Giải pháp tập huấn truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 67)

-Tuyên truyền tập huấn cho đội ngũ các bộ công nhân trong xí nghiệp những kiến thức liên quan đến chất thải y tế;

-Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người lao động về tác hại của chất thải y tế cũng như tác hại của quá trình xử lý chất thải y tế không đạt quy chuẩn đến con người và môi trường;

-Thường xuyên đào tạo về quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế;

-Đánh giá rủi ro, sự cố và có biện pháp kiểm soát ứng phó sự cố.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội được hình thành từ năm 1999 là công trình được xây dựng với sứ mệnh bảo vệ môi trường, xử lý hầu hết rác thải y tế nguy hại của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xí nghiệp có một lò đốt chất thải y tế công suất 125 kg/giờ. Hàng ngày, tiếp nhận trung bình 5 tấn chất thải y tế đã vượt quá công suất xử lý của lò đốt. Hà Nội với dân số tăng lên hàng năm cùng tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển đã tạo ra một lượng chất thải y tế rất lớn và tăng dần. Hiện nay, Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội vẫn đang tồn tại công nghệ đốt chất thải lạc hậu, máy móc thiết bị đã xuống cấp trầm trọng, quá trình xử lý chất thải không triệt để, phát sinh nhiều khí thải độc hại gây ô nhiễm thứ cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí xung quanh.

2. Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm Hà Nội hiện đang áp dụng hệ thống lò đốt chất thải y tế theo công nghệ nhiệt phân (DEMONEGO- 125). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống đốt đang áp dụng tại xí nghiệp đang xuống cấp. Việc vận hành không đúng quy trình đẫn tới hiệu quả xử lý không cao. Cụ thể: - lượng tro trung bình/mẻ đốt : 20-25% so với khối lượng đầu vào.

- Các khí phát sinh như SOx , NOx, HCl, COvà hàm lượng bụi đều vượt quá tiêu chuẩn.

3. Đề tài tiến hành nghiên cứu nồng độ thành phần của chất thải (C, H, O, N, S...) qua 10 mẻ thử nghiệm. Kết quả đã chỉ ra được hệ số thực nghiệm về thành phần khí liên quan tới nhiệt độ và phân loại chất thải y tế. Hệ số thực nghiệm có thể áp dụng để xác định nhiệt trị của chất thải nhằm tăng hiệu suất xử lý.

4. Từ thực trạng trên Xí nghiệp Xử lý chất thải rắn y tế Tây mỗ Từ liên hà nội cần thực hiện các giải pháp sau:

Về giải pháp quản lý: Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường và hiểu rõ tác hại của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe con người.

Khuyến khích sáng tạo trong lao động sản xuất, tìm ra các giải pháp mới nhằm cải tiến công nghệ và tiết kiệm nhiên liệu trong công tác phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải y tế nguy hại.

Về giải pháp kỹ thuật công nghệ: Từ các kết quả khảo sát đề tài đã đưa ra các giải pháp cải thiện lò đốt chất thải các công đoạn phân loại, nạp liệu, quản lý nhiệt độ buồng đốt, quản lý xử lý khí thải, nước thải, tro thải và thu hồi nhiệt độ để sấy chất thải y tế trước khi đem đốt.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong công tác thu gom, xử lý rác thải y tế cần nâng cao năng lực quản lý đối với các cán bộ làm công tác quản lý môi trường, khuyến khích sáng tạo trong công việc, nghiên cứu các công nghệ mới cho quá trình xử lý, có chế độ đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên phù hợp để động viên những cán bộ tâm huyết với công việc.

Trong điều kiện kinh tế Xí nghiệp còn hạn chế, ban lãnh đạo Xí nghiệp cần động viên, khích lệ tinh thần lao động, sáng tạo trong công việc nhằm giảm chi phí cho công tác xử lý và nâng cao hiệu quả quá trình xử lý.

Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý chất thải, thường xuyên cho cán bộ học hỏi, tập huấn, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, khai thác tốt các nguồn tài nguyên từ rác thải, đặc biệt làtái chế và tái sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Tài liệu kỹ thuật về lò đốt chất thải của Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội.

2. Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường (1998). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

3. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (2003). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Thực trạng và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng các bệnh viện”, Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Các cấp uỷ Đảng, các ngành, các cấp khẩn trương tiến hành quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ/TW”, Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

6. Bộ TN & MT (2010). Mối nguy hại chất thải rắn đô thị (27/01/2010). Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo môi trường Quốc gia. Tổng quan môi trường Việt Nam.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, chất thải rắn.

10. Bộ Y tế (1997). Quy chế bệnh viện, số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997. 11. Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường (1998). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

12. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (2003). “Quản lý chất thải rắn bệnh viện”,

Kỷ yếu hội thảo 2003.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Thực trạng và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các bệnh viện”, Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

14. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). “Các cấp uỷ Đảng, các ngành, các cấp khẩn trương tiến hành quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ/TW”,

Tạp chí Bảo vệ môi trường. (3) . tr.13.

15. Bộ Y tế (1997). Quy chế bệnh viện, số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997. 16. Trương Thành Nam (2007). Giáo trình kinh tế chất thải, Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

17. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2008). Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội.

18. Trần Quang Ninh (2010). Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một sốnước và ở Việt Nam. Nxb Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.

19. Trương Văn Trường (2010). Giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở ĐakLak. http//www.trangnguyenvn.com/home/index.php/ngày 15/9/2015.

20. Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn (2008). Giáo trình Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại - Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh:

21. Alison M. (2006). Mobilizing assets for Community Driven Development,

Coady International Institute . St Francis Xavier University, Antigonish – Nova Scotia.

22. George T. Chobanoglous, Hilary Theisen, Samuel Vigil (1993). “Intergrated solid waste Management – Engineering Principles and Management issues”,

International Editions.

23. Global Environment Centre Foundation - GECF (1999). “Waste Treatment Technology in Japan”, Osaka, Japan.

24. USAID (2002). Assessment of Communities based Natural Resources Management best practices in Tanzania. Africa Bureau, 10/2002.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh thực địa

Cửa thăm của lò đốt

Quạt hút khí thải

Tháp hấp thụ khí thải Ống khói thải

Tháp hấp thụ khíBuồng đốt chất thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)