Giải pháp tận thu nhiệt phát sinh nhằm giảm độ ẩm của rác thải trước khi đốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 66 - 67)

4..4.1 Giải pháp phân loại chất thải trước khi đốt

4.4.5. Giải pháp tận thu nhiệt phát sinh nhằm giảm độ ẩm của rác thải trước khi đốt

khi đốt

Thời gian gia nhiệt đối với lò đốt chất thải từ 6- 8 giờ, khi nhiệt độ tại buồng đốt sơ cấp đạt 700oC tiến hành đốt chất thải. Trong thời gian này,nhiệt lượng từ quá trình gia nhiệt để sử dung cho công tác sấy rác thải y tế trước khi đốt. Chất thải y tế được sấy ở 300oC độ ẩm còn 15% khi đó rác đem đốt sẽ được cháy triệt để.

Giải pháp xử lý khí thải lò đốt

* Giảm nhiệt khí thải

Giảm nhiệt độ khí thải xuống dưới 250oC trong thời gian dưới 7s để tránh tái tổ hợp các thành phần khí tạo POPs. Để giảm nhiệt độ của khí thải có thể sử dụng các hệ thống thu hồi năng lượng (hệ thống tuabin hơi nước, hệ thống máy phát tua bin khí, hệ thống động cơ đốt trong) hoặc tháp giải nhiệt.

* Xử lý bụi

Bụi hình thành do quá trình đốt không hoàn toàn các thành phần vô cơ và hữu cơ có trong chất thải được đốt. Bụi làm giảm thị giác và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bụi có kích thước nhỏ hơn 10 µm gọi là bụi hô hấp bởi vì nó có thể đi sâu vào trong phổi. Để xử lý bụi phát sinh có thể sử dụng các thiết bị lọc bụi tĩnh điện, thiết bị ventury, thiết bị lọc tay áo, xyclon...

* Xử lý SOx và khí axít (HCl, HF)

SOx và khí axít (HCl, HF) hình thành do quá trình đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, clorua, flourua. Flor chỉ có trong một số ít CTR còn clor thường gặp hơn, ví dụ có trong nhựa PVC... .SO2 kích thích hệ hô hấp, làm cay mắt, chảy mũi, gây nên các bệnh như viêm mũi, mắt, viêm họng. Ở nồng độ cao, SO2 là tác nhân gây bệnh tật hoặc gây tử vong đối với những người đã mắc các chứng bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản hay cuống phổi. SO2 gây mưa axit và sương mù, hủy diệt ao hồ, sông rạch và rừng. Kiểm soát SO2 và hơi axit: phân

loại nguồn, hấp thụ khí SO2 bằng nước, bằng đá vôi (CaCO3) hoặc vôi nung (cao), bằng than hoạt tính, các chất hấp phụ thể rắn.

* Xử lý NOx

NOx có hai dạng là: NO và NO2; NOx hình thành từ hai nguồn đó là: nguồn thứ nhất hình thành do phản ứng giữa nitơ và oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt; nguồn thứ hai hình thành do phản ứng oxy và nitơ hữu cơ có trong thành phần các loại nhiên liệu sử dụng. NOx là tác nhân dẫn đến việc hình thành chất pan (peroxyl acetal nitrat) gây nên hiện tượng sương mù. Để kiểm soát lượng NOx thải ra môi trường trong quá trình đốt, phải tiến hànhphân loại chất thải tại nguồn, kiểm soát quá trình cháy, xử lý khí cháy.

- Phânloại tại nguồn:tách chất thảichứa nitơ. Ví dụ thực phẩm thừa và rác vườn nhằm làm giảm NOx sinh ra.

- Kiểmsoát quá trình cháy - Tuầnhoàn khí cháy

* Quản lý tro, cặn

Tro cặn phát sinh từ lò đốt thường nhiễm kim loại nặng, thủy tinh, cặn từ thiết bị rửa khí khô và một phần POPs còn sót lại. Vì vậy, chúng cần phải được thu gom bằng băng tải kín, vận chuyển trong các thùng kín đến nơi đóng rắn và chôn lấp an toàn nhằm tránh phát tán POPs.

* Xử lý nước thải

Nước thải phát sinh cần phải được thu gom hoàn toàn, có thể áp dụng các biện pháp xử lý hóa lý: keo tụ, lắng lọc, trung hòa,…. Nước thải sau xử lý đạt tiêuchuẩntheo qui địnhcó thể đem tái sử dụng cho hệ thống xử lý khí thải, hoặc thải vào môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)