Khoảng cách di truyền giữa các loài khác nhau của giống Kudoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài myxosporea (myxozoa) ký sinh trên một số loài cá ở vùng biển ven bờ tỉnh quảng bình (Trang 66)

(dựa trên phân tích trình tự gen 18S)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 0.00 2 0.00 0.00 3 0.01 0.01 0.00 4 0.01 0.01 0.00 0.00 5 0.01 0.01 0.00 0.00 0.00 6 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.00 7 0.03 0.03 0.02 0.02 0.02 0.00 0.00 8 0.03 0.03 0.02 0.02 0.02 0.00 0.00 0.00 9 0.11 0.11 0.10 0.10 0.10 0.11 0.11 0.11 0.00 10 0.11 0.11 0.10 0.10 0.10 0.11 0.11 0.11 0.00 0.00 11 0.11 0.11 0.10 0.10 0.10 0.11 0.11 0.11 0.00 0.00 0.00 12 0.30 0.30 0.29 0.29 0.29 0.30 0.31 0.31 0.30 0.30 0.30 0.00 1: Kudoa monodactyli DQ439814; 2: Kudoa monodactyli QB-VN; 3: Kudoa scomberomori AY302737;

4: Kudoa scomberomori QB-VN; 5: Kudoa grammatorcyni AY302739; 6: Kudoa megacapsula AB188529; 7: Kudoa megacapsula AB263074; 8: Kudoa megacapsula QB-VN; 9: Kudoa kenti FJ792714; 10: Kudoa kenti FJ792713; 11: Kudoa kenti QB-VN; 12: Ceratomyxa sp. KU726594

Kudoa monodactyli DQ439814

Kudoa monodactyli QB-VN

Kudoa scomberomori AY302737

Kudoa scomberomori QB-VN

Kudoa grammatorcyni AY302739 Kudoa megacapsula AB188529

Kudoa megacapsula AB263074

Kudoa megacapsula QB-VN Kudoa kenti FJ792714 Kudoa kenti FJ792713 Kudoa kenti QB-VN Ceratomyxa sp. KU726594 69 100 78 100 99 100 51 98 0.02

4.1.3. Tỷ lệ nhiễm và vị trí nhiễm các lồi myxosporea

Tỷ lệ nhiễm và vị trí nhiễm của các loài myxosporea thu được trong nghiên cứu này được tóm tắt ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Tỷ lệ nhiễm và vị trí nhiễm của các loài myxosporea

Loài ký sinh trùng Vật chủ cá Nơi ký sinh Tỷ lệ nhiễm (%) Tên khoa học Tên địa phương

Sphaeromyxa n.sp.1 Paramonacanthus japonicus Cá Bò Mật 40,0 Sphaeromyxa n.sp.2

Platycephalus indicus Cá Chai Mật 2/3

Myxidium n.sp. Muraenesox cinereus Cá Dưa xám Mật 66,6

Ceratomyxa sp.1 Trachinotus baillonii Cá Sòng chấm Mật 42,8

Ceratomyxa sp.2 Terapon jarbua Cá Ong Mật 40,7

Ceratomyxa sp.3 Cynoglossus bilineatus Cá Thờn bơn Mật 2/5

Ceratomyxa sp.4 Plotosus canius Cá Ngát sọc Mật 3/7

Auerbachia n.sp. Carangoides malabaricus Cá Khế Mõm ngắn

Mật 26,6

Auerbachia chakravartyi

Megalaspis cordyla Cá Sịng gió Mật 35,0

Unicapsula andersenae

Paramonacanthus japonicus

Cá Bò Cơ 26,6

Gerres limbatus Cá Móm gai ngắn Cơ 31,8

Otolithes ruber Cá Nạng Bạc Cơ 26,6

Kudoa monodactyli

Monodactylus argenteus Cá Chim khoang Cơ 50,0

Kudoa

scomberomori

Scomberomorus guttatus Cá Thu chấm Cơ 53,3

Kudoa megacapsula

Clupanodon thrissa Cá Mòi cờ hoa Cơ 92,0

Kudoa kenti Lagocephalus lunaris Cá Nóc tro Cơ 26,6

Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm các loài dao động từ 26,6% đến 92,0%. Trong số 14 lồi myxosporea thu được, có 9 lồi ký sinh trong túi mật và 5 loài ký sinh trên cơ. Đa số các loài ký sinh trong túi mật trôi nổi tự do trong túi mật làm cho dung dịch mật bị chuyển sang màu đục. Các loài ký sinh trên cơ tập trung lại trong các nang giả phân bố dọc theo sợi cơ. Tùy theo từng lồi, kích

thước và sự phân bố của các nang giả có sự khác nhau rõ rệt. Lồi K. kenti ký

sinh trên cá Nóc tro với mật độ nhiễm thấp và các nang giả rất nhỏ. Tuy nhiên một số loài như K. monodactyli ký sinh trên cá Chim khoang Monodactylus argenteus, loài K. scomberomori ký sinh trên cá Thu chấm Scomberomorus guttatus và loài U. andersenae ký sinh trên cá Bò Paramonacanthus japonicu,

các nang giả chứa nhiều bào tử nên có kích thước lớn hơn so với loài K. kenti. Qua các tiêu bản lát cát cho thấy khơng có hiện tượng viêm cơ vân được ghi nhận trên các loài cá nghiên cứu.

Kết quả cũng cho thấy đa số các loài ký sinh trùng myxosporea được phát hiện trên các loài cá khác nhau, trừ lồi cá bị Paramonacanthus japonicus nhiễm 2 loài myxosporea ký sinh ở hai cơ quan khác nhau: loài Sphaeromyxa n.sp.1 ký sinh trong túi mật và loài U. andersenae ký sinh trên cơ. Trong đó lồi U. andersenae được phát hiện ký sinh trên 3 vật chủ khác nhau: Paramonacanthus japonicus, Gerres limbatus và Otolithes ruber tại Quảng Bình.

4.1.4. Tình hình nhiễm myxosporea theo bộ vật chủ

Trong số 8 bộ cá nghiên cứu, duy nhất bộ cá Nhói Beloniformes chưa phát hiện nhiễm myxosporea ở 4 loài cá nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm ở các bộ cá còn lại dao động từ 10,8% đến 48,9% (bảng 4.16).

Bảng 4.16. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng myxosporea theo bộ vật chủ

Bộ vật chủ SLMK SLN (%) Anguilliformes 50 10 (20,0) Beloniformes 44 0 Clupeiformes 47 23 (48,9) Perciformes 510 55 (10,8) Pleuronectiformes 5 2 Scorpaeniformes 6 2 Siluriformes 7 3 Tetraodontiformes 71 21 (29,5) Tổng 740 116 (15,6)

Bộ cá Vược Perciformes có 46 lồi cá được nghiên cứu, trong đó 8 lồi bị nhiễm myxosporea. Nghiên cứu đã phát hiện ở bộ cá Vược đã phát hiện 8 loài myxosporea: 2 loài thuộc giống Kudoa (K. scomberomori, K. monodactylus); 2

giống Unicapsula: U. andersenae; 2 loài thuộc giống Ceratomyxa (Ceratomyxa sp.1, Ceratomyxa sp.2).

Bộ cá Trích Clupeiformes có 47 cá thể thuộc 4 loài của 4 họ cá được mổ khám, chỉ có Cá Mịi cờ hoa Clupanodon thrissa bị nhiễm lồi K. megacapsula

với tỷ lệ cao nhất 48,9%.

Bộ cá Thân bẹt Pleuronectiformes có số lượng cá thể được mổ khám ít nhất với 5 mẫu cá Thờn bơn Cynoglossus bilineatus, trong đó có 2 mẫu bị nhiễm lồi Ceratomyxa sp.3. ở mật.

Bộ Cá Chình Anguilliformes duy nhất có 1 lồi cá Dưa xám Muraenesox

cinereus được mổ khám, bị nhiễm loài Myxidium n.sp. với tỷ lệ nhiễm là 20%.

Bộ cá Mù làn Scorpaeniformes có 7 cá thể thuộc 2 lồi được mổ khám. Kết quả cho thấy có 2/3 cá thể cá Chai Platycephalus indicus bị nhiễm loài Sphaeromyxa n.sp.2.

Bộ cá Da trơn Siluriformes có duy nhất lồi Plotosus canius được mổ

khám. Trong đó có 3/7 cá thể bị nhiễm loài Ceratomyxa sp.4 ở túi mật.

Bộ cá Nóc Tetraodontiformes có số lượng cá thể mổ khám khá cao với 71 cá thể thuộc 3 loài của 2 họ. Trong đó, cá Nóc tro Lagocephalus lunaris bị nhiễm loài Kudoa kenti trong cơ; lồi cá Bị Paramonacanthus japonicus bị nhiễm loài

Sphaeromyxa n.sp.1 trong túi mật.

Bộ Tetraodontiformes và bộ Perciformes bị nhiễm các loài thuộc giống

Kudoa, Unicapsula, Ceratomyxa, Auerbachia.

Các loài thuộc giống Ceratomyxa phân bố ở 3 bộ cá khác nhau như: Bộ Perciformes, Bộ Pleuronectiformes, Bộ Siluriformes.

4.2. THẢO LUẬN

Trong nghiên cứu này, 14 loài ký sinh trùng myxosporea đã được phát hiện ký sinh trên 116 cá thể cá biển. Trong đó có 9 lồi thuộc 6 giống khác nhau được phát hiện trong túi mật và 5 loài được phát hiện trong hệ cơ của vật chủ. Các loài được xác định dựa trên các đặc điểm hình thái học và di truyền học.

Giống Kudoa Meglitsch, 1947 bao gồm các lồi có 4 hoặc nhiều hơn 4

mảnh van, trong đó mỗi mảnh van có chứa một nang cực (Whipps et al., 2004). Đây là giống có số lượng lồi được ghi nhận tương đối lớn (hơn 100 lồi) (Eiras

đặc điểm hình thái, vật chủ và vùng phân bố của vật chủ. Tuy nhiên đến nay, việc kết hợp của phân tích di truyền đã phân tích chính xác lồi và sự phát sinh của các loài trong giống.

Các loài thuộc giống Kudoa được phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới và chủ yếu ở cá biển và cá cửa sông (Eiras et al., 2014). Tại khu vực Đông Á và khu vực tiếp giáp với châu Úc, các loài chủ yếu được ghi nhận tại Nhật Bản, Trung Quốc và Úc. Tại Việt Nam, cho đến nay chỉ có 1 ghi nhận của loài K. monodactyli trên cá Chim khoang Monodactylus argenteus (Nguyễn Ngọc Chỉnh

và cs., 2015). Các loài Kudoa chủ yếu trên cơ của cá, đôi khi ở não, màng treo

ruột, túi mật, tim, buồng trứng và thành ruột (Mansour et al., 2014). Tùy vào vị trí nhiễm chúng có thể gây ra chứng viêm màng não, suy tim hoặc vô sinh. Một số lồi cịn gây ra hiện tương ngộ độc thực phẩm. Từ năm 2003, mỗi năm ở Nhật Bản có khoảng 100 ca ngộ độc thực phẩm do sử dụng cá có nhiễm K. septempuntacha, đặc biệt năm 2010 có 158 ca ngộ độc do ăn thực phẩm có

nhiễm lồi đơn bào này (Kawai et al., 2012).

Trong nhiên cứu này 4 loài Kudoa đã được ghi nhận trong cơ của vật chủ. Kết quả phân tích hình ảnh mẫu tiêu bản mơ bệnh học cho thấy cả 4 loài được ghi nhận này đều không gây ra hiện hiện tượng viêm tại khu vực xâm nhiễm. Trong 4 lồi được phát hiện ở Quảng Bình, chưa có các ghi nhận nào cho thấy chúng có khả năng gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm.

Giống Unicapsula Davis, 1924 có bào tử hình cầu có 3 nang cực khơng

đều nhau về kích thước. Nang cực lớn nhất có hình cầu và bên trong có chứa sợi nang cực. Cho đến nay có 13 lồi được ghi nhận trên thế giới. Trong đó có 3 lồi được ghi nhận tại Việt Nam bao gồm U. pyramidata, U. seriolae và loài U. andersenae (Tomochi, 2014). Tất cả các loài này đều ký sinh trên cơ, tuy nhiên

trên thế giới một số loài được nghi nhận trên mang, thận, đường tiết niệu.

Giống Myxidium Buetschli, 1882 có bào tử dạng hình thoi, hơi thẳng hoặc hình lưỡi liềm, đơi khi có dạng hình xichma. Bào tử chứa 2 nang cực dạng trịn hình quả lê nằm ở 2 điểm cuối ở 2 đầu bào tử. Trên mỗi mảnh van có các đường gờ trơn chạy dọc từ đầu bên này sang đầu bên kia của bào tử (Lom and Dyková, 2006). Đến nay có khoảng 232 lồi đã được mơ tả trên cá biển và cá nước ngọt. Hầu hết các lồi đều được phát hiện trong túi mật, thận, bóng đái của cá. Trong đó, lồi Myxidium truttae Léger, 1931 được ghi nhận gây ra bệnh nhiễm trùng trên ống mật và gan của cá hồi ở châu Âu (Eiras, 2011). Phân tích hình thái và phân tử xác

định mẫu Myxidiumthu được trong nghiên cứu này là loài mới đối với khoa học.

Đây là lần đầu tiên nghi nhận sự ký sinh của Myxisium trên cá Dưa xám.

Giống Sphaeromyxa Thélohan, 1892 bao gồm các lồi có hình thon dài,

hơi cong có hai nang cực nằm về đầu của bào tử. Hai đầu của bào tử có dạng cụt. Cho đến nay có hơn 50 lồi đã được phát hiện và mơ tả. Tính gây bệnh của các loài này lên vật chủ chưa được ghi nhận. Trong 2 lồi mới chúng tơi ghi nhận có sợi nang cực nằm trong mỗi nang cực khơng xếp hình lị so như các lồi myxosporea trong các giống khác mà xếp theo gấp khúc, phần gốc của các sợi nang cực lớn và có xu hướng thon gọn ở phần cuối của sợi.

Giống Auerbachia Meglitsch, 1968 có 12 lồi được ghi nhận trên thế giới. Năm 2006, Lom và Diková xếp giống này vào họ Auerbachiidae Evdokimova, 1973 (Lom and Dyková, 2006). Tuy nhiên Fiala et al., (2015a) đã đưa nhóm này vào họ Coccomyxidae Léger and Hesse, 1907 (Mansour et al., 2017). Trong nghiên cứu cứ này, 1 loài mới được ghi nhận bằng sự sai khác về di truyền, kích thước của bào tử, nang cực và sự khác nhau về vật chủ. Đây cũng là ghi nhận đầu tiên cho giống Auerbachia tại Việt Nam.

Giống Ceratomyxa có số lượng lồi lớn với hơn 200 loài đã được ghi nhận trên cá. Các bào tử dài có hình giống vỏ sị, một vài có hình nón. Chúng chủ yếu xâm nhiễm trong túi mật. Một số loài xâm nhiễm trên các cơ quan khác nhau như đường tiết niệu (C. navicularia, C. spinosa và C. renalis) và các ống thận (C. tenuispora, C. hungarica và C. caspia). C. shasta gây nhiễm cho tất cả các lớp

của tồn bộ đường tiêu hóa, và có thể cũng nằm trong nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như túi mật, lá lách, thận, tuyến sinh dục,… (Eiras, 2006). Chúng tôi đã mô tả 4 loài thuộc giống Ceratomyxa. Do số liệu phân tử vẫn chưa phân tích xong

nên việc định danh đến lồi chưa được thực hiện.

Ngành nuôi trồng hải sản ở nước ta ngày càng phát triển và mở rộng. Sự xâm nhiễm và gây bệnh của các loài trùng bào tử sợi myxosporea lên các lồi cá ni gây thiệt hại về kinh tế cho ngành nuôi trồng hải sản. Kết quả của nghiên cứu này là số liệu bước đầu về thành phần loài và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng myxosporea trên cá biển, là cơ sở khoa học cho việc dự báo và phòng ngừa khả năng bùng phát sự phát triển của các lồi trùng bào tử sợi, góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế đối với ngành khai thác và nuôi trồng cá.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Trong số 740 cá thể thuộc 37 họ, 8 bộ cá tại Quảng Bình được nghiên cứu có 116 (15,6%) cá thể thuộc 14 loài bị nhiễm trùng bảo tử sợi myxosporea, tỷ lệ nhiễm ở các loài cá dao động từ 26,6-92,0%.

2. Kết hợp phương pháp định loại hình thái và phân tử đã định loại mơ tả được 14 lồi myxosporea. Trong đó có 4 lồi được ghi nhận là loài mới cho khoa học, 5 loài là ghi nhận mới cho Việt Nam và có 4 lồi thuộc giống

Ceratomyxa mới xác định đến giống.

3. Các lồi trùng bào tử sợi có tính thích nghi vật chủ hẹp, mỗi lồi myxosporea ký sinh trên các loài vật chủ cá khác nhau, riêng lồi cá Bị Paramonacanthus

japonicus bị nhiễm 2 lồi ở hai vị trí khác nhau. Lồi U. andersenae được ghi

nhận ký sinh trên 3 loài vật chủ: Cá Bị Paramonacanthus japonicus, Cá

Móm gai ngắn Gerres limbatus, Cá Nạng bạc Otolithes ruber.

4. Trong số 8 bộ cá nghiên cứu, chỉ có bộ cá Nhói Beloniformes chưa phát hiện nhiễm trùng bào tử sợi.

5.2. KIẾN NGHỊ

Trùng bào tử sợi myxosporea có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản, việc định loại ký sinh trùng myxosporea bằng hình thái cịn nhiều hạn chế. Do vậy cần kết hợp cả 2 phương pháp hình thái học và di truyền để định loại 4 loài

Ceratomyxa sp. chưa định tên đến loài.

Cho đến nay, việc nghiên cứu ký sinh trùng myxosporea ở nước ta vẫn chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do vậy cần có nhiều nghiên cứu hơn về các loài myxosporea và mở rộng vùng nghiên cứu ra các khu vực khác để có cái nhìn tổng thể về tình hình nhiễm myxosporea ở các hệ sinh thái khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

Cần có các nghiên cứu về vịng đời của các lồi myxosporea để có phương án phịng trừ, kiểm sốt, hạn chế dịch bệnh do trùng bào tử sợi gây ra ở cá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Quang Tề, Hà Ký (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

2. Hà Ký, 1968. Khu hệ kí sinh trùng cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam và một số biện pháp phịng trị. Luận văn phó tiến sĩ sinh học.

3. Nguyễn Ngọc Chỉnh, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Hà, Hà Duy Ngọ, Đặng Xuân Nghiêm, 2015. Loài đơn bào Kudoa monodactyli Genter, 2006

(Multivalvulida: kudoidae) ký sinh trong cơ cá biển vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Bình. Hội nghị ký sinh trùng học tồn quốc lần thứ 42. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 978-604-913-380-0.

4. Nguyễn Tiến Hưng (2015). Thực trạng kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 1995-2014 và dự báo năm 2015, Bản tin Hoạt động nghiên cứu của Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản ngày 16/04/2015, Tuy cập ngày 09/09/2017 từ http://www.vifep.com.vn/hoat-dong-nghien-cuu/1030/Thuc-trang-kim-ngach- xuat-khau-thuy-san-giai-doan-1995-2014-va-du-bao-nam-2015.html.

5. Nguyễn Thị Hoài (2014). Nghiên cứu phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sỹ, Đại học sư phạm Huế, tr.105.

6. Võ Thế Dũng, Glenn Allan Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, 2012. Ký sinh trùng cá mú và cá chẽm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

7. Vũ Thị Ngọc (2008). Nghiên cứu bệnh do động vật đơn bào (Protozoa) ký sinh trên cá chẽm (Lates calcarifer (Bloch, 1790)) ni tại Khánh Hịa và thử nghiệm phương pháp chữa trị. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, trường Đại học Nha Trang.

8. Quyết định số: 932/QĐ-UBND, Quyết định về việc phê duyêt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, ngày 25 tháng 4

năm 2011. Tài liệu tiếng Anh:

9. Adlard R. D., Bryant M. S., Whipps C. M., Kent M. L. (2005). Multivalvulid myxozoans from eastern Australia: three new species of Kudoa from scombrid and labrid fishes of the Great Barrier Reef, Queensland, Australia. Journal of Parasitology. Vol 91(5). pp. 1138-42.

10. Atkinson S. D. (2011). Diversity, life cycles and population genetics of freshwater Myxozoa from the Pacific Northwest of North America. PhD. Thesis, University of Queensland, 220 p.

11. Bartošová P., Freeman M. A., Yokoyama H., Caffara M., Fiala I. (2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài myxosporea (myxozoa) ký sinh trên một số loài cá ở vùng biển ven bờ tỉnh quảng bình (Trang 66)