Nồng độ NO2tính lý thuyết và đo đạc khí thải khi đốt rác thải tại các mẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 63 - 78)

so sánh với nồng độ đo đạc thực tế NO2. Kết quả trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 4.11. Nồng độ NO2tính lý thuyết và đo đạc khí thải khi đốt rác thải tại các mẻ các mẻ Mẻ Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp (oC) Nồng độ đo thực tế (mg/m3) Nồng độ theo tính toán (mg/m3) Mẻ 1 1050 304 324,279 Mẻ 2 1100 108 117,946 Mẻ 3 1030 316 323,379 Mẻ 4 1105 403 408,147 Mẻ 5 1150 190 195,426 Mẻ 6 1100 475 501,192 Mẻ 7 1187 186 190,120 Mẻ 8 1130 139 126,957 Mẻ 9 1054 147 141,257 Mẻ 10 1060 270 281,666

Nguồn: Theo dõi nhiệt độ thực tế

Kết quả cho thấy nồng độ tính toán lý thuyết và nồng độ đo đạc thực tế cho thấy không có sự sai khác lớn. Điều đó cho thấy, việc sử dụng các hệ số thực nghiệm có thể sử dụng để tính nồng độ khí thải phát sinh. Kết quả có thể sử dụng trong việc điều chỉnh thành phần chất thải, thời gian lưu, thời gian xáo trộn, thời gian đốt, bổ sung nhiên liệu đốt, cấp khí... để đảm bảo quá trình đốt cháy hoàn toàn chất thải y tế nhằm tăng hiệu suất xử lý và bảo vệ môi trường.

4.4.3. Đối với quá trình nạp rác

Để đảm bảo hiệu quả xử lý rác thải cần được phân loại và nạp mỗi mẻ nạp khoảng 21 kg và thời gian nạp rác tiếp theo vào buồng sơ cấp là 10 phút để đảm bảo công suất lò và quá trình cháy. Cần phải có các lưu ý sau:

Trước khi mở cửa lò để nạp rác cần phải quan sát lượng rác trong lò đã cháy hết chưa và đồng thời tiến hành khóa van cấp khí sơ cấp. Bởi vì, một phần khí cháy phát tán ra cửa lò, thành phần độc hại vào môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người vận hành.

Quan sát nhiệt độ của buồng đốt sơ cấp xác định thời điểm nạp rác phù hợp. Thời điểm nạp mẻ rác mới là thời điểm lượng cacbon cố định từ mẻ rác trước sắp cháy hết. Nếu nạp rác sớm, khi quá trình khí hóa đang diễn ra hoặc lượng cặn cacbon cố định chưa cháy hết, dễ xảy ra tình trạng nhiễu loạn và gia tăng áp suất trong buồng đốt

4.4.4. Quản lý nhiệt độ buồng đốt

Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp không thấp hơn 1100oC (đối với thành phần nguy hại không có Chlorine) và không thấp hơn 1200oC (đối với chất thải nguy hại có chứa chlorine hoặc các thành phần có khả năng phát sinh POPs) với thời gian lưu cháy không dưới 1giây.

- Nhiệt độ của khí thải ở miệng ống khói không lớn hơn 250oC - Lượng oxy dư tối thiểu 300%

Đảm bảo quá trình cháy tốt nhất ở buồng sơ cấp

Để đảm bảo quá trình cháy tốt nhất ở buồng sơ cấp cần phải đảm bảo các vấn đề sau:

- Kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ đốt của buồng lò, có biện pháp khống chế và gia tăng nhiệt độ khi cần thiết.

-Kiểm soát cấp khí vào lò sơ cấp theo đúng yêu cầu của kỹ thuật đốt được áp dụng. Nếu không có cơ cấu tự động điều chỉnh van cấp khí vào lò đốt thì người vận hành lò phải nắm rõ bản chất của quá trình để điều chỉnh van hợp lý bằng tay.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị giám sát nhiệt độ, giám sát thông số ôxy dư (nếu có) để đảm bảo sự hoạt động ổn định của lò đốt. Đầu dò nhiệt độ là một hạng mục vật tư có tuổi thọ thấp, dễ hư hỏng, vì vậy phải luôn luôn có dự trữ để thay thế khi cần thiết. Nếu đầu dò nhiệt độ bị hư hỏng mà chưa có sẵn để thay thế thì không được phép vận hành lò.

- Trong quá trình hoạt động, áp suất trong buồng lò phải luôn luôn âm (thấp hơn áp suất khí quyển); cửa lò phải đảm bảo độ kín để không có sự xâm nhập ôxy vào buồng lò làm nhiễu loạn chế độ đốt hoặc thoát khí thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Khoảng thời gian nạp rác, cửa lò được mở ra, phải có các biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa các hiện tượng nói trên bằng cách chọn thời điểm nạp rác hợp lý và đóng các van cấp khí hoặc tắt quạt thổi khí.

Đảm bảo quá trình cháy tốt nhất ở buồng thứ cấp

Để hiệu quả cháy cao ở buồng đốt thứ cấp cần phải đảm bảo các điều kiện nhiệt độ cao, ôxy dư, thời gian lưu và độ xáo trộn tốt. Thời gian lưu và sự xáo trộn trong buồng lò thứ cấp phụ thuộc vào kết cấu của lò, con người khó có thể tác động trực tiếp được tới các thông số này. Tuy nhiên, khi có sự nhiễu loạn từ buồng sơ cấp hoặc một số yếu tố khác như chế độ cấp khí và nhiệt độ tại buồng thứ cấp không ổn định, làm ảnh hưởng đến động học trong buồng lò, kéo theo làm ảnh hưởng đến thời gian lưu và sự xáo trộn. Chẳng hạn như, vì một lý do nào đó, sản phẩm khí hóa từ buồng sơ cấp tăng vọt vượt quá khả năng xử lý của buồng thứ cấp, thời gian lưu cháy trong buồng thứ cấp không đủ theo yêu cầu sẽ làm phát sinh khói đen (chứa nhiều bụi và hàm lượng CO rất cao) mặc dù khi đó nhiệt độ buồng thứ cấp rất cao. Nói cách khác, sự tương thích về chế độ hoạt động của 2 buồng đốt đã bị mất cân bằng. Khi xảy ra hiện tượng này, người vận hành phải điều chỉnh ngay chế độ đốt ở buồng sơ cấp (giảm nhiệt độ bằng cách giảm oxy hoặc phun ẩm) để giảm tốc độ khí hóa tới mức độ tương thích với hoạt động của buồng đốt thứ cấp.

Đối với các lò đốt chất thải nguy hại phải được giám sát liên tục 03 thông số: nhiệt độ buồng đốt, nồng độ oxy dư và nồng độ CO trong khí thải. Thông qua việc giám sát 03 thông số này người ta điều chỉnh chế độ đốt hợp lý nhất để duy trì quá trình cháy tốt nhất nhằm đạt hiệu quả phân hủy tối ưu.

4.4.5. Giải pháp tận thu nhiệt phát sinh nhằm giảm độ ẩm của rác thải trước khi đốt khi đốt

Thời gian gia nhiệt đối với lò đốt chất thải từ 6- 8 giờ, khi nhiệt độ tại buồng đốt sơ cấp đạt 700oC tiến hành đốt chất thải. Trong thời gian này,nhiệt lượng từ quá trình gia nhiệt để sử dung cho công tác sấy rác thải y tế trước khi đốt. Chất thải y tế được sấy ở 300oC độ ẩm còn 15% khi đó rác đem đốt sẽ được cháy triệt để.

Giải pháp xử lý khí thải lò đốt

* Giảm nhiệt khí thải

Giảm nhiệt độ khí thải xuống dưới 250oC trong thời gian dưới 7s để tránh tái tổ hợp các thành phần khí tạo POPs. Để giảm nhiệt độ của khí thải có thể sử dụng các hệ thống thu hồi năng lượng (hệ thống tuabin hơi nước, hệ thống máy phát tua bin khí, hệ thống động cơ đốt trong) hoặc tháp giải nhiệt.

* Xử lý bụi

Bụi hình thành do quá trình đốt không hoàn toàn các thành phần vô cơ và hữu cơ có trong chất thải được đốt. Bụi làm giảm thị giác và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bụi có kích thước nhỏ hơn 10 µm gọi là bụi hô hấp bởi vì nó có thể đi sâu vào trong phổi. Để xử lý bụi phát sinh có thể sử dụng các thiết bị lọc bụi tĩnh điện, thiết bị ventury, thiết bị lọc tay áo, xyclon...

* Xử lý SOx và khí axít (HCl, HF)

SOx và khí axít (HCl, HF) hình thành do quá trình đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, clorua, flourua. Flor chỉ có trong một số ít CTR còn clor thường gặp hơn, ví dụ có trong nhựa PVC... .SO2 kích thích hệ hô hấp, làm cay mắt, chảy mũi, gây nên các bệnh như viêm mũi, mắt, viêm họng. Ở nồng độ cao, SO2 là tác nhân gây bệnh tật hoặc gây tử vong đối với những người đã mắc các chứng bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản hay cuống phổi. SO2 gây mưa axit và sương mù, hủy diệt ao hồ, sông rạch và rừng. Kiểm soát SO2 và hơi axit: phân

loại nguồn, hấp thụ khí SO2 bằng nước, bằng đá vôi (CaCO3) hoặc vôi nung (cao), bằng than hoạt tính, các chất hấp phụ thể rắn.

* Xử lý NOx

NOx có hai dạng là: NO và NO2; NOx hình thành từ hai nguồn đó là: nguồn thứ nhất hình thành do phản ứng giữa nitơ và oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt; nguồn thứ hai hình thành do phản ứng oxy và nitơ hữu cơ có trong thành phần các loại nhiên liệu sử dụng. NOx là tác nhân dẫn đến việc hình thành chất pan (peroxyl acetal nitrat) gây nên hiện tượng sương mù. Để kiểm soát lượng NOx thải ra môi trường trong quá trình đốt, phải tiến hànhphân loại chất thải tại nguồn, kiểm soát quá trình cháy, xử lý khí cháy.

- Phânloại tại nguồn:tách chất thảichứa nitơ. Ví dụ thực phẩm thừa và rác vườn nhằm làm giảm NOx sinh ra.

- Kiểmsoát quá trình cháy - Tuầnhoàn khí cháy

* Quản lý tro, cặn

Tro cặn phát sinh từ lò đốt thường nhiễm kim loại nặng, thủy tinh, cặn từ thiết bị rửa khí khô và một phần POPs còn sót lại. Vì vậy, chúng cần phải được thu gom bằng băng tải kín, vận chuyển trong các thùng kín đến nơi đóng rắn và chôn lấp an toàn nhằm tránh phát tán POPs.

* Xử lý nước thải

Nước thải phát sinh cần phải được thu gom hoàn toàn, có thể áp dụng các biện pháp xử lý hóa lý: keo tụ, lắng lọc, trung hòa,…. Nước thải sau xử lý đạt tiêuchuẩntheo qui địnhcó thể đem tái sử dụng cho hệ thống xử lý khí thải, hoặc thải vào môi trường.

4.4.6. Giải pháp tập huấn truyền thông

-Tuyên truyền tập huấn cho đội ngũ các bộ công nhân trong xí nghiệp những kiến thức liên quan đến chất thải y tế;

-Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người lao động về tác hại của chất thải y tế cũng như tác hại của quá trình xử lý chất thải y tế không đạt quy chuẩn đến con người và môi trường;

-Thường xuyên đào tạo về quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế;

-Đánh giá rủi ro, sự cố và có biện pháp kiểm soát ứng phó sự cố.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

1. Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội được hình thành từ năm 1999 là công trình được xây dựng với sứ mệnh bảo vệ môi trường, xử lý hầu hết rác thải y tế nguy hại của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xí nghiệp có một lò đốt chất thải y tế công suất 125 kg/giờ. Hàng ngày, tiếp nhận trung bình 5 tấn chất thải y tế đã vượt quá công suất xử lý của lò đốt. Hà Nội với dân số tăng lên hàng năm cùng tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển đã tạo ra một lượng chất thải y tế rất lớn và tăng dần. Hiện nay, Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội vẫn đang tồn tại công nghệ đốt chất thải lạc hậu, máy móc thiết bị đã xuống cấp trầm trọng, quá trình xử lý chất thải không triệt để, phát sinh nhiều khí thải độc hại gây ô nhiễm thứ cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí xung quanh.

2. Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm Hà Nội hiện đang áp dụng hệ thống lò đốt chất thải y tế theo công nghệ nhiệt phân (DEMONEGO- 125). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống đốt đang áp dụng tại xí nghiệp đang xuống cấp. Việc vận hành không đúng quy trình đẫn tới hiệu quả xử lý không cao. Cụ thể: - lượng tro trung bình/mẻ đốt : 20-25% so với khối lượng đầu vào.

- Các khí phát sinh như SOx , NOx, HCl, COvà hàm lượng bụi đều vượt quá tiêu chuẩn.

3. Đề tài tiến hành nghiên cứu nồng độ thành phần của chất thải (C, H, O, N, S...) qua 10 mẻ thử nghiệm. Kết quả đã chỉ ra được hệ số thực nghiệm về thành phần khí liên quan tới nhiệt độ và phân loại chất thải y tế. Hệ số thực nghiệm có thể áp dụng để xác định nhiệt trị của chất thải nhằm tăng hiệu suất xử lý.

4. Từ thực trạng trên Xí nghiệp Xử lý chất thải rắn y tế Tây mỗ Từ liên hà nội cần thực hiện các giải pháp sau:

Về giải pháp quản lý: Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường và hiểu rõ tác hại của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe con người.

Khuyến khích sáng tạo trong lao động sản xuất, tìm ra các giải pháp mới nhằm cải tiến công nghệ và tiết kiệm nhiên liệu trong công tác phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải y tế nguy hại.

Về giải pháp kỹ thuật công nghệ: Từ các kết quả khảo sát đề tài đã đưa ra các giải pháp cải thiện lò đốt chất thải các công đoạn phân loại, nạp liệu, quản lý nhiệt độ buồng đốt, quản lý xử lý khí thải, nước thải, tro thải và thu hồi nhiệt độ để sấy chất thải y tế trước khi đem đốt.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong công tác thu gom, xử lý rác thải y tế cần nâng cao năng lực quản lý đối với các cán bộ làm công tác quản lý môi trường, khuyến khích sáng tạo trong công việc, nghiên cứu các công nghệ mới cho quá trình xử lý, có chế độ đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên phù hợp để động viên những cán bộ tâm huyết với công việc.

Trong điều kiện kinh tế Xí nghiệp còn hạn chế, ban lãnh đạo Xí nghiệp cần động viên, khích lệ tinh thần lao động, sáng tạo trong công việc nhằm giảm chi phí cho công tác xử lý và nâng cao hiệu quả quá trình xử lý.

Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý chất thải, thường xuyên cho cán bộ học hỏi, tập huấn, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, khai thác tốt các nguồn tài nguyên từ rác thải, đặc biệt làtái chế và tái sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Tài liệu kỹ thuật về lò đốt chất thải của Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội.

2. Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường (1998). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

3. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (2003). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Thực trạng và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng các bệnh viện”, Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Các cấp uỷ Đảng, các ngành, các cấp khẩn trương tiến hành quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ/TW”, Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

6. Bộ TN & MT (2010). Mối nguy hại chất thải rắn đô thị (27/01/2010). Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo môi trường Quốc gia. Tổng quan môi trường Việt Nam.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, chất thải rắn.

10. Bộ Y tế (1997). Quy chế bệnh viện, số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997. 11. Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường (1998). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

12. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (2003). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Thực trạng và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các bệnh viện”, Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

14. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Các cấp uỷ Đảng, các ngành, các cấp khẩn trương tiến hành quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ/TW”,

Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

15. Bộ Y tế (1997). Quy chế bệnh viện, số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)