Giọng trào lộng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 77 - 80)

CHƢƠNG 3 ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

3.2. Ngôn ngữ giọng điệu

3.2.3. Giọng trào lộng

Tạp văn của Nguyễn Việt Hà không phải thứ văn chương nhung lụa, cao siêu. Nó chỉ là những câu chuyện đời thường, người ta có thể mắt thấy, tai nghe nhưng được ông thể hiện trong văn hết sức hài hước, cuốn hút. Văn của ông dễ đọc, dễ thích, phản ánh rất rõ tính cách của người viết. Tập tạp văn

Con giai phố cổ đọc lên sực nức đùa giễu với đủ mọi thành phần, đủ thứ

chuyện ở Hà Nội. Với giọng điệu gần gũi pha chút trào lộng, giễu nhại khi viết về những hiện tượng vẫn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, tác giả qua đó muốn gửi đến người đọc những thơng điệp hết sức nhẹ nhàng về sự thay đổi cần thiết để gìn giữ lấy những giá trị thuần túy Hà Nội dù là nhỏ bé, giản đơn. Mặc dù giọng văn thể hiện có vẻ thờ ơ, hờ hững nhưng ẩn sau đó lại là một thứ tình cảm đặc biệt của tác giả đối với Hà Nội.

Nguyễn Việt Hà mang đến cho người đọc một cái nhìn hài hước nhưng cũng rất tinh tế của con người Hà Nội qua giọng văn nói q, dí dỏm của mình. “Vì thế, chỉ cần nghe một vài ngữ điệu giao tiếp, người ở Hà Nội sành sỏi biết ngay người đối thoại thuộc loại nào. “Chất chơi” hay “chất quê”. Thậm chí còn định vị đúng anh/ chị ta đang sống ở phố cổ hay ở rìa cửa ơ” [12; 21]. Có lẽ đó chính là “bản năng” của người Hà Nội gốc bởi họ được sinh ra, lớn lên ở mảnh đất hội tụ mọi nét đẹp và tinh hoa của dân tộc. Họ trở thành những con người thanh lịch, khuôn mẫu nhờ được hưởng sự giáo dục nề nếp, nghiêm khắc của gia đình, của các thế hệ ông cha - những người mà dường như mọi nét văn hóa Hà Nội truyền thống, cổ xưa đều như khắc tạc trong suy nghĩ họ. Vậy nên mọi giá trị lệch chuẩn từ những việc nhỏ nhất là

lời nói, giọng nói, hành động cũng ln được họ phát hiện, nhìn nhận chính xác, thấu đáo.

Con giai phố cổ chính là minh chứng tiêu biểu cho giọng điệu trào lộng

mang phong cách tạp văn Nguyễn Việt Hà. Sự tếu táo trong câu chữ, trong lời văn của ông đã phác họa ra chân dung những người đàn ông sinh ra ở phố cổ - nơi mà chỉ nhắc tới tên phố người ta đã hình dung ra một Hà Nội cổ xưa vẫn còn đọng mãi mặc cho bao thăng trầm của thời gian. Cũng có thể, đây chỉ là một cách gọi đại diện, tượng trưng của tác giả về con trai Hà Nội song dù là gọi một bộ phận hay toàn thể thì qua đó người đọc cũng thấy được cái sự khác biệt, cái chất riêng của Hà Nội in dấu trong những con người này. “Con giai phố cổ thời tem phiếu đều nồng nàn thiết tha yêu Bờ Hồ. Đó là nơi lý tưởng để câu cá trộm với trùng điệp hầm “tăng xê” làm chỗ giấu cá. Rồi hịa bình nó có cái khách sạn dở dang trung lưu mang tên đúng như thế bán bia hơi tuyệt ngon, hơn hẳn Thủy Tạ nhờ đồ kèm là phở xào tử tế hoặc thịt lợn nướng rất biết cách tẩm ướp. Nỗi nhớ hồ Hồn Kiếm ln đọng thành vũng trong tim những kẻ trót bất hạnh đi xa và kể cả những người may mắn còn ở lại… Bọn họ thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hơm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng. Bọn họ chẳng ra gì, sống bạc nhược nghệ sĩ nửa mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng cách quyết liệt tự ni cho mình những thói quen của bao đời Hà Nội” [12; 26]. Những người đàn ông được tác giả phác họa mang nét tính cách ngạo nghễ, có chút ngang tàng, mạnh mẽ được ẩn trong cái dáng dấp tinh tế, thanh lịch của người Tràng An. Họ có cách sống, cách lao động và cách hưởng thụ riêng góp phần tạo nên phong vị độc đáo không thể nhầm lẫn của Hà Nội. Đó là một kiểu Hà Nội không thể gọi tên nhưng chắc chắn ai đã từng đến với Hà Nội sẽ cảm nhận được nó rất rõ ràng.

Nguyễn Việt Hà cũng chọn lấy khơng khí ngày Tết để bày tỏ những cảm xúc bâng khuâng. Không động chạm đến những vấn đề to tát, tác giả chỉ ra sự thay đổi của hoa đào xưa và nay đồng thời chỉ ra nguyên nhân tạo ra sự

khác biệt ấy bằng giọng điệu có chút buồn giận pha tiếc nuối: “Khoảng hơn chục năm lại đây, Tết Nguyên Đán ở Hà Nội đã nuối tiếc bớt đi quá nhiều những màu đáng kể… Thơi, khỏi nhắc đến hồnh tráng bánh pháo đỏ kinh điển Bình Đà nữa, chuyện xưa rồi, nhưng cứ thử nhìn thật kỹ đóa hồng đào ngoại tỉnh này xem. Khơng những cánh của nó bị mỏng lớp mà sắc thắm cũng bị kém hơn nhiều nếu phải so với đào cũ Nhật Tân, hồi vườn ở đây cịn mênh mơng trùng trùng điệp điệp gốc đào chưa bị đám bê tông cốt thép của khu biệt thự liền kề hay chung cư cao cấp hung bạo lấn. Màu đào đã khơng cịn nồng nàn thắm thì đương nhiên má của mấy thiếu nữ đứng bán hoa đào dọc theo hai bên đường đê Yên Phụ cũng tai tái vắng sắc hồng. Mùa xuân sẽ phôi pha nhanh hơn khi mà tết nhất hụt thiếu đi những gam màu đỏ” [12; 285]. Cái linh hồn ngày tết đang bị phôi pha bởi tốc độ đơ thị hóa cao, diện tích đất của các vườn đào bị thu hẹp để nhường chỗ cho các cơng trình xây dựng. Tác giả đã vẽ lại bức tranh ngày tết bằng một thứ màu hồng hoa đào nhạt nhòa và thứ cảm xúc vương vấn nhớ thương.

Tác giả đã đến với mọi không gian Hà Nội để thấy được những chuyển biến rõ nét của Hà Nội hôm nay. Người ta đến với thư viện khơng chỉ cịn là thú vui đọc sách, đi vu vơ dạo qua những kệ sách để bắt gặp một tên sách thú vị và ngồi nghiền ngẫm, để thảnh thơi đắm mình trong những trang văn thơ bay bổng mà đọc sách bây giờ cần có mục đích rõ ràng: “Thư viện hơm nay tuyệt không thấy một ai mơ màng ngồi đọc thơ nữa, đa phần đều cồn cào ngốn ngấu những loại sách thời thượng gọi là sách công cụ. Một nghìn cách làm giàu. Làm thế nào để bạn trở thành quyến rũ. Quản trị kinh doanh thật là đơn giản.

Hiếm hoi có lần thấy một nàng đọc Chiến tranh và Hịa bình. Tị mị xúc động rón rén nhìn trộm vào vở, hóa ra em đang làm luận văn tốt nghiệp về văn học Nga thế kỷ 19” [12; 291]. Có chút trào lộng nhưng lại nghèn nghẹn trong giọng văn, phải chăng chính nhà văn cũng đang khao khát muốn được thấy lại một nét xưa cũ ở cái nơi vốn được coi là bình n giữa lịng Thủ đơ này mà đến rồi

lại mang về một nỗi niềm thất vọng ngậm ngùi khi thấy mọi thứ diễn ra cũng tấp nập, hối hả như những con đường ngoài phố kia.

Đọc tạp văn Nguyễn Việt Hà cõ lẽ khơng khó để nhận ra nét trào lộng có chút ngang tàng trong giọng điệu. Phải chăng chính sự thể hiện đó đã tạo ra một cách “thưởng thức” Hà Nội rất riêng. Từ con người, cảnh vật và những địa điểm cụ thể được tác giả đưa vào và tái hiện sinh động, chân thực song vẫn làm tốt lên khơng khí của Hà Nội cổ kính hơm qua ln nhẹ nhàng, tinh tế đối lập với Hà Nội hơm nay đang gồng mình chạy đua trong tư thế gấp gáp, vội vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 77 - 80)