Quản lý nhiệt độ buồng đốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 64 - 66)

4..4.1 Giải pháp phân loại chất thải trước khi đốt

4.4.4. Quản lý nhiệt độ buồng đốt

Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp không thấp hơn 1100oC (đối với thành phần nguy hại không có Chlorine) và không thấp hơn 1200oC (đối với chất thải nguy hại có chứa chlorine hoặc các thành phần có khả năng phát sinh POPs) với thời gian lưu cháy không dưới 1giây.

- Nhiệt độ của khí thải ở miệng ống khói không lớn hơn 250oC - Lượng oxy dư tối thiểu 300%

Đảm bảo quá trình cháy tốt nhất ở buồng sơ cấp

Để đảm bảo quá trình cháy tốt nhất ở buồng sơ cấp cần phải đảm bảo các vấn đề sau:

- Kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ đốt của buồng lò, có biện pháp khống chế và gia tăng nhiệt độ khi cần thiết.

-Kiểm soát cấp khí vào lò sơ cấp theo đúng yêu cầu của kỹ thuật đốt được áp dụng. Nếu không có cơ cấu tự động điều chỉnh van cấp khí vào lò đốt thì người vận hành lò phải nắm rõ bản chất của quá trình để điều chỉnh van hợp lý bằng tay.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị giám sát nhiệt độ, giám sát thông số ôxy dư (nếu có) để đảm bảo sự hoạt động ổn định của lò đốt. Đầu dò nhiệt độ là một hạng mục vật tư có tuổi thọ thấp, dễ hư hỏng, vì vậy phải luôn luôn có dự trữ để thay thế khi cần thiết. Nếu đầu dò nhiệt độ bị hư hỏng mà chưa có sẵn để thay thế thì không được phép vận hành lò.

- Trong quá trình hoạt động, áp suất trong buồng lò phải luôn luôn âm (thấp hơn áp suất khí quyển); cửa lò phải đảm bảo độ kín để không có sự xâm nhập ôxy vào buồng lò làm nhiễu loạn chế độ đốt hoặc thoát khí thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Khoảng thời gian nạp rác, cửa lò được mở ra, phải có các biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa các hiện tượng nói trên bằng cách chọn thời điểm nạp rác hợp lý và đóng các van cấp khí hoặc tắt quạt thổi khí.

Đảm bảo quá trình cháy tốt nhất ở buồng thứ cấp

Để hiệu quả cháy cao ở buồng đốt thứ cấp cần phải đảm bảo các điều kiện nhiệt độ cao, ôxy dư, thời gian lưu và độ xáo trộn tốt. Thời gian lưu và sự xáo trộn trong buồng lò thứ cấp phụ thuộc vào kết cấu của lò, con người khó có thể tác động trực tiếp được tới các thông số này. Tuy nhiên, khi có sự nhiễu loạn từ buồng sơ cấp hoặc một số yếu tố khác như chế độ cấp khí và nhiệt độ tại buồng thứ cấp không ổn định, làm ảnh hưởng đến động học trong buồng lò, kéo theo làm ảnh hưởng đến thời gian lưu và sự xáo trộn. Chẳng hạn như, vì một lý do nào đó, sản phẩm khí hóa từ buồng sơ cấp tăng vọt vượt quá khả năng xử lý của buồng thứ cấp, thời gian lưu cháy trong buồng thứ cấp không đủ theo yêu cầu sẽ làm phát sinh khói đen (chứa nhiều bụi và hàm lượng CO rất cao) mặc dù khi đó nhiệt độ buồng thứ cấp rất cao. Nói cách khác, sự tương thích về chế độ hoạt động của 2 buồng đốt đã bị mất cân bằng. Khi xảy ra hiện tượng này, người vận hành phải điều chỉnh ngay chế độ đốt ở buồng sơ cấp (giảm nhiệt độ bằng cách giảm oxy hoặc phun ẩm) để giảm tốc độ khí hóa tới mức độ tương thích với hoạt động của buồng đốt thứ cấp.

Đối với các lò đốt chất thải nguy hại phải được giám sát liên tục 03 thông số: nhiệt độ buồng đốt, nồng độ oxy dư và nồng độ CO trong khí thải. Thông qua việc giám sát 03 thông số này người ta điều chỉnh chế độ đốt hợp lý nhất để duy trì quá trình cháy tốt nhất nhằm đạt hiệu quả phân hủy tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế tây mỗ từ liêm hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)