Thực trạng giáo dụcĐĐNN cho học viên Trƣờng Đại học PCCC theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng giáo dụcĐĐNN cho học viên Trƣờng Đại học PCCC theo

2.1.1. Thực trạng nhận thức của học viên về giáo dục ĐĐNN cảnh sát PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND sát PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND

* Nhận thức của học viên về nghề PCCC

Nghề nghiệp là một lĩnh vực tồn tại khách quan. Muốn tinh thông nghề nghiệp thì trước hết con người phải nhận thức được giá trị nghề mà mình theo đuổi. Nhận thức giá trị nghề có nghĩa là hiểu các giá trị cơ bản của nghề, giá trị đối với cá nhân và xã hội của nghề. Nhận thức giá trị nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là hiểu rõ giá trị kinh tế - làm giàu mà còn là các mặt giá trị khác như phát triển nhân cách, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Sự hấp dẫn, lôi cuốn của các giá trị nghề nghiệp đã tạo nên tình cảm gắn bó, niềm đam mê đối với nghề của nhiều người. Việc hiểu đúng và hiểu sâu sắc các giá trị nghề nghiệp, sẽ giúp cho học viên có nguồn động lực mạnh mẽ trong học tập, rèn luyện để chuẩn bị sức khoẻ, tâm lý cho lao động nghề nghiệp trong tương lai.

Để đánh giá thái độ của học sinh viên đối các ngành nghề PCCC, tác giả tiến hành khảo sát thông qua hai vấn đề: động cơ chọn nghề nghiệp và thái độ đối với nghề nghiệp của học viên.

Nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cuộc sống của con người, cho nên đây là một trong những mối quan tâm chủ yếu của học viên ở giai đoạn cuối cấp phổ thông trung học. Khi chọn nghề, học viên không chỉ xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của bản thân mà còn bị chi phối bởi các yếu tố khách quan như sự tác động của gia đình, dư luận xã hội.

Trước tiên, về động cơ chọn nghề PCCC của học viên, khi tìm hiểu động cơ lựa chọn trường của 185 học viên năm thứ nhất (D33) và 262 học viên năm thứ hai (D32), kết quả thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 1: Động cơ đăng ký, lựa chọn ngành nghề đào tạo tại Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy

Stt Các lý do Anh, chị chọn nghề Năm thứ nhất D33 Năm thứ hai D32 Trung bình chung Tổng số Tỷ lệ % Xếp thứ Tổng số Tỷ lệ % Xếp thứ Tỷ lệ % Xếp thứ 1 Tự nguyện 62 33,5 1 84 32,1 1 32,8 1 2 Do gia đình 33 17,8 2 47 17,9 3 17,9 3 3 Xu thế xã hội 20 10,8 5 27 10,3 6 10,5 5 4 Theo bạn bè 10 5,4 6 17 6,5 6 6 6 5 Nghề hợp với khả năng 28 15,1 4 30 11,5 4 13,3 4 6 Có công việc ổn định 30 16,3 3 52 19,8 2 18 2 7 Lý do khác 2 1,1 7 5 1,9 7 1,5 7

Với kết quả điều tra trên cùng với việc trao đổi trò chuyện với học viên, và thông qua tìm hiểu thực tế Nhà trường, tác giả nhận thấy học viên khi lựa chọn các ngành học tại trường có nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất ở những lí do cơ bản sau:

- Tự nguyện: 32,8

- Có công việc ổn định: 18% - Do gia đình: 17,9%

- Nghề hợp với khả năng: 13,3%

Bên cạnh đó còn có những lí do khác nhau như: Xu thế xã hội, theo bạn bè, lý do khác.

Kết quả khảo sát động cơ đăng ký chọn nghề PCCC của học viên đã phản ánh được thái độ của các em rất quan tâm đến việc lựa chọn đăng ký thi tuyển vào Nhà trường. Việc các em tự nguyện lựa chọn nghề học cũng như gia đình định hướng các em lựa chọn nghề học là những điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc đào tạo và giáo dục học viên, đồng thời các em sẽ có ý thức trong việc tích cực học tập chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức của mình.

Thứ hai là, thái độ của học viên đối với nghề PCCC. Thái độ của học viên đối với nghề PCCC, điều tra ở các mức độ: Yêu thích, bình thường, không thích. Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Thái độ của học viên đối với nghề PCCC

Học viên Số lƣợng HV Yêu thích Bình thƣờng Không thích Không có ý kiến gì SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % D30 319 244 76,5 73 22,9 0 0 2 0,6 D31 332 238 74,6 91 24,5 0 0 3 0,9 D32 262 189 72,1 72 27,5 0 0 1 0,4 D33 185 133 71,9 51 27,1 0 0 1 0,5

Qua kết quả điều tra trên cho thấy số học viên yêu nghề chiếm tỉ lệ cao từ 71.9% đến 76,5%. Kết quả này có ý nghĩa lớn đối với công tác giáo dục tình cảm nghề nghiệp cho học viên, giúp các em có động lực trong học tập, có tình yêu, niềm tin vào nghề nghiệp mình đã chọn.

Vẫn còn tỷ lệ khá cao sinh viên có thái độ bình thường đối với công việc, chiếm từ 22,9% đến 27,5%. Đặc biệt, còn có từ 0,4% đến 0,9% học viên không có ý kiến gì đối với nghề nghiệp. Điều này thể hiện học viên còn thể hiện thái độ bàng quang, chưa quan tâm tới nghề nghiệp, ít nhiều điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện và phấn đấu của học viên. Điều này đặt ra cho nhà trường cần có các biện pháp giáo dục thiết thực, tích

Về phía Nhà trường, để giáo dục lòng yêu nghề, say mê với nghề nghiệp, cần phải có thời gian, có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên của các ban ngành khi đó mới có thể nâng cao được chất lượng đào tạo. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi nhà trường phải quan tâm thường xuyên, có những hướng đi đúng đắn, để từ đó nắm bắt được thái độ của học viên đối với nghề nghiệp các em đã chọn.

Để hiểu rõ hơn tình cảm yêu thích nghề Phòng cháy, chữa cháy của học viên, cần điều tra mức độ gắn bó với nghề của học viên. Với câu hỏi: “Nếu có cơ hội chuyển sang nghề khác thì đồng chí có chuyển không”? Yêu cầu sinh viên lựa chọn 1 trong 3 phương án: Có chuyển, phân vân, không chuyển và giải thích lý do lựa chọn. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Bảng thể hiện mức độ gắn bó với nghề PCCC của học viên

STT Học viên

Không chuyển Phân vân Có chuyển

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

1 D30 256 80,3 37 11,6 26 8,1

2 D31 248 74,7 53 16 31 9,3

3 D32 189 72,1 46 17,6 27 10,3

4 D33 132 71,4 24 12,9 29 15,7

Như vậy, số học viên có thái độ ổn định, yên tâm gắn bó với nghề vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 70 %, chỉ có từ 8,1% đến 15,7% số học viên được hỏi muốn chuyển nghề khi có cơ hội. Với những học viên chọn phương án có chuyển đã giải thích lý do lựa chọn của mình là do nghề phòng cháy chữa cháy quá vất vả, nguy hiểm, thu nhập thấp, không đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Còn với những học viên chọn phương án không chuyển, hầu hết đều giải thích lý do lựa chọn của mình là: “Muốn theo nghề mà mình đã được đào tạo”, và do “Yêu thích nghề phòng cháy, chữa cháy”. So sánh mức độ gắn bó với nghề của học viên năm đầu và học viên năm cuối chúng tôi thấy rằng, học viên năm cuối có mức độ gắn bó với nghề cao hơn so với học viên năm đầu. Cụ thể là: với phương án “có chuyển”, học viên năm đầu chiếm tỷ lệ 15,7%,

học viên năm cuối là 8,1%. Với phương án “không chuyển”, học viên năm đầu có 71,4%, và sinh viên năm cuối là 80,3%. Như vậy, tình cảm yêu nghề, gắn bó với nghề của sinh viên được hình thành chính trong quá trình được đào tạo ở trường. Sau một số năm học tập rèn luyện ở Trường Đại học PCCC nhận thức của học viên về nghề PCCC ngày càng sâu sắc, toàn diện và theo đó, tình cảm yêu nghề cũng được củng cố, phát triển.

Về phía Nhà trường, để giáo dục cho học viên lòng yêu nghề, say mê với nghề nghiệp cần phải có thời gian, có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên của các bộ môn, khoa, phòng ban và trung tâm, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu khi đó mới có thể nâng cao được chất lượng đào tạo. Giáo dục ĐĐNN đòi hỏi Nhà trường phải quan tâm thường xuyên, có những hướng đi đúng đắn, để từ đó nắm bắt được thái độ của học viên đối với nghề nghiệp các em đã chọn.

* Nhận thức của học viên về tầm quan trọng của giáo dục ĐĐNN

Nói về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, vấn đề quan trọng đặt ra là phải luôn luôn nắm vững nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối của Đảng về công tác giáo dục vàđào tạo. Do đó phải giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên trở thành nguồn lao động cho đất nước chuyên sâu nghề nghiệp, có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đức và tài, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Càng đi sâu vào cơ chế thị trường hội nhập khu vực và thế giới, trong thời đại bùng nổ thông tin thì việc rèn luyện, phát triển đức - tài của đội ngũ lao động trẻ đặt ra rất quan trọng và cấp bách.

Để tìm hiểu nhận thức của học viên về tầm quan trọng của giáo dục ĐĐNN, có thể thông qua câu hỏi: “Theo đồng chí, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với học viên có mức độ như thế nào?” và thu được kết quả ở bảng 4 sau đây:

Bảng 4 : Nhận thức của học viên về tầm quan trọng của giáo dục ĐĐNN Khóa học Số lƣợng khảo sát

Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % D30 319 289 90,6 30 9,4 0 0 D31 332 293 88,3 39 11,7 0 0 D32 262 231 88,2 31 11,8 0 0 D33 185 164 88,6 21 11,4 0 0

Kết quả ở bảng số liệu cho thấy: Số học viên có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục ĐĐNN là rất cao trên 88%. Đây là một cơ sở quan trọng để Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên của nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức cho các em cùng với công tác đào tạo nghề nghiệp để đào tạo các em trở thành người lao động có năng lực chuyên môn và có những phẩm chất ĐĐNN tốt đẹp.

Tuy nhiên, từ kết quả quá trình điều tra, tác giả nhận thấy có một bộ phận nhỏ học viên chưa xác định đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Có một số biểu hiện tiêu cực về đạo đức như: sống hưởng thụ,bàng quang, sống bình quân chủ nghĩa, hời hợt, chưa có tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức rèn luyện, lười học .Thậm chí có ở cả những khóa học chuẩn bị ra trường. Số học viên này chiếm tỉ lệ 9-11%. Vậy số học viên có nhận thức chưa đúng đắn đó là do nguyên nhân từ đâu? Qua điều tra, nhận thấy chương trình học rất nhiều, yêu cầu ngày càng cao rất khó nhớ, số lượng ngân hàng câu hỏi quá lớn ( tương ứng với 1 tiết học là 1 câu trong ngân hàng câu hỏi) nên cuối kỳ khi thi chỉ có 2-3 ngày phải học 45- 75 câu hỏi học viên bị áp lực lớn, khó nhập tâm. Bên cạnh đó một số giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, ít quan tâm đến đời sống, tâm tư của học viên, các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong

luyện. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc học viên hời hợt với ngay cả với nghề nghiệp mình đang được đào tạo.

Bởi vậy, cần phải xác định một số nguyên tắc chủ yếu, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cụ thể. Nói khái quát, đó là những nguyên tắc của đạo đức cách mạng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với nhà trường việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên phải chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn luyện, hết lòng vì học viên, lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn của người thầy đã - đang và sẽ mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất đối với tất cả học viên. Vì thế hơn ai hết, các thầy cô giáo phải là những người tiên phong trong việc giáo dục lối sống, đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Nhà trường phải đưa ra nhiều giải pháp, phương pháp giáo dục phù hợp, kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

* Nhận thức của học viên về Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND

Nội dung Sáu điều Bác Hồ dạy là sự khái quát hình mẫu người cán bộ, chiến sĩ CAND với những phẩm chất quan trọng: Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, có ý chí tiến công cách mạng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng và Bác Hồ lựa chọn; sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; hết lòng vì nhân dân phục vụ, lấy niềm vui và hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình.Chuẩn mực đạo đức của người Công an cách mạng thống nhất với chuẩn mực đạo đức của người đảng viên cộng sản, người cán bộ, công chức của Nhà nước, đồng thời thể hiện đặc điểm riêng của công tác Công an. Tiến hành điều tra khảo sát mức độ nhận thức của học viên nhà trường về Sáu điều Bác Hồ dạy thông qua cách lựa chọn các đáp án đúng, sai và kết quả thu được ở bảng 5 là:

Bảng 5: Mức độ nhận thức của học viên nhà trƣờng về Sáu điều Bác Hồ dạy lực lƣợng CAND Khóa học Số lƣợng khảo sát Đúng Sai Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % D30 319 278 87,1 41 12,9 D31 332 284 85,5 48 14,5 D32 262 211 80,5 51 19,5 D33 185 139 75,1 46 24,9

Qua bảng số liệu trên nhận thấy: Nhìn chung, tỷ lệ học viên nhận thức được đúng toàn bộ Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân chiếm tỷ lệ cao trên 75%. Tỷ lệ cao nhất là sinh viên khóa D30 chuẩn bị ra trường với tỷ lệ 87,1%. Tuy nhiên vẫn còn những học viên còn nhận thức chưa đầy đủ về sáu điều Bác Hồ dạy. Nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt thi đua thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy nhưng nhiều học viên vẫn còn bàng quang, thờ ơ với hoạt động này. Tỷ lệ nhận thức chưa đầy đủ về Sáu điều Bác Hồ vẫn còn khá cao. Đây là vấn đề cần đặt ra với công tác giáo dục ĐĐNN cho học viên nhà trường. Bởi thi đua không phải chỉ có thành tích, mà thi đua giống như mỗi bông hoa trong vườn phải là một bông hoa đẹp, một bông hoa biết vươn mình để sống mới tạo ra được một rừng hoa đẹp. Nhận thức đầy đủ được những điều Bác dạy thì sẽ có nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để phấn đấu vươn lên.

* Nhận thức của học viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp PCCC

Tiến hành điều tra 185 học viên năm thứ nhất và 319 học viên năm thứ tư với 10 nội dung, đề cập đến các tiêu chuẩn, phẩm chất cần có đối với người lao động,nếu học viên có nhận thức đúng đắn về các phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, khi đó sẽ cố gắng phấn đấu tu dưỡng đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Đó sẽ là môi trường tốt nhất giúp học

viên rèn luyện chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Bảng điều tra sau đây chứng minh điều này:

Bảng 6 : Nhận thức của học viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của ngƣời cảnh sát PCCC

Stt Các tiêu chuẩn, phẩm chất

Năm thứ nhất Năm thứ tƣ Kết quả

chung TS TL % Xếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)