3.3. Nghệ thuật chơi chữ của người Việt từ góc nhìn của phán đoán tình thái
3.3.2. Khảo sát nghệ thuật chơi chữ từ góc nhìn của phán đoán tình thái
Ngay từ đầu Luận văn, chúng ta đã thống nhất quan điểm sử dụng nghệ thuật chơi chữ của người Việt như là phương tiện, chất liệu nghiên cứu một số vấn đề của lôgíc học. Vì vậy, ở phần này tác giả luận văn cũng sẽ thống nhất với quan điểm ấy, bằng cách dùng những ví dụ trong nghệ thuật chơi chữ của người Việt qua đó bước đầu phân tích một số đặc trưng của phán đoán tình thái. Từ đó tác giả luận văn rút ra những kết luận có ý nghĩa phương pháp luận cơ bản.
Ví dụ 32: Trong “Tiếng cười dân gian Việt Nam” có câu truyện sau:
“Quan phủ doãn đi đêm đụng phải người, lấy làm giận; sáng hôm sau ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”.
Đã có yết thị rồi, quan đi vẫn vấp phải một người. Quan quở: - Ngươi không đọc yết thị à?
Người nọ đáp: - Có đọc.
- Thế sao ngươi không cầm đèn? - Bẩm có, tôi có đèn.
- Thế sao trong đèn không cắm nến?
- Bẩm, trong yết thị chỉ thấy nói cầm đèn, chứ không thấy nói cắm nến. Quan phủ doãn về, hôm sau ra yết thị:
“Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.
Mấy hôm sau, quan đi, lại vấp phải một người. Quan lại quở: - Đi đêm sao không có đèn, có nến?
Người kia đáp:
- Bẩm, tôi có đủ đèn, đủ nến ạ. - Thế sao ngươi không thắp nến?
- Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói thắp nến. Quan phủ doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị:
“Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”.
Nhưng rồi một hôm, giữa đêm, quan đi lại vấp phải một người có đèn, có nến, nhưng nến đã thắp hết rồi. Quan lại quở:
Người kia nói:
- Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến này, phải thắp tiếp cây nến khác ạ!” [41, tr. 88-89].
Lối chơi chữ thu hẹp nghĩa được dùng trong mẩu truyện trên. Cụ thể như sau: đèn là đồ dùng để soi sáng, do đó đã dùng đèn thì phải lúc tối, chỗ tối mới cần. Như vậy, yết thị ghi “Ai đi đêm phải cầm đèn” là đúng, đủ nghĩa. Nhưng người bắt bẻ yết thị đã tự thu hẹp nghĩa của từ “đèn” là sai. Mục đích của lối chơi chữ này là nhằm phê phán quan ông quan vì không sành chữ nghĩa để uốn nắn cái sai của dân đến nỗi chính mình bị gây khó dễ, liên tục phải sửa đổi nội dung yết thị, khiến nó cứ dài ra mãi mà vẫn không đủ nghĩa. Đây là một kinh nghiệm cho những người làm luật phải luôn giữ vững lập trường cho những điều mình đưa ra. Đồng thời, yết thị của ông quan có thể phân tích dưới dạng phán đoán tình thái như sau:
- “Ai đi đêm phải cầm đèn”.
- “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.
- “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”.
Từ tình thái “phải” phản ánh điều bắt buộc phải làm, đó là mệnh lệnh do quan đặt ra. Do vậy đây là những phán đoán tình thái tất yếu, có dạng tất yếu S là P, trong đó S là Ai, P là đi đêm phải cầm đèn. Có thể diễn đạt như sau: tất yếu ai đi đêm phải cầm đèn (□S là P). Như đã phân tích ở trên, đây là lối chơi chữ thu hẹp nghĩa nên bản thân phán đoán “Ai đi đêm phải cầm đèn” đã đủ nghĩa. Do đó chỉ cần xét phán đoán này là đủ. Về giá trị chân lý, phán đoán tình thái tất yếu trên nhận giá trị đúng khi phán đoán “Ai đi đêm phải cầm đèn” đúng trong mọi thế giới khả năng và cả thế giới hiện thực. Xét hoàn cảnh trong câu truyện, phán đoán tình thái tất yếu trên luôn có giá trị đúng bởi nó là mệnh lệnh được đưa ra trong yết thị của quan. Xét trong hoàn cảnh hiện nay, phán đoán đó vẫn có giá trị đúng bởi đây một điều cần thiết phải làm.
Ví dụ 33: Trong truyện cười có mẩu chuyện sau:
“Có nhiều người xúm quanh một tờ báo tường. A thấy B xem bài báo của mình, bèn hỏi:
- Cậu thấy tờ báo này thế nào? B đáp:
- Chỉ có bài của cậu là xem được. A sung sướng:
- Cậu quá khen!
- À, mình chỉ đọc được mỗi bài của cậu. Người ta xúm đông quá, các bài khác không xem được!” [40, tr. 40 - 41].
Ở đây, B đã khéo léo sử dụng lối chơi chữ bằng từ đồng âm giữa “xem được” (chỉ khả năng có thể nhìn thấy) với “xem được” (một ngữ cố định, có nghĩa đánh giá
vào loại khá). Việc sử dụng từ đồng âm như vậy đã gây ra hiện tượng mơ hồ cho câu, làm cho người nói nghĩ một đằng, người nghe hiểu theo một nẻo. Hơn nữa, việc sử dụng từ tình thái “chỉ”, “xem được” làm cho câu mang ý nghĩa của một phán đoán tình thái khả năng: “Khả năng là chỉ có bài của cậu là xem được” (◊ S là P). Phán đoán này có giá trị chân lý đúng trong hoàn cảnh đặt ra của câu truyện.
Ví dụ 34: Có câu truyện như sau: “Ba mẹ con đang xem ti vi. Chợt đứa con lớn hỏi má:
- Con giống bố không, hở má? - Giống.
Đứa con nhỏ cũng hỏi:
- Thế còn con có giống bố không? - Giống.
Đứa con lớn hỏi tiếp:
- Vậy tại sao hai đứa con lại không giống nhau. - Tại bố chúng mày đâu có giống nhau!” [41, tr. 242].
Cách nói của người mẹ theo lối chơi chữ tạo sự lẫn lộn sở chỉ (cụ thể là lẫn lộn giữa người này và người kia do cùng chung tính chất. Đồng thời, cách hỏi của các con và câu trả lời của người mẹ khi phân tích bằng hình thức phán đoán tình thái như sau:
Tất yếu bố không giống nhau thì con không giống nhau
Từ tình thái “đâu có” mang ý nghĩa phủ định. Giá trị của phán đoán bằng luôn đúng trong mọi thế giới khả năng và cả thế giới hiện thực vì nó là tri thức khoa học phản ánh đúng hiện thực khách quan.
Ví dụ 35: Ca dao có câu: “Bao giờ chạch đẻ ngon đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình” [42, tr. 35].
Câu ca dao trên sử dụng hình thức chơi chữ bằng cách “nói ngược”. Mà cách nói ngược phổ biến trong ca dao và cũng ở câu ca dao trên là đánh tráo (hoán vị) giữa phần đề (hoặc chủ ngữ) và phần thuyết (hoặc vị ngữ) của một ngữ đoạn đối xứng. Mà khi đổi chỗ tương ứng, sự vật trở lại bình thường và cách “nói ngược” cũng biến mất. Cách nói đúng là “chạch đẻ dưới nước, sáo đẻ ngọn đa” bị nói ngược thành “chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước”. Có thể viết lại bài ca dao trên dưới dạng đồ hình như sau:
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa thì ta lấy mình sáo đẻ dưới nước
Với phán đoán này, ta thấy cơ sở giả dối hiển nhiên vì trạch không thể đẻ trên ngọn đa và sáo không thể đẻ dưới nước, vậy thì phán đoán trên có giá trị lôgíc như thế nào? Theo cách hiểu phổ biến (dựa vào ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên) thì đây là một lời “cự tuyệt” khéo của một cô gái đối với chàng trai đang theo đuổi mình. Thế nhưng nếu theo bảng giá trị lôgíc trong lôgíc hình thức thì không phải như vậy. Ta có bảng chân lý về phán đoán trên như sau:
p q p→q
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1
Trong bảng trên, ta thấy ở cột đầu tiên, hai dòng cuối có cơ sở sai (p = 0), nhưng ở cột q dòng 3 và 4 lại có hai giá trị tương ứng là 1 và 0, trong đó 1 tương ứng với “ta
lấy mình” (chân thực), còn 0 tương ứng với “ta không lấy mình” (tức ta lấy mình là giả dối). Tương ứng với hai dòng đó, ở cột cuối cùng xét giá trị của toàn bộ phán đoán p → q, ta thấy chúng đều có giá trị lôgíc “chân thực” (tức bằng 1). Điều đó có nghĩa là phán đoán điều kiện trên đúng ở cả hai trường hợp “ta lấy mình” và “ta không lấy mình”. Như vậy, xét về ngữ nghĩa lôgíc thì câu ca dao trên không phải là “lời cự tuyệt” mà là lối nói “nước đôi” (điều đó có nghĩa là dù ta lấy mình hay không, thì xét về mặt ngữ nghĩa lôgíc theo bảng chân lý, phán đoán trên vẫn đúng). Phải chăng khi được hình thức hóa, lôgíc học đi xa hơn ngôn ngữ tự nhiên? Chúng ta đều biết rằng, lôgíc học hình thức cổ điển do Aristotle sáng lập được hình thành như một khoa học chính là nhờ vào việc phân tích ngôn ngữ tự nhiên. Việc làm đó là đúng, vì “ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy” nên muốn hiểu tư duy thì phải phân tích ngôn ngữ. Nhưng trong ví dụ trên là một minh chứng về sự thống nhất nhưng không đồng nhất giữa lôgíc học và ngôn ngữ mà luận văn đã nêu.
Đối với lôgíc học truyền thống do Aristotle sáng lập, các phán đoán chỉ nhận một trong hai giá trị chân lý: hoặc là chân thực (tức phán đoán phản ánh đúng hiện thực khách quan, ký hiệu bằng 1) hoặc là giả dối (tức phán đoán phán ánh sai hiện thực khách quan, ký hiệu bằng 0). Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng xác định được giá trị chính xác của các phán đoán. Nhưng lôgíc học cổ điển không có đủ công cụ để xét đến điều đó. Chúng ta phải sử dụng đến công cụ của lôgíc tình thái, cụ thể là phán đoán tình thái để xem xét.
Dựa vào ngữ nghĩa của câu ca dao đã phân tích ở trên, ta thấy câu ca dao có hình thức của những phán đoán tình thái tất yếu (ký hiệu □ S là P). Cụ thể như sau:
Tất yếu chạch không đẻ ngọn đa Tất yếu sáo không đẻ dưới nước Tất yếu ta không lấy mình
Giá trị của hai phán đoán đầu là đúng, trong mọi thế giới khả năng và cả thế giới hiện thực. Do đó phán đoán thứ ba tất yếu cũng đúng trong mọi thế giới khả năng bởi đó là kết quả tất yếu suy ra từ hai phán đoán tình thái tất yếu trên.
Lối chơi chữ bằng cách nói ngược như trên trong chơi chữ được sử dụng rất nhiều, một số ví dụ tương tự:
“Chừng nào đá nổi, vung chìm Muối chua, chanh mặn, mới tìm được em”
“Dầu mà cỏ mọc trên trời
Sao sa xuống đất, cũng không rời nợ duyên” [42, tr. 35].
Ví dụ 36: Có một cuộc đối đáp giữa con và bố như sau: “Con:
- Bố ơi địa lôi là gì ạ? Bố:
- Là loại mìn chôn dưới đất. Con:
- Thế thủy lôi? Bố:
- Là một loại mìn thả dưới nước. Con:
- Còn thiên lôi thì sao hả? Bố:
Lối chơi chữ được sử dụng ở đây là tác giả sử dụng từ giả cùng trường nghĩa: từ “thiên lôi” về ngữ âm có dáng dấp của trường “địa lôi”, “thủy lôi” (chỉ các thứ mìn – từ Hán Việt). Tuy nhiên, “thiên lôi” không phải một loại mìn mà dùng để chỉ thần sấm sét hay tính chất hung tợn của con người. Đồng thời, trong cuộc đối thoại, cách trả lời của người bố mang hình thức những phán đoán nhằm chỉ ra đặc trưng nguồn gốc của đối tượng. Cụ thể:
“Địa lôi là một loại mìn chôn dưới đất”; (1) “Thủy lôi là một loại mìn thả trôi dưới nước”; (2) “Thiên lôi có lẽ là một loại mìn treo trên trời” (3)
Nếu sử dụng góc nhìn của lôgíc cổ điển để xem xét thì những phán đoán trên đơn thuần có dạng phán đoán nhất quyết đơn: 𝑆𝑙à 𝑃 (ký hiệu là A). Những phán đoán này chỉ nhận một trong hai giá trị hoặc đúng (1) hoặc sai (0). Trong đó, các phán đoán (1) và (2) được xác định là chân thực, tức có giá trị bằng 1, còn phán đoán (3) là giả dối, do đó có giá trị bằng 0 bởi thực tế không tồn tại loại mìn như vậy.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của lôgíc tình thái, cụ thể là phán đoán tình thái, vấn đề lại khác đi rất nhiều. Với phán đoán (1) và (2) người nói thể hiện khẳng định về một nhận thức được coi là hiện thực. Đó là những phán đoán tình thái hiện thực. Do đó giá trị của hai phán đoán này trùng với cách xác định giá trị trên của lôgíc cổ điển. Tuy nhiên, đối với phán đoán (3) có hình thức của một phán đoán tình thái khả năng. Nếu đặt toán tử tình thái “có lẽ” là ◊ như quy định ở trên, “Thiên lôi” là S, “một loại mìn treo trên trời” là P. Khi đó phán đoán tình thái khả năng này sẽ có dạng như sau: ◊(S là P). Người nói thể hiện một sự suy luận phỏng đoán về hiện tượng. Nhưng cách sử dụng hình thức chơi chữ bằng từ giả cùng trường nghĩa giữa “thủy lôi”, “địa lôi” và “thiên lôi” đã phản bác lại sự phỏng đoán đó trong hiện thực. Do đó, phán đoán tình thái: Thiên lôi hiện thực là một loại mìn treo trên trời có giá trị bằng 0 trùng với cách xác định giá trị trong lôgíc cổ điển. Đối với giá trị của phán đoán tình thái khả năng “Thiên
lôi có lẽ là một loại mìn treo trên trời”, phán đoán này sẽ nhận giá trị chân thực khi phán đoán “Thiên lôi là một loại mìn treo trên trời” đúng trong ít nhất một thế giới khả năng. Nó có thể nhận giá trị đúng hoặc giá trị sai điều đó còn tùy thuộc vào khả năng thực tế trong tương lai của con người. Nó sẽ là đúng nếu trong thế giới khả năng con người có thể tạo ra một loại mìn như vậy. Khi đó phán đoán “Thiên lôi tất yếu là một loại mìn treo trên trời” cũng chưa xác định được giá trị chân lý. Mặt khác phán đoán tình thái “Thiên lôi có lẽ là một loại mìn treo trên trời” rút ra từ một sự suy luận của người bố theo một lôgíc tự nhiên mà không có căn cứ khoa học. Chính vì vậy mà kết quả của suy luận mà tiền đề là một phán đoán tình thái khả năng nên giá trị của nó chưa xác định. Như vậy với tư duy dựa trên phán đoán và suy luận tình thái cho ta những nhận thức phong phú về thế giới.
Ví dụ 37: có một câu truyện như sau: “Trước cung văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô, có hai thanh niên đang đứng tranh luận với nhau chuyện gì đó. Thấy tôi, một anh gọi lại và chỉ vào tấm bảng đỏ to, có dòng chữ vàng Đại hội thành lập Hội ung thư Việt Nam 16-9, và hỏi:
- Bác ơi, Hội ung thư là hội gì hở bác? Tôi trả lời liều:
- Có lẽ cũng như hội người mù là hội của những người mù, thì Hội ung thư là hội của những người bị bệnh ung thư đó thôi.
Anh thanh niên được thể nói luôn:
- Thấy chưa, cháu nói mà nó không nghe.
Còn anh kia, có lẽ chịu cách giải thích của tôi, nên vừa nói vừa quay đi:
- Nếu thế thì cháu về báo cho ông cụ cháu xin gia nhập hội, vì ông cụ nghi bị ung thư phổi” [42, tr. 66].
Lối chơi chữ được sử dụng ở đây là rút gọn câu, thuộc kiểu loại chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp, luật thơ và phong cách văn bản. Ở đây người chơi đã rút gọn một yếu tố trong cấu tạo của thành phần câu, để gây lệch nghĩa. Vì dù có thể thành lập “hội ung thư” (hội của những người mắc bệnh ung thư), tương tự như hội người mù, nhưng trên thực tế chưa có một hội như vậy. Cho nên, cách hiểu phù hợp về “Hội ung thư Việt Nam” chỉ có thể là “Hội nghiên cứu, điều trị bệnh ung thư ở Việt Nam”. Dòng chữ trên bảng đỏ hẳn không phải để chơi chữ nhưng mục đích của mẩu truyện thì thuộc dạng chơi chữ này. Cũng chính vì lối chơi chữ như vậy đã gây ra phỏng đoán về sự tồn tại của Hội của những người bị ung thư như cách trả lời trên. Phán đoán tình thái khả năng: “Có lẽ cũng như hội người mù là hội của những người mù, thì Hội ung thư là hội của những người bị bệnh ung thư đó thôi”.
Tiểu kết chương 3
Sự phát triển của khoa học nói chung cũng như khoa học lôgíc nói riêng là bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của con người. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải có nó để