Nguy cơ đánh mất bản sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 50 - 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Nguy cơ đánh mất bản sắc

Đô thị Hà Nội nổi bật với nhiều vẻ đẹp hiện đại nhưng song song với nó là nguy cơ đánh mất bản sắc đang âm thầm diễn ra. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với sự thay đổi đột ngột, va chạm giữa các hệ giá trị gây ra nhiều hệ quả trái chiều. Khi phân tích một số đặc điểm trong tính cách người Hà Nội, Trần Ngọc Thêm đã nhận xét: “Người Hà Nội hiện tại đang sống với một hệ tính cách bất thường sinh ra từ một hoàn cảnh bất thường (chiến tranh, bao cấp), để rồi những tính cách bất thường này tiếp tục tồn tại trong thời kinh tế thị trường với sự phát triển vượt bậc về qui mô dẫn đến tình trạng gần như vượt ra khỏi tầm kiểm sốt về mặt văn hóa - xã hội” [50; 109]. Những tính cách bất thường này nảy sinh cùng hồn cảnh mà đơi khi con người ngộ nhận là nét văn hóa mới. Những tính cách “bất thường” nếu có thời gian và mơi trường có nguy cơ trở thành tính cách “bình thường”. Nó chính là ngun nhân gây ra ảnh hưởng, gia tăng nguy cơ đánh mất bản sắc của bộ mặt Hà Nội.

Các tác giả viết về Hà Nội tiếp xúc với sự biến đổi khơng ngừng nghỉ của Thủ đơ. Nó diễn ra ở cả khơng gian đơ thị và hệ tính cách của con người sống trong môi trường ấy.

Trước hết, khơng gian đơ thị có sự biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi có một phần nhỏ thiếu tính quy hoạch, khơng thống nhất mà có sự pha trộn, lai căng gây ra những sắc màu không đồng đều của bộ mặt đơ thị: “Khơng chỉ di tích lịch sử - văn hóa mà khơng gian phố cổ dường như bị xóa sổ bởi các tịa nhà cao tầng xây dựng không giấy phép, quá phép. Năm 1997, khi dự án liên doanh với một công ty của Hồng Kông xây Khách sạn Vàng (nay là tòa nhà Bảo Việt) ở phố Lê Thái Tổ cao tới 23 mét có thể biến hồ Gươm thành cái ao nên giới kiến trúc, sử học cùng các nhà báo đồng loạt lên tiếng nên dự án bị đình lại. Nhưng nay thì nó vẫn ngất ngưởng bên cơng trình kiến trúc Thủy Tạ xinh xắn. Rồi tòa nhà „hàm cá mập‟ (nay là trung tâm thương mại đầu phố

Đinh Tiên Hồng) khơng chỉ xấu về kiến trúc mà còn trở thành bức tường ngăn không gian phố cổ với hồ Gươm. Khơng chỉ có vậy, trong 76 tuyến phố, các hộ dân cải tạo, cơi nới với đủ loại vật liệu từ khung nhơm kính, nhựa đến các vật liệu truyền thống như cót ép, mành... lẫn với mớ dây điện, viễn thơng, cáp truyền hình làm cho khơng gian phố chắp vá và nhem nhuốc” [44].

Hà Nội ngổn ngang những màu sắc, luộm thuộm và trở nên lộn xộn trong không gian đô thị mới. Trong mắt các nhà văn, những người đã sống chết với Hà Nội thanh lịch và gọn gàng, những biến đổi ấy trở nên ngớ ngẩn và lộn xộn. Không gian đô thị có sự chồng lấn giữa văn hóa truyền thống và sự pha tạp của văn hóa ngoại lai, việc xây dựng lấn chiếm khơng gian cộng đồng ngày càng phổ biến, và việc các di tích lịch sử của Hà Nội bị biến dạng cũng là lẽ đương nhiên: “Khơng q khó để thấy những cảnh tượng đáng buồn về một Hà Nội hiện đại nhưng xuống cấp, do quá đông dân và chật trội nên vẫn có nhiều cơng trình văn hóa vẫn bị chiếm dụng khơng gian, gây mất mỹ quan. Chùa Vĩnh Trù ở số 59 Hàng Lược được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích, cổng chùa có tấm biển “Di tích đã được xếp hạng, cấm được xâm hại”, nhưng không gian chùa đã bị biến thành quán cơm, quán nước. Chùa Huyền Thiên (54 phố Hàng Khoai) được cho là xây dựng vào thế kỷ XIV, xưa là một trong tứ quán của Kinh thành Thăng Long, gồm có: Trấn Vũ (Quán Thánh), Huyền Thiên, Đồng Thiên (đền Kim Cổ) và Đế Thích (chùa Vua) có kiến trúc đẹp và vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu nên Huyền Thiên là di tích độc đáo của Hà Nội, nhưng nay cổng tam quan bị người dân biến thành nơi kinh doanh đồ sứ, nên khó mà nhận ra từ xa” [44].

Nguyên nhân đánh mất bản sắc trong q trình đơ thị hóa của Hà Nội được Đỗ Hương Thảo nhận diện từ các nguyên nhân: “Thứ nhất là lối tư duy manh mún. Lối tư duy manh mún đang thấy rõ trong cách quản lý đô thị, xây dựng cơ sở vật chất mang tính chắp vá, lẻ tẻ, hiệu quả thấp, quản lý hành chính không chuyên nghiệp; thứ hai là tác phong tùy tiện, tính kỉ luật kém. Đối với cư dân làm nông nghiệp, chỉ cày cấy trên những mảnh ruộng của

mình, ít bị ràng buộc bởi những yếu tố yêu cầu đòi hỏi sự chính xác cao như trong cơng nghiệp đã tạo nên thói quen tùy tiện, thiếu tính kỉ luật cao; thứ ba là tư tưởng bình quân chủ nghĩa; thứ tư là tính thụ động, cầu may” [8; 331].

Như vậy, quá trình đánh mất bản sắc trong khơng gian đơ thị có ngun nhân trực tiếp sâu xa từ ý thức của con người. Hệ tính cách của con người gây ra những biến đổi khi có xung đột trong tiếp nhận văn hóa mới.

Nguyễn Trương Quý đã vạch ra tính cách khơng phù hợp với con người Hà Nội: “Phở khơng ngon vì 100 lý do: cuộc sống phong trần hơn, ăn sướng mồm hơn, Hà Nội đã bớt hữu tình hơn… nhưng có ai nghĩ là chúng ta đã để phở xuống giá thê thảm, để chất lượng bát phở đuểnh đoảng đến phát ngán và món phở, đã khơng cịn là thức trân như thời của những “thương nhớ mười hai”. Hình như từ món phở này, cách sống với những giá trị của chúng ta soi từ đấy thấy cũng nơng nơng, tùy tiện” [39; 153].

Ở góc độ khác, con người đơ thị mới có sự cạnh tranh, đố kị đi ngược với truyền thống đồn kết của dân tộc. Nó là dấu hiệu của việc đánh mất bản sắc vốn có của dân tộc, phát sinh từ những mưu toan, cạnh tranh không lành mạnh của kinh tế thị trường. Nguyễn Trương Quý đã chỉ rõ rằng: “Trong cuộc sống đầy tính cạnh tranh, ngay chốn văn phịng bề ngồi lờ đờ vơ hại nhưng cũng dễ là nơi có mầm độc của thói ganh ghét và đố kỵ. Chúng ta chỉ muốn dứt điểm công việc nhưng lại gặp những ách tắc từ vị kế tốn khơng chịu giải ngân, hay một anh giám sát kĩ thuật nhận định chưa đạt khiến sếp bắt cả đám làm lại” [39; 122].

Trong con mắt của người Hà Nội, thức quà hàng rong xưa là nét đẹp của tuổi thơ được gói nhẹ nhàng trong ký ức. Người bán hàng rong là những người hiền lành, chịu khó và chăm chỉ lao động. Nhưng người bán hàng rong thời kỳ hội nhập thì đủ loại, tốt có, xấu cũng khơng ít. Đỗ Phấn đã đau khổ chỉ ra rằng: “Ở khu phố cổ có đến chín phần là hàng rong giả mạo. Khách của họ là những ông tây bà đầm trong trắng yêu thiên nhiên con người đường phố.

Yêu nhầm cả cái sự nồng nhiệt hiếu khách của đám hàng rong gian manh ngoại tỉnh kéo về. Có khi phải trả mấy trăm nghìn cho một miếng dứa chấm muối ớt. Và cũng ngần ấy khi người bán hàng nhiệt tình đặt lên vai khách đơi quang gánh cho bạn bè chụp ảnh” [33; 193].

Khơng nằm ngồi những thay đổi, Tết Hà Nội cũng đang mất dần nét đặc trưng riêng: “Khoảng hơn chục năm lại đây, Tết Nguyên Đán ở Hà Nội đã nuối tiếc bớt đi quá nhiều những màu đáng kể nhất là hoa đào. Khơng những cánh của nó bị mỏng lớp mà sắc thắm cũng bị kém hơn nhiều nếu phải so với đào cũ Nhật Tân, hồi vườn ở đây cịn mênh mơng trùng điệp gốc đào chưa bị đám bê tông cốt thép của khu biệt thự liền kề hay chung cư cao cấp hung bạo lấn. Màu đào khơng cịn nồng nàn thắm thì đương nhiên má của mấy thiếu nữ đứng bán hoa đào dọc hai bên đường đê Yên Phụ cũng tai tái vắng sắc hồng” [12]. Quà Tết là thứ con người tri ân đến nhau, không nặng nhẹ giá trị vật chất. Nhưng trong sự biến đổi mạnh mẽ của kinh tế thị trường, người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung tự chạy theo những giá trị khơng có thật, đánh mất bản sắc của mình. Tất cả đuổi theo những khúc quanh mà Nguyễn Trương Q chỉ rõ: “Có khi nhìn món q đắt giá, người nhận đã nghĩ ngay đến việc dùng nó dành cho đối tượng xứng đáng hơn chứ chưa chắc đã dám khui chai rượu bạc triệu ra uống. Quà biếu cuối cùng chỉ còn là một loại gậy tiếp sức điền kinh, nó chỉ dừng lại khi giao thừa đã điểm” [39; 70].

Nguy cơ đánh mất bản sắc là sự thật đang tồn tại trong từng góc phố Hà Nội. Hà Nội đang tịnh tiến nhưng cũng có thể đánh mất những giá trị từng là hồn cốt của Kinh kỳ. Chính nguy cơ đánh mất bản sắc kéo theo vết trượt dài của văn hóa, lối sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 50 - 53)