Nhóm các giải pháp đối với lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 80 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dụcĐĐNN cho học

2.2.1. Nhóm các giải pháp đối với lực lượng giáo dục

Nhà trường cần thường xuyên nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức nghề nghiệp cho học viên thông qua các đợt thi đua thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND

Học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy phải là nội dung cốt lõi, có ý nghĩa quyết định đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng

CAND. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, Nhà trường cần tiếp tục đưa phong trào

“Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” lên một tầm cao mới, sâu sắc, toàn diện hơn, gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Phát động đến từng học viên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong học tập, sinh hoạt. Trong chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện phải quán triệt tinh thần lấy kết quả của việc thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá, phân loại, bình xét thi đua hàng năm của tập thể, cá nhân.

Tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục, có hệ thống, làm cho học viên nhận thức sâu sắc hơn về giá trị, ý nghĩa cách mạng, khoa học và nội dung Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND, nhất là vấn đề xây dựng bản lĩnh chính trị, tư cách đạo đức,

mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Công an với nhân dân; lấy Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND làm nền tảng tư tưởng, phương châm, nguyên tắc trong công tác, chiến đấu, học tập, sinh hoạt.

Nhà trường phải tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học viên. Yêu cầu đối với mỗi học viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, suy nghĩ, hành động theo Sáu điều Bác Hồ dạy, luôn vững vàng trước sự tấn công của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, những cám dỗ tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường; thường xuyên bồi đắp ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, đề cao tinh thần trách nhiệm; say mê, năng động, sáng tạo, nhạy bén, mưu trí, dũng cảm trong công tác và chiến đấu..

Đưa nội dung học tập, thực hiện, “tự soi, tự sửa” theo Sáu điều Bác Hồ dạy vào Nghị quyết, nội dung sinh hoạt thường xuyên, chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tới các cấp ủy, tổ chức đảng, từng đảng viên và từng học viên.

Chủ động nghiên cứu, cụ thể hóa Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND thành chuẩn mực đạo đức. Tổ chức rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, hội thảo, tọa đàm về chuyên đề “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”. Trên cơ sở đó, nâng cao năng lực nhận thức để chuyển hóa thành tự ý thức cho mỗi học viên. Để việc quán triệt, học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND, về tư cách người Công an cách mạng, "Sáu điều Bác Hồ dạy CAND" có hiệu quả cao hơn nữa, giảng viên Nhà trường cần tích cực, chủ động phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND, cơ quan quản lý giáo dục thực hiện việc biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, đưa vào chương trình giảng dạy cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng trong CAND; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh,

học phần, môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND”, với cốt lõi là tư cách người Công an cách mạng, "Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND"; tổng kết thực tiễn, nghiên cứu phát triển lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND trong tình hình hiện nay, coi đây là một hướng ưu tiên trong nghiên cứu lý luận chính trị CAND. Cùng với đó, mỗi cán bộ, giáo viên, học viên CAND cần phải thực sự xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, dân vận của Đảng; tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, luận điệu xuyên tạc, bảo vệ nền tảng học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đối với môn học chính trị giúp học viên hiểu biết, nhận thức và biết đánh giá, phân tích về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay và trong thời gian tới. Điều này có tác dụng rõ nét trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học viên, vì việc giảng dạy chỉ thực sự có ý nghĩa khi qua mỗi giờ giảng học viên rút ra được bài học cho bản thân.

Việc giáo dục ĐĐNN thông qua các môn học chuyên ngành, môn học chính trị là hướng đi đúng đắn của trường dạy nghề nhất là trong điều kiện giáo dục hiện nay.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp giáo dục ĐĐNN thông qua giảng dạy các môn học chuyên ngành và nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy môn chính trị cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

Việc giáo dục ĐĐNN ở đây không thể hiểu đơn thuần chỉ là chữ viết và lời nói, mà bao hàm một nội dung lớn, có tác dụng sâu sắc là hành động và việc làm. Giáo dục ĐĐNN không đơn giản như vấn đề đọc sách và ghi nhớ mà nó cần phải có thời gian đủ để người được giáo dục hiểu một cách sâu sắc. Do đó, hơn lúc nào hết giáo dục ĐĐNN phải được thực hiện thường xuyên, mọi lúc mọi nơi và cùng một lúc có nhiều đối tượng tác động. Lãnh đạo Nhà trường và các cấp quản lí trong Trường cần có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất

trong các hoạt động giáo dục tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, hình thành môi trường giáo dục tích cực, định hướng hành vi đạo đức cho học viên.

Nhà trường cần đưa việc giáo dục ĐĐNN vào nề nếp theo chương trình cụ thể vì hiện nay vấn đề giảng dạy các môn học chuyên ngành gắn với giáo dục ĐĐNN vẫn chưa được thực hiện đều khắp ở tất cả các chuyên ngành đào tạo, ở tất cả giáo viên giảng dạy. Đồng thời thường xuyên tổ chức những cuộc Hội thảo khoa học về vấn đề đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy; đưa ra tiêu chí về ĐĐNN của các nghành nghề đào tạo, tuyên truyền sâu rộng đến tất cả giáo viên của từng môn học để thực hiện tốt việc kết hợp giữa “dạy nghề” với “dạy đạo đức nghề nghiệp”.

Tổ chức cho học viên học tập thật sự nghiêm túc, đảm bảo chất lượng các môn khoa học cơ bản. Đặc biệt là môn học chính trị để nâng cao nhận thức chung, trong đó chú trọng giáo dục giá trị đạo đức cho học viên như: giáo dục truyền thống của trường, các ngày lễ lớn của dân tộc, địa phương, tọa đàm thảo luận với những giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm.

Tổ chức cho học viên học tập chính trị, nội qui, qui chế của Trường, nhất là đối tượng học viên năm thứ nhất mới vào trường. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội qui, nề nếp do Nhà trường đề ra.

Với học viên việc nâng cao vị trí đạo đức cả về khái niệm, phạm trù, chuẩn mực đạo đức nhất thiết phải được dạy lồng ghép qua các môn học chuyên ngành theo một mức độ phù hợp. Học viên phải biết đặt mục tiêu tu dưỡng ĐĐNN ngang tầm với mục tiêu tích luỹ tri thức, kỹ năng nghề trong quá trình học tập. Ở bất kì môn học nào cũng phải đảm bảo tính tư tưởng khi truyền thụ tri thức, do đó đòi hỏi người giáo viên khi soạn bài lên lớp phải đặt vấn đề đó một cách cụ thể, nghiêm túc. Trong đánh giá từ Ban Giám hiệu đến Khoa, đến tổ trưởng chuyên môn phải lấy điều đó làm nội dung để xem xét, đánh giá chất lượng giảng dạy của từng cá nhân giáo viên. Việc học viên có nhận thức đúng đắn về vị trí của đạo đức trong cấu trúc nhân cách và nhiệm

vụ tu dưỡng đạo đức còn phụ thuộc vào ảnh hưởng giáo dục tuyên truyền của nhà trường và chính tấm gương rèn luyện phẩm chất đạo đức của mỗi giảng viên trong nhà trường.

Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục ĐĐNN theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên

Việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên theo quy chế, quy định của ngành Công an về tình hình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp các lực lượng giáo dục thu được các thông tin phản hồi về nhiều vấn đề, trong đó có đạo đức của học viên, để từ đó có các biện pháp giáo dục hợp lý và hiệu quả hơn. Việc kiểm tra, giám sát có tác dụng ngăn chặn từ xa đối với những thái độ, hành vi đi ngược lai chuẩn mực đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

Phòng Quản lý học viên phải thường xuyên thực hiện tốt việc đôn đốc, giám sát việc chấp hành chế độ hoạt động trong ngày của học viên. Thực hiện giờ nào việc nấy, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về điều lệnh CAND, quy định về trật tự nội vụ phòng ở và các vi phạm về giờ giấc; đồng thời khuyến khích, biểu dương các tập thể cá nhân thực hiện tốt quy định về tự quản.

Chủ nhiệm lớp phối hợp chặt chẽ với các giáo viên giảng dạy, đề nghị giáo viên cần giao nhiều nội dung nghiên cứu phù hợp với khả năng của học viên để học viên buộc phải tự học, tự nghiên cứu trong thời gian ngoài giờ lên lớp, đồng thời với đó là phải có hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của học viên một cách quyết liệt và thực chất. Từ đó không chỉ giúp cho việc giảm các sai phạm mà còn góp phần nâng cao chất lượng học tập, giảm thiểu vi phạm kỷ luật do vi phạm quy chế thi.

Chủ nhiệm lớp cần quản lý chặt chẽ, sát sao việc tự học, tự nghiên cứu của học viên, giúp cho học viên tận dụng tối đa thời gian để nâng cao kết quả học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 80 - 84)