm hiểu O Bạn bè, giáo viên

12. Bạn thƣờng tra tìm tài liêu thông qua…?

O Mục lục O Thƣ mục

13. Bạn có thƣờng xuyên gặp khó khăn khi tra cứu thông tin?

O Thƣờng xuyên O Thỉnh thoảng O Không

14. Bạn cần thƣ viện giúp đỡ vấn đề gì?

O Giới thiệu về tài liệu của thƣ viện O Hƣớng dẫn kỹ cách tra tìm tài liệu O Tăng giờ giấc phục vụ

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

Nội dung câu hỏi đã đƣợc trả lời Tổng số Sinh viên Cán bộ, giảng

viên Số trả lời Tỉ lệ% Số trả lời Tỉ lệ% Số trả lời Tỉ lệ% Tổng số phiếu phát ra: 100 phiếu(SV:70; CB,GV:30) Tổng số phiếu thu về: 94 phiếu(SV:65; CB,GV:29) 94 94 65 93 29 97

1. Bạn hãy cho biết mức độ sử dụng thƣ viện của bạn.

Thƣờng xuyên 87 93 60 92 27 93

Thỉnh thoảng 7 7 5 8 2 7

Không bao giờ 0 0 0 0 0 0

2. Bạn thƣờng dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để thu thập thông tin? 1 – 2 giờ 8 7 5 8 3 10 3 – 4 giờ 27 28 20 30 7 25 5 – 6 giờ 51 54 35 54 16 55 Trên 6 giờ 8 9 5 8 3 10 3. Mục đích sử dụng thƣ viện của Bạn?

Nghiên cứu khoa học 13 14 2 3 12 42

Giảng dạy 13 14 0 0 14 48

Giải trí 8 9 8 12 0 0 4. Bạn thƣờng quan tâm đến

thông tin về những ngành / lĩnh vực nào?

Tài liệu chuyên ngành 65 69 45 69 20 69

Văn học – nghệ thuật 13 14 9 14 4 14

Chính trị - xã hội 11 12 8 12 3 10

Khoa học - kỹ thuật 5 5 3 5 2 7

5. Bạn thƣờng sử dụng loại hình tài liệu nào?

Sách 68 72 50 77 18 62

Báo, tạp chí 17 18 10 15 7 24

Luận án, luận văn 7 7 4 6 3 10

Các loại khác 2 3 1 2 1 3 6. Bạn thƣờng sử dụng hình thức phục vụ nào? Mƣợn tài liệu về nhà 78 83 50 77 28 97 Đọc tại chỗ 27 29 25 38 2 7 7. Bạn có nhận xét gì về tài liệu của thƣ viện trong việc đáp ứng nhu cầu tin của Bạn.

Đầy đủ 10 11 8 12 2 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện trường đại học quảng bình (Trang 69 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)