Hoạt động giáo dụcĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Sáu điều Bác Hồ dạylực lƣợng CAND và tầm quan trọng của những

1.2.3. Hoạt động giáo dụcĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo

Như đã nói, giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của giáo dục, là yêu cầu khách quan nhằm hình thành và phát triển nhân cáchmỗi con người. Thông qua giáo dục đạo đức để bồi đắp lương tâm, định hướng dư luận cộng đồng nhằm hoàn thiện nhân cách con người. Kết quả của giáo dục chính là làm cho con người trở thành chủ thể tự ý thức, có năng lực hoạt động thực tiễn vì sự phát triển chung của toàn xã hội trong đó bao hàm cả sự phát triển của chính cá nhân.

Giáo dục không chỉ là mô ̣t khoa học mà còn là nghê ̣ thuâ ̣t. Giáo dục đa ̣o đức càng lại là khoa học và nghê ̣ thuâ ̣t cao hơn, đòi hỏi không chỉ sự công

phu, nghiêm túc mà còn phải có sứ c biểu cảm tinh tế, từ các chủ thể giáo dục trong quá trình tác động có chủ đích tới đối tượng giáo dục. Tác đô ̣ng to lớn của giáo dục đa ̣o đức biểu hiê ̣n ở sự thức tỉnh, thúc đẩy sự phát triển nhâ ̣n thức, truyền cảm hứng, cảm xúc, tạo ra hiê ̣u ứng và sức lan tỏa tới từng cá thể và cô ̣ng đồng xã hô ̣i, nhờ đó thực hiê ̣n bước chuyển quan trọng từ giáo dục tới tự giáo dục, tạo thành nhu cầu đa ̣o đức và văn hóa đa ̣o đức ở mỗi người.

Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, chính là phương thức chuyển văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân. Hay nói cách khác, đó chính là phương thức và là quá trình chuyển những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quan điểm và lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và tri thức, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lực sáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi con người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công việc này phải tiến hành thường xuyên, phải coi đây là công việc của tất cả mọi người và diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Đó cũng là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi một sự nỗ lực, tính tự kiềm chế và cả đức tính kiên trì.

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là sự chuyển đổi từ mô hình kinh tế hiện vật với hai thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) sang mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Sự chuyển đổi đó đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức. Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh, phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng có tình trạng, một số giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một. Nhiều nơi trong xã hội, kể cả trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam, đã xuất hiện những quan niệm và hành vi đạo đức ngoại lai, lối sống lai căng, kệch

cỡm, xa lạ, thiếu văn hoá; biểu hiện qua lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, coi trọng vật chất và đồng tiền của một bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên, gây tổn hại không nhỏ đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đến chất lượng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng. Chưa bao giờ, sự nghiệp giáo dục của nước ta lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa như hiện nay. Cho nên, việc tăng cường, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển văn hóa, con người.

Giáo dục đạo đức là quá trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.

Giáo dục đạo đức là bộ phận nền tảng hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên một thế giới quan, nhân sinh quan và hành vi đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng, được toàn xã hội quan tâm và có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cho học viên là phát triển mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các sản phẩm đạo đức xã hội chủ nghĩa trong mỗi cá nhân, là hoàn thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh, sinh viên theo những nguyên tắc đạo đức cách mạng mà tấm gương sáng ngời là đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để người học có thể lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, thì trường đào tạo nghề phải thực hiện ba nhiệm vụ sau:

- Trang bị về những kiến thức nghề nghiệp cần thiết

- Giáo dục để người học có đủ những tri thức cơ bản và những phẩm chất đạo đức đặc thù của lĩnh vực nghề nghiệp

Nhà trường phải tiến hành ba nhiệm vụ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhiệm vụ này là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ kia. Nếu bỏ hoặc thực hiện không tốt bất cứ nhiệm vụ nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả của quá trình đào tạo nghề. Trong thực tiễn đào tạo nghề hiện nay có một thực trạng là các trường đào tạo nghề quá chú trọng tới việc thực hiện hai nhiệm vụ đầu mà chưa hoặc ít quan tâm đến nhiệm vụ thứ ba – nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy nếu thực hiện hai nhiệm vụ đầu đã rất khó thì việc thực hiện nhiệm vụ thứ ba còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của giáo dục nói chung. Giáo dục là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đào tạo, bồi dưỡng con người một cách toàn diện trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Giáo dục đạo đức là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục. Giá trị nhân cách của một con người luôn được đo bằng các yếu tố tài và đức. Chính vì vậy, trong kho tàng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức và khuyên nhủ mọi người phải thường xuyên chăm lo rèn luyện đạo đức. Người đã từng khẳng định: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì được cho xã hội mà còn hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” [13; tr 222].

Giáo dục ĐĐNN là sự tác động qua lại giữa các hoạt động giáo dục ĐĐNN với người học nhằm hình thành ở người học những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Như vậy, nếu xem xét dưới góc độ lý thuyết hệ thống thì giáo dục ĐĐNN bao gồm nhiều thành tố: mục tiêu, nội dung và phương pháp, biện pháp, phương tiện, các lực lượng tham gia, người dạy nghề, ngưòi học nghề và kết quả giáo dục ĐĐNN. Các thành tố này vận động và phát triển trong mối

quan hệ biện chứng với nhau, thành tố này quy định và ảnh hưởng đến thành tố khác và tạo nên sự vận động chung của cả hệ thống giáo dục ĐĐNN. Cụ thể: mục tiêu giáo dục ĐĐNN sau khi được xây dựng, quy định những nội dung giáo dụcĐĐNN cụ thể cần hình thành ở người học nghề. Sau khi xác định nội dung giáo dục ĐĐNN, từ đó quy định phương pháp giáo dụcĐĐNN. Trong mối quan hệ giữa lực lượng tham gia giáo dục ĐĐNNvà người học thì lực lượng giáo dục ĐĐNNgiữ vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển hoạt động của ngưòi học. Dưới các tác động giáo dục đó, người học sẽ phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình tự rèn luyện tự bồi dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp. Sự vận động của tất cả các thành phần nêu trên sẽ đưa lại kết quả giáo dục ĐĐNN. Kết quả này phản ánh sự vận động đúng hay không đúng quy luật khách quan của các thành tố và cả hệ thống.

Tuy nhiên, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống mở vì các thành tố cấu thành của nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội: chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hoá.

Như vậy, có thể nói: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống các hoạt động, các giải pháp nhằm giáo dục những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho học viên để khi hành nghề, mỗi cá nhân biết kết hợp hài hòa giữa năng lực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Cảnh sát PCCC là một đối tượng đặc thù và tính đặc thù này còn thể hiê ̣n trong nghề nghiê ̣p và môi trường công tác của ho ̣ . Trong bối cảnh xã hô ̣i hiê ̣n nay và trong điều kiê ̣n phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường , tất yếu sẽ làm nảy sinh những mă ̣t trái của kinh tế thị trường và những hê ̣ lụy xã hô ̣i của nó mà xã hô ̣i phải đối mă ̣t. Nó đă ̣t giáo dục đa ̣o đức nói chung và giáo dục ĐĐNNcho Cảnh sát PCCC nói riêng trước những thách thức phải vượt qua.Để vượt qua những thách thức đó, cả chủ thể lẫn đối tượng giáo dục phải có những nỗ lực sáng tạo để tự đổi mới, tự phát triển.

Từ cách tiếp cận trên ta có thể nhận thấy : Giáo dục ĐĐNN Cánh sát PCCC được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống

của nhà giáo dục đối với người học nhằm hình thành những phẩm chất, phù hợp với hệ thống các chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của lực lượng CAND nói chung và Cảnh sát PCCC nói riêng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra.

Giáo dục ĐĐNNCảnh sát PCCC là quá trình giáo dục toàn diện bao gồm nội dung từ giáo dục nhận thức về nghề nghiệp, nâng cao ý thức đạo đức về nghề nghiệp đến bồi dưỡng niềm tin và tình cảm đa ̣o đức nghề

nghiệp. Giáo dục đa ̣o đức phải gắn liền với thực hành, từ lẽ sống trở thành lối sống và nếp sống hằng ngày, thực hành các chuẩn mực, các quy tắc của đạo đức nghề nghiệp, làm cho giá trị đa ̣o đức nghề nghiệp trở nên bền vững. Giáo dục, đă ̣c biê ̣t là giáo dục đa ̣o đức nghề nghiệp phải chuyển hóa thành tự giáo dục ở mỗi mô ̣t chủ thể. Con người ta phải đa ̣t đến trình đô ̣ tự giáo dục để đi ̣nh hình và hoàn thiê ̣n nhân cách của mình.

* Mục tiêu đối củahoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND

Mục tiêu quan trọng đầu tiên trong công tác giáo dục ĐĐNN Cảnh sát PCCC là giáo dục về nhận thức cho học viên. Nhận thức ở đây có hai nội dung: nhận thức về Sáu điều Bác Hồ dạy CAND và nhận thức về nghề nghiệp PCCC cho mỗi học viên. Việc giáo dục giúp học viên nhận thức đúng về ĐĐNN Cảnh sát PCCC, về những phẩm chất cơ bản để rèn luyện ĐĐNN, về nhiệm vụ cách mạng, thái độ, trách nhiệm đối với công việc, với đồng nghiệp và với nhân dân.

Ở cấp bậc nào cũng có sự khác biệt nhau về nhiều thứ, nhưng có lẽ bậc phổ thông và bậc đại học là hai cấp độ có nhiều sự thay đổi nhất. Đối với rất nhiều em học sinh phổ thông khi bước ra khỏi ngôi trường cấp 3 vào đại học và bắt đầu một cuộc sống tự lập là cả một quá trình thay đổi đột ngột và bất ngờ. Đây là độ tuổi đã có sự phát triển tương đối về mặt thể chất và tinh thần, là lực lượng thanh niên sung sức và đầy nhiệt huyết với công việc nhưng phần lớn lại chưa ổn định về nhân cách. Đây là đặc điểm gắn liền với tuổi thanh

niên, lứa tuổi mà con người thường nhạy cảm với cái mới, ham học hỏi, sôi nổi, nhiệt tình, thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường xã hội. Bởi vậy, cần phải có quá trình giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng để học viên có được một nhân cách, đạo đức hoàn chỉnh.

Đặc thù của Trường Đại học PCCC là tuyển sinh trong cả nước nên hầu hết các học viên đều phải xa nhà, sống tập trung ở kí túc xá. Khi thi tuyển vào Trường, hầu hết các em ôm trong mình hoài bão, lý tưởng khoác lên mình bộ quần áo Cảnh phục, nên hầu như chưa có nhiều nhận thức về ngành nghề của mình. Bởi vậy, việc giáo dục học viên hiểu về nghề nghiệp, ĐĐNN, tư cách người công an cách mệnh theo Sáu điều Bác Hồ dạy có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở đó, người học tự nhận thức được những tiêu chuẩn phẩm chất đối với nghề nghiệp của mình và tự ý thức xây dựng cho mình những hành động đạo đức vào trong lối sống, nếp sống hàng ngày.

Mục tiêu thứ hai, chính là từ sự nhận thức chuyển hóa thành tự ý thức thông qua học tập và tu dưỡng rèn luyện. Hay nói đúng hơn đây chính là kỹ năng, thái độ của học viên. Quá trình này giúp học viên có thái độ đúng đắn với hành vi đạo đức trong thi hành công việc, tận tâm, tận lực vì công việc. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật nội quy, quy chế của trường, lớp, cơ quan, đơn vị trong công việc. Có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, gần gũi với nhân dân.

Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng cho người học các phẩm chất đạo đức chuẩn mực mà nội dung cốt lõi là: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; có đạo đức lối sống trong sáng, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có trách nhiệm trong công việc được giao; có lòng yêu nghề, say mê học tập; có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc thực hiện các nội quy của Ngành, của Trường; kính trọng, lễ phép với nhân dân; đoàn kết giúp đỡ bạn bè, đồng đội, sẵn sàng làm việc ở bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc và nhân dân cần đến,đồng thời hướng tới và giữ gìn nét đẹp: chân, thiện, mỹ truyền thống của con người Việt Nam. Tất cả các chuẩn mực này hội tụ trọn vẹn trong Sáu điều Bác Hồ

dạy lực lượng Công an nhân dân. Triết lý sâu sa trong từng điều là kim chỉ nam cho mỗi học viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của mình.

Thông qua công tác giáo dục ĐĐNN của nhà trường, mỗi học viên cần biết sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, có thế giới quan khoa học, thấm nhuần tư tưởng chính trị của Đảng, học tập tốt, lao động tốt, có lòng yêu Tổ quốc, yêu hoà bình độc lập, có lòng nhân ái và tình yêu thương con người, biết tôn trọng giá trị nhân cách của người khác. Để khi tốt nghiệp ra trường, học viên sẽ trở thành một chiến sỹ CAND đủ đức đủ tài góp phần phục vụ cho đất nước, cho nhân dân.

* Lực lượng giáo dục và đối tượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 32)