CHƢƠNG 3 ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật
3.3.2. Thời gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như khơng gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xơi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngịi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trơi nhanh khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả.
Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng” [13; 322].
Các tác giả đã sử dụng thời gian như một công cụ hữu hiệu để bộc lộ những cái nhìn thấu đáo khi so sánh sự đổi thay của Hà Nội xưa và nay qua những hiện tượng cụ thể. Đó có thể là những mốc thời gian chính xác trong lịch sử gắn với từng chặng đường phát triển của thành phố hoặc có khi là cái khoảnh khắc về mùa với những dư vị sâu lắng len lỏi trong trí nhớ, hay những ngày, những tháng mơ hồ nào đó vấn vương vài kỷ niệm… Cứ như vậy, thời gian hiện tại và thời gian trong quá khứ thể hiện qua kí ức nhân vật đan xen nhau. Song dù ở thời điểm nào, Hà Nội vẫn đứng đó hiên ngang, kiêu hãnh với những nét quyến rũ, hấp dẫn đặc biệt.
Với Hà Nội thì khơng có tuyết, Đỗ Phấn đã chủ động phân chia tản văn chạy dọc theo dòng thời gian thành bốn phần gắn với bốn mùa trong năm: xuân - hạ - thu - đông. Mỗi mùa qua đi đều để lại một chút kỷ niệm, một nét nhung nhớ rưng rưng của tác giả với Hà Nội thân thương. Mạch thời gian cứ đan xen liên tục đưa tác giả trở về với những cảm xúc về mùa thật đẹp, nhẹ nhàng mà buâng khuâng đến lạ. Đó là khoảnh khắc lãng mạn của mùa thu lá vàng xao xuyến, là nỗi nhớ nao lòng với những cơn mưa phùn của ngày Tết, là chút giật mình đón nhận cái rét của gió mùa về hiu quạnh, là sự vui tươi, rộn rã trong cái nắng hè oi ả, rực rỡ… tất cả đã làm nên một Hà Nội lung linh sắc màu, lung linh xúc cảm.
Dịng thời gian vơ hình như chảy chầm chậm, miên man gọi về những ký ức và nỗi nhớ một thời tuổi trẻ của tác giả. Ngày ấy, tháng ấy không chỉ gợi nhắc cả dân tộc nhớ về thời khắc của những trận đánh lịch sử, những tin mừng thắng trận hò reo hòa trong những bài ca cách mạng bất hủ âm vang khắp mọi nẻo đường thủ đơ, mà đối với riêng tác giả đó cịn là ngày tháng ăm ắp những yêu thương chưa bao giờ phai nhòa gắn liền với những góc phố nhỏ của Hà Nội. “Vậy mà đã ba mươi bảy tháng Tư qua rồi. Cô bạn gái năm xưa
tặng hoa loa kèn giờ đã là một bà ngoại về hưu đáng kính. Sáng nay, tơi gặp ở bờ hồ Hoàn Kiếm sau buổi tập dưỡng sinh. Thấy ngồi ghế đá bên hồ thủ thỉ với mấy bà bạn cho đến tận tám giờ sáng chưa về. Chẳng biết có nhắc gì về những tháng Tư nhung nhớ” [33; 90]. Tháng tư về với sắc hoa loa kèn trắng tinh khơi như chính tuổi học trò trong sáng, vụng dại. Những kỷ niệm từ thưở cịn ngồi trên ghế nhà trường đầy vơ tư, hồn nhiên ùa về, đan xen trong những rung động ngọt ngào của tình u học trị vẫn thổn thức nhè nhẹ khi bắt gặp mùa loa kèn nở rộ. Đỗ Phấn đã ghi lại khoảnh khắc thời gian đẹp đẽ trong quá khứ của riêng mình nhưng lại vơ tình tạo nên sự đồng điệu trong tâm hồn của biết bao độc giả. Những dòng tản văn như chảy tràn trong trái tim người đọc để ai cũng giật mình nhận ra có mình trong câu chuyện đó và hình như mình cũng đã từng trải qua một thời như thế. Cái thời cịn ngây ngơ, ngượng ngùng trước những rung cảm đầu đời với một cô bé hay chàng trai nào đó. Gần một nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những ký ức đẹp đẽ ấy mãi còn in dấu trong tâm trí tác giả để mỗi khi thấy hoa loa kèn báo hiệu mùa về nó lại thức dậy vẹn nguyên và trong trẻo như thưở ban đầu. Một “tháng Tư nhung nhớ” đã đưa người đọc quay ngược dòng thời gian để trở về với những cung bậc cảm xúc thật đẹp tựa như được lắng nghe một giai điệu du dương, bay bổng, ngân nga cất lên từ nhịp đập của những trái tim đồng điệu.
Nếu như Đỗ Phấn luôn trung thành với cách sử dụng thời gian quá khứ để hoài niệm và dễ dàng bày tỏ cảm xúc, thì Nguyễn Ngọc Tiến lại tập trung khai thác sự vật, hiện tượng theo các mốc thời gian chính xác từ lịch sử cho đến hiện tại. “Đến năm 1953, các nhà máy bia ở Đông Dương hợp doanh lại thành công ty Bia - Đá Đơng Dương… Đầu năm 1957, theo chính sách phục hồi kinh tế của chế độ mới, nhà máy Hommel được khôi phục… Ngày 15 - 8 - 1958, bia chai đầu tiên mang nhã hiệu Trúc Bạch đã xuất xưởng… Năm 1978, Nhà máy bia Hà Nội đầu tư nâng cấp nhà nấu và hệ thống làm lạnh theo công nghệ của Cộng hịa Dân chủ Đức nâng cơng suất lên 50 triệu lít/ năm. Nhờ đó các điểm bán bia trong thành phố cũng nhiều hơn và lượng bia cung cấp cũng
dồi dào hơn” [44; 30, 31]. Bởi tản văn của ông nghiêng về mang tính chất khảo cứu, vì vậy các hiện tượng, sự kiện đã và đang diễn ra ở Hà Nội mà ông nhắc tới hầu hết đều được tái hiện sinh động theo quy trình phát triển của chúng. Với sự dày cơng tìm hiểu tư liệu, thông tin tác giả đưa ra cụ thể và chính xác tới từng ngày từng năm. Bia Hà Nội chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu cho quá trình nghiên cứu rất phong phú của ơng. Đó là những mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự ra đời, trưởng thành cho đến khi khẳng định được thương hiệu của bia Hà Nội. Thời gian trong Đi ngang Hà Nội là thời
gian chạy dọc theo chiều dài lịch sử, nó vận động liên tục, không ngừng từ quá khứ cho đến hiện tại do đó giúp người đọc dễ dàng nhận ra sự khác biệt của hiện tượng trong thế đối sánh giữa xưa và nay.
Với đặc trưng luôn viết về những hiện tượng nóng hổi của đời sống, vì vậy mà thời gian trong tản văn của Nguyễn Trương Quý thường là thời gian ở hiện tại. Tác giả phản ánh hiện tượng số lượng người tham gia giao thông chủ yếu sử dụng xe máy để lưu hành gây nên khá nhiều những hệ quả tiêu cực cho Hà Nội hơm nay dưới góc nhìn hài hước: “Những năm đầu thế kỷ 21 này, có đi đâu xa, dân văn phòng sống ở thành phố như Hà Nội mới ngộ ra, lắm khi cái nao nao kỷ niệm lại là tiếng còi xe máy trong những phút tắc đường. Ở thành phố bây giờ, tiếng còi kem trưa hè bồi hồi tâm trí bọn trẻ thì đã xa lắc, tiếng metro sầm sập thì chưa tới. Dân văn phịng thành phố chúng ta bây giờ, có thể định nghĩa là sinh vật di chuyển bằng xe máy hai bánh chứ không phải hai chân. Nếu vẽ tranh biếm họa hay giả tưởng về dân văn phịng trên đường phố hơm nay, hồn tồn có thể vẽ một sinh vật đầu người mình xe máy” [39; 159]. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thành phố nhỏ bé này đã trở nên chật trội hơn rất nhiều bởi phải chứa đến hai triệu xe máy mà đa phần là của người dân tứ xứ dồn về Hà Nội để làm ăn, mưu sinh. Đi theo nó là hàng loạt các vấn đề về ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn, tắc nghẽn giao thơng đang diễn ra hằng ngày đã vơ tình làm cho Hà Nội hơm nay xấu đi nhiều. Tác giả đặt vấn đề trong sự so sánh giữa thời gian quá khứ và hiện tại để nhận thấy tốc độ
thay đổi chóng mặt của thành phố. Bên cạnh những mặt phát triển tích cực chắc chắn thành phố cũng không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nảy sinh trong q trình đơ thị hóa. Song nếu có sự chung tay, đồng hành từ ý thức người dân và trách nhiệm của các nhà quản lý một cách chặt chẽ thì thành phố hồn tồn có hy vọng và niềm tin về sự đổi mới đẹp đẽ hơn, hoàn thiện hơn. Quan sát và ghi chép mọi vấn đề ở hiện tại thông qua những sự vật, hiện tượng tưởng chừng như rất nhỏ bé song tác giả đã chứng minh những tác động không hề nhỏ của chúng theo thời gian và cả những thách thức đặt ra ở tương lai đối với sự phát triển chung của thủ đơ.
Nói như nhà văn Nguyễn Việt Hà “Hà Nội những năm gần đây đã rùng rùng thay đổi, từ một thành phố tinh tế sâu lắng bỗng chốc tấp nập trưởng thành” [12; 278]. Thật vậy, Hà Nội đang “thay da đổi thịt” từng ngày, mảnh đất Kinh kỳ không chỉ là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa nghìn năm qua bao triều đại Việt Nam mà đang vận động mạnh mẽ, hòa chung trong xu thế hội nhập của thế giới. Thời gian chính là thước đo chính xác nhất trước mọi biến đổi của thành phố từ những điều dù là nhỏ bé nhất. Chọn lựa sáng tạo và linh hoạt những khoảng thời gian quá khứ, hiện tại nhằm mục đích tái hiện những kí ức của cá nhận hay tập thể, ghi chép những hiện tượng của đời sống thường nhật các tác giả đã mang đến một góc nhìn đa chiều, sâu sắc, tồn diện hơn về Hà Nội hôm qua và hôm nay. Xuất phát từ điểm nhìn nhất định trong những khoảng thời gian cụ thể, mỗi tác giả có một cách khai thác riêng để thể hiện ý tưởng và bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước sự biến chuyển của mỗi hiện tượng, con người từ quá khứ cho tới hiện tại và tương lai.
Tiểu kết: Với ưu thế của thể loại tản văn, các tác giả sáng tác về Hà Nội có cách triển khai mang đặc sắc nghệ thuật khác nhau. Với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, các tác giả đã mang đến một cách thể hiện rất mới mẻ, đầy màu sắc về cuộc sống đô thị hiện đại qua những trang viết tản mạn đầy hấp dẫn. Xuất phát từ những điểm nhìn và ngơi kể khác nhau, bốn tác giả đã tóm lược, tái hiện tương đối đầy đủ về mọi vấn đề của đời sống con người từ thói
quen sinh hoạt, cung cách làm việc, nếp sống, nếp nghĩ đến sự đổi thay không ngừng của cảnh quan thủ đô Hà Nội hôm qua và hôm nay. Sự linh hoạt trong việc liên tục thuyên chuyển giữa không gian, thời gian từ quá khứ đến hiện tại mang đến một cái nhìn chân thực hơn, tồn diện và sâu sắc về q trình vận động của con người và đời sống đô thị qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể.
Đặc biệt, bốn tác giả với bốn giọng điệu khác nhau đã thể hiện những cung bậc cảm xúc đan xen phong phú. Tuy khơng tránh khỏi có những nỗi buồn, xót xa, nuối tiếc song hơn hết các tác giả đã rất thành công khi truyền được cho độc giả tình yêu, niềm tự hào, sự tin tưởng tuyệt đối với những giá trị văn hóa truyền thống sẽ mãi được lưu truyền qua các thế hệ và niềm hi vọng lớn lao về một Hà Nội ngày một trưởng thành hơn, bền vững hơn, đẹp đẽ hơn trong tương lai.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý...), chúng tôi đi đến kết luận sau:
1. Văn học Thăng Long, văn chương viết về Hà Nội... là khái niệm được hình thành trong lịch sử văn học Việt Nam. Truyền thống sáng tác về Thăng Long - Hà Nội khởi nguyên từ việc chọn nơi đây là kinh đô của nước Việt Nam, cũng là nơi hội tụ của văn chương khoa bảng. Theo lịch sử, đội ngũ sáng tác trở nên đông đảo và đa dạng. Từ vua, quan, danh sĩ các triều đại phong kiến, đến những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật hiện đại, tất cả tạo nên bức tranh sinh động của văn chương viết về Thăng Long - Hà Nội. Truyền thống văn chương ấy là chiếc cầu nối góp phần xây dựng cảm quan cho các nhà văn hiện đại tiếp tục gắn bó với đề tài viết về Hà Nội.
2. Văn chương viết về Hà Nội thực sự chuyển mình khi đối tượng phản ánh được gắn với những hiện thực khách quan mới của đô thị hiện đại. Con người tự nhận thức được những giá trị tồn tại xưa cũ, vẻ đẹp ngàn năm của mảnh đất kinh kỳ. Cùng với đó là sự phát hiện những vẻ đẹp đô thị thời kỳ hội nhập phát triển, những tiện nghi của cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nâng cao, ngày một tiện ích. Tuy nhiên, tản văn viết về Hà Nội cũng cho thấy một bộ mặt khác bên cạnh những phát triển của Hà Nội, đó là nguy cơ đánh mất bản sắc trong sự quy hoạch vội vàng, sự xuống cấp về văn hóa, lối sống, cùng với đó là sự cơ đơn của con người giữa dịng người đang tấp nập với cuộc sống mưu sinh. Bức tranh toàn cảnh về Hà Nội, một đô thị thời kỳ đổi mới được khắc họa rõ nét trong từng trang văn của các nhà văn viết về Hà Nội. Họ có cái nhìn đa chiều kích với trái tim của những người yêu Hà Nội một cách nồng nàn.
3. Trong quá trình sáng tác về Hà Nội, các nhà văn có những phong cách nghệ thuật độc đáo gắn với cá tính sáng tạo riêng. Trước hết là việc sử
dụng ngơi kể, điểm nhìn trần thuật dưới góc nhìn ngơi kể thứ nhất khi nhớ về các hồi ức, ngơi thứ ba khi có sự nhận diện góc nhìn mới của đơ thị thời kỳ mở cửa. Cùng với đó là sự kết hợp các giọng điệu khác nhau (hoài niệm trữ tình, suy tư triết lý, trào lộng, tự nhiên dí dỏm) khi phản ánh các nội dung khác nhau. Cùng với đó là những góc cạnh khơng gian, thời gian khác nhau của Hà Nội được phản ánh trong tác phẩm theo cá tính sáng tạo riêng của mỗi nhà văn.
Được cảm nhận và thể hiện bởi những nghệ sỹ với tâm hồn thấm đẫm tình yêu sâu sắc dành cho mảnh đất “lắng hồn núi sông ngàn năm” nhưng lại có cái nhìn sắc sảo và đa diện của thời đại hội nhập, Hà nội qua tản văn của thế hệ nhà văn đương đại hiện ra trong sự đan xen, sự hòa trộn, sự đấu tranh