Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật chơi chữ của người việt dưới góc nhìn lôgíc học (Trang 95 - 96)

3.2. Khái niệm tình thái Tình thái trong ngôn ngữ, tiếng Việt

3.2.4. Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ tiếng Việt

Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, các phương tiện dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái trong ngôn ngữ tự nhiên cũng đa dạng. Có một số công trình đã đề cập đến các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng như Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Lương ... Tuy nhiên, có thể tổng hợp một số phương tiện chính biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng việt như sau:

- Phương tiện ngữ âm: dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc yêu cầu của mình.

- Phương tiện ngữ pháp là các cách đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc cú pháp của câu để thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm cần nhấn trong phát ngôn; sử dụng kiểu câu thường được coi là câu ghép, trong đó có một thành phần biểu thị tình thái, còn thành phần kia chuyển tải nội dung câu.

- Phương tiện từ vựng: bao gồm:

+ Động từ tình thái: muốn, định, hòng, toan, dám, nghĩ, tưởng, cho là.... + Phụ từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn

+ Trợ từ: à, ư, nhỉ, nhé,...

+ Thán từ: chà, ôi, ôi chao, ối,...

+ Một số đơn vị từ vựng khác (thường được gọi là quán ngữ) có lẽ, hình như, chắc chắn là ....

Đối với một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình như tiếng Việt cần đặc biệt lưu ý đến những trường hợp đồng âm (hoặc đa nghĩa) hay hiện tượng mơ hồ về tình thái nó

có thể gây ra những nhầm lẫn cho người phân tích. Mà những hiện tượng này trong nghệ thuật chơi chữ của người Việt thì lại được sử dụng rất nhiều và thuộc những kiểu loại chơi chữ phổ biến. Vì thế tác giả luận văn xin giới hạn phạm vi của các phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật chơi chữ của người việt dưới góc nhìn lôgíc học (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)