Nhóm giải pháp đối với bản thân học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 90 - 109)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dụcĐĐNN cho học

2.2.3. Nhóm giải pháp đối với bản thân học viên

Phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của học viên vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang đòi hỏi phải đào tạo cho được một thế hệ yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức trách nhiệm công dân cao…thì việc phát huy tính năng động sáng tạo trong học tập, rèn luyện ở học viên là một nguyên tắc cần được quán triệt

trong mọi hoạt động. Song cần nhớ rằng vai trò điều khiển, tổ chức giáo dục lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp này, muốn xây dựng ĐĐNN hình thành cho học viên những phẩm chất đạo đức cần thiết cho người lao động trong tương lai thì phải giúp họ biến quá trình giáo dục của nhà trường thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân. Việc tự giáo dục, tự rèn luyện là sự thể hiện một trình độ cao về ý thức, đạo đức của học viên. Ở trình độ này, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, học viên nhận thức đúng đắn những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần có là những phẩm chất gì, để từ đó họ có định hướng xây dựng, rèn luyện ĐĐNN của mình hướng tới mục đích đặt ra là trở thành một người lao động chân chính. Thực tế cho thấy những học viên có ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện thường có kết quả học tập cao, sớm hình thành những phẩm chất ĐĐNN cần thiết. Thực tế cũng chứng minh: những phẩm chất ĐĐNN được hình thành thông qua con đường tự giáo dục, tự rèn luyện thường bền vững và sâu sắc.

Việc tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học sẽ giúp mở mang kiến thức, tuy nhiên các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Vì thế, giáo viên giảng dạy cần chú trọng hướng dẫn các em tích cực trong việc tự nghiên cứu tài liệu, tự học để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo Sáu điều Bác dạy cả về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và ứng xử văn hóa; kịp thời cập nhật và tiếp thu có hiệu quả những thành tựu của khoa học, công nghệ tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0 phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu thời kỳ chủ động hội nhập quốc tế khi ra trường.

Mỗi học viên cần phải tự hình thành cho mình nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện, có ý thức học hỏi, cầu tiến, vươn lên tự khẳng định mình. Nhà trường cần điều kiện thuận lợi để học viên phấn đấu, rèn luyện; các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên cần thường xuyên theo dõi, kiểm

tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học viên. Nếu Nhà trường quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng lực đặc điểm tâm, sinh lý của học viên, đây sẽ là điều kiện tốt để học viên rèn luyện đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó, học viên cần phải tự ý thức, tự xây dựng lý tưởng, hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người biết vượt qua những cám dỗ lôi kéo và tiêu cực xã hội, loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng. Những tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào của học viên được nêu gương, khen thưởng kịp thời sẽ khuyến khích, giúp học viên có thêm động lực để tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân.

Tiểu kết chƣơng 2

Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục ĐĐNN nói riêng có vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành thang giá trị đúng đắn để học viên tự đánh giá, tự khẳng định, tự thẩm định, tự điều chỉnh, tự kiểm tra, tự ý thức về hành vi đạo đức của mình nhằm khơi dậy tình cảm, niềm tin, lòng nhân ái, tính vị tha của con người hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Học viên Trường Đại học PCCC một phần giống như sinh viên Việt Nam nói chung, ở họ sẵn có trong mình truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đa số đều ham học, vượt khó vươn lên, sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các buổi sinh hoạt cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, học viên Nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế. Thực trạng trên diễn ra đòi hỏi chúng ta hơn bao giờ hết tìm ra nguyên nhân và những giải pháp thiết thực nhất, khả thi nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ĐĐNN cho học viên nhà trường trong giai đoạn hiện nay .

Với những nỗ lực của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của Nhà trường kết hợp với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu, các Tổ chức đoàn thể, Khoa, Bộ môn sẽ là cơ sở là niềm tin cho học viên học tập, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội, phục vụ tốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trên con đường đi tới còn đầy cam go, thử thách, học tập, nhận thức đầy đủ giá trị của sáu điều Bác dạy, hành động theo đúng nội hàm 6 điều Bác dạy sẽ giúp mỗi chúng ta bình tâm, vững chí, thêm sức mạnh vượt qua và chiến thắng khó khăn, thách thức, giữ trọn lời thề bảo vệ độc lập cho Tổ quốc, bình yên và hạnh phúc cho nhân dân mà mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân luôn khắc ghi

KẾT LUẬN

Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục ĐĐNN nói riêng có vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành thang giá trị đúng đắn để học viên tự đánh giá, tự khẳng định, tự thẩm định, tự điều chỉnh, tự kiểm tra, tự ý thức về hành vi đạo đức của mình nhằm khơi dậy tình cảm, niềm tin, lòng nhân ái, tính vị tha của con người hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức trong nghề nghiệp, các nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục ĐĐNN cho học viên. Bởi lẽ, theo quan điểm của triết học Mác - Lênin thì đạo đức không phải nảy sinh từ bên ngoài xã hội. Do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã hội trước hết là nhu cầu hợp tác các hoạt động trong lao động làm xuất hiện ý thức đạo đức, hành vi đạo đức. Muốn có những nhận thức đúng, có hành vi, tình cảm, niềm tin, thái độ đúng, có tình cảm, thói quen, cách xử sự văn minh thì ngoài việc dạy nghề còn phải dạy cho học viên cách làm người, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc phát triển tài năng, dạy văn đi đôi dạy lễ, dạy chữ gắn liền dạy người bởi vì theo Hồ Chí Minh nếu có tài mà không có đức thì không làm việc gì có lợi mà còn có hại cho xã hội. Con người muốn có đủ đức và tài thì cần phải có giáo dục và trong giáo dục thì giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục ĐĐNN nói riêng có vai trò ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa trong học viên hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng những lời chỉ dạy của Người đối với CAND vẫn mang tính thời sự, còn nguyên vẹn giá trị và là bài học quý báu đối với Lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Những lời dạy của Bác là định hướng cơ bản, ngọn đuốc soi đường cho mọi hành động của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, đồng thời là chuẩn mực về đạo đức, nhân cách mà mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an dù ở bất kỳ cương vị công tác nào cũng phải rèn luyện, phấn đấu, thực hiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Bình Ban (2012), Góp phần nghiên cứu. vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, NXB Công an nhân dân.

3. Nguyễn Bình Ban (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài Khoa học cấp Bộ - Mã số: TL – 2005 – T31 – 034.

4. Nguyễn Bình Ban (2012), Sáu điều Bác Hồ dạy là định hướng chính trị - tư tưởng đối với công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong tình hình hiện nay, NXB Công an nhân dân.

5. Hoàng Chí Bảo (1997), “ Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1, tr 3-5

6. Nguyễn Ngọc Bích (1998) Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết về một số định hướng trong công tác tư tưởng hiện nay, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục - Đào tạo (1999), Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, Kỷ yếu Hội thảo, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, (2), tr.16-19.

10. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đào Hữu Dân (2012), Tập bài giảng xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

13. Thành Duy (1996) , Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện đại hội giữa nhiệm kỳ khoá VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Hội nghị Trung ương năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị Trung ương bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hoá và đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Trần Đình Hoan (2002), “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và năng lực cho cán bộ, đảng viên trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng”,Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (2), tr.5-8.

26. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Triết học (2000), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..

28. Thế Hùng (2003), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 29. Nguyễn Bá Hùng (2010), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị.

30. Vũ Khiêu (chủ biên) (1974), Đạo đức mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Vũ Khiêu (1975), Lao động-nguồn vô tận của mọi giá trị, NXB Thanh niên, Hà Nội.

32. Vũ Khiêu (chủ biên) (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Trần Hậu Kiêm (1993), Các dạng đạo đức xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “ Định hướng giá trị đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học hiện nay ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 25, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 38. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 39. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 40. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.

41. Nguyễn Ngọc Long (1987), "Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức trong việc đổi mới tư duy", Tạp chí Nghiên cứu, (1), tr.109.

42. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. C.Mác - Ph.Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 39, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. C.Mác - Ph.Ăngghen (1977), Toàn tập, tập 41, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Hồ Chí Minh (1945), Thư gửi học sinh cả nước.

51. Hồ Chí Minh (1970), Đạo đức là gốc của người cách mạng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

52. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội.

53. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Nguyễn Thanh Nga ( 2015), Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh , Tạp chí Giáo dục (số 352 /kỳ 2 – Tháng 2/2015 )

60. Nguyễn Chí Mỳ, Nguyễn Thế Kiệt (1998), “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay và việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ”, Tạp chí cộng sản, (15), tr.26-28.

61. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1998), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, (Sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Trần Sỹ Phán (1996), “Sinh viên với định hướng giá trị đạo đức”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (3), tr.22.

63. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

64. Nguyễn Văn Phúc (1996), “Về vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 90 - 109)