Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 83 - 89)

CHƢƠNG 3 ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật

3.3.1. Không gian nghệ thuật

Trong văn học, không gian được nhắc tới với thuật ngữ “không gian nghệ thuật”. Theo Iu. Lotman “không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một không gian được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình về một đối tượng vơ hạn là thế giới hiện thực” [21; 376]. Còn cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:

“Khơng gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự xác định của khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học bắt đầu bằng hoạt động miêu tả, trần thuật xuất phát từ một

điểm nhìn diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ cảm tính của nó” [13; 162]. Như vậy, khơng gian trở thành phương tiện để con người thể hiện quan điểm của mình về thế giới bên ngồi, nó thống nhất nhưng không đồng nhất với khách thể. Không gian vật chất bên ngồi khơng phụ thuộc vào ý thức tồn tại của con người, nó chỉ trở thành khơng gian nghệ thuật khi tác giả cảm nhận về nó, qua đó thể hiện cách cảm, cách nghĩ về thế giới nhân sinh và thái độ sống.

Các tác giả đều sử dụng phố phường Hà Nội làm khơng gian chính để triển khai tác phẩm. Đó có thể là khơng gian rộng lớn chung chung tồn cảnh Hà Nội, nhưng cũng có thể là khơng gian hẹp là những con đường, căn nhà, góc phố được gọi tên cụ thể. Song dù ở không gian nào Hà Nội vẫn đẹp theo một cách riêng của nó, đẹp từ nhà ra ngõ, đẹp từ chính những điều nhỏ nhoi, bình dị của cuộc sống đã làm nao lòng bao tâm hồn nhạy cảm. Chiều kích khơng gian được các tác giả mở rộng, thu hẹp một cách linh hoạt, trở thành phông nền để soi chiếu, làm nổi bật hiện tượng bàn đến trong từng câu chuyện nhỏ. Đó là khơng gian thực, sống động của một Hà Nội hiện đại, tấp nập và xô bồ trong thời mở cửa, du nhập mọi luồng văn hóa trong và ngồi nước đan xen với khơng gian hồi niệm trong trí nhớ về một Hà Nội hào hoa, cổ kính, thâm trầm trong q khứ. Do đó, sự thun chuyển khơng gian thường xuyên diễn ra giữa Hà Nội cổ xưa và đô thị Hà Nội náo nhiệt, hiện đại.

Đỗ Phấn đã phác lại một hình ảnh quen thuộc mà có lẽ ai được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội ở thế kỷ trước đã một lần được nhìn ngắm. Đó là khơng gian sống n bình, cổ kính của một Hà Nội xa xưa mà nay khó có cơ hội thấy lại được. “Vài chục năm trước theo lũ bạn con nhà nghèo ở ven sơng Hồng lên cầu Long Biên chơi… Nhìn vào Hà Nội lúp xúp lơ xơ ngói nâu nhà cổ và một màu tường vôi xám buồn rầu. Những cái đấu bằng gạch trát vữa cầu kì trên các đầu hồi nhà mọi khi đứng gần nhìn rõ gờ chỉ, lợi chậu, hoa văn rất đẹp mắt, giờ chỉ còn là một khối nham nhở đen kịt chĩa hoang mang lên trời” [33; 148]. Đó là dáng hình của Hà Nội đã đi vào thơ ca nhạc họa thật dịu

dàng, trầm mặc biết bao. Chính vẻ đẹp mộc mạc ấy lại thu hút và làm mê đắm lòng người tứ xứ khi nghĩ về Hà Nội. Những liên tưởng về quá khứ cũng nhanh chóng đẩy người ta trở về với hiện tại để chứng kiến sự đối lập của không gian Hà Nội trước sự tác động không ngừng của thời gian và con người. Cái nét thô sơ giản dị qua bao thăng trầm đang cựa mình thay đổi bằng những tịa cao ốc, khu đơ thị hào nhống, sang trọng. Khơng gian đơ thị, phố phường đã biến đổi màu của thành phố hơm nay khơng cịn là màu của gạch, ngói nhấp nhơ, san sát, là màu của bức tường xám phủ rêu phong mà là màu của đèn điện lấp lánh suốt ngày đêm. Có tiếc nuối, ngậm ngùi thì con người ta vẫn phải chấp nhận bởi đó là quy luật bất biến của thời gian, của xã hội khi mọi vật luôn không ngừng vận động, đổi thay và phát triển đi lên. Cảnh sắc yên ả của thủ đơ nay chỉ cịn tồn tại trong ký ức của những lớp người thế hệ trước song nó vẫn chứa đựng những giá trị khơng bao giờ phơi pha, nhạt nhịa theo thời gian bởi nó ln hiện hữu trong tâm khảm của những người con nặng lòng với Hà Nội để tiếp tục lưu truyền mãi mãi cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Tạm rời xa những không gian trong miền ký ức xa xôi, Đỗ Phấn đưa người đọc trở về hiện tại để thưởng ngoạn khung cảnh lãng mạn, huyền ảo như tranh vẽ với bố cục hài hịa về hình ảnh, đường nét, màu sắc và âm thanh giữa lịng thủ đơ. “Hạ tuần trăng, bốn giờ sáng một mình phóng xe lên Hồ Tây. Mặt trăng như một chiếc mâm vàng khổng lồ đang từ từ lặn về phía Trích Sài, Võng Thị. Chứa chan trên sóng nước Tây Hồ là ánh trăng xao động khẽ rùng mình trong heo may phảng phất mùi hoa huệ. Bóng tối quanh hồ đậm đặc hơn lúc nào hết. Mờ tỏ lá cành, mông lung ngọn tháp bên chùa Trấn Quốc. Đứng ở ven hồ trước cửa đền Quán Thánh chợt như quên đi cái ồn ào náo nhiệt của cả một thành phố mệt nhồi ngay phía sau lưng mình” [33; 226]. Đắm mình giữa khơng gian n bình, tĩnh mịch của chốn đền, chùa linh thiêng nghiêng mình trong mây, nước, trăng thanh, người ta như được thả hồn mình hịa cùng với thiên nhiên để tạm xa lánh và quên đi những mệt mỏi, lo

toan bận rộn của đời sống thường nhật, để bình tâm, thảnh thơi nhìn lại sự đổi thay của chính mình và cuộc đời. Giữa Hà Nội tấp nập, ồn ào hơm nay vẫn giữ gìn được những khơng gian như vậy thật đáng quý và trân trọng biết bao. Không gian ấy tựa như một nốt trầm đầy sâu lắng, da diết ngân nga cất lên giữa bản nhạc sôi động, rộn ràng, tươi vui của thành phố. Chính sự điểm xuyết này đã tạo nên một nét đặc trưng, khác biệt của Hà Nội - một thành phố đang vươn mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại nhưng không đánh mất đi những nét văn hóa truyền thống của dân tộc từ ngàn đời. Sự kết hợp hài hịa giữa văn hóa nội sinh và ngoại sinh đã khiến cho Hà Nội luôn giữ được nét đẹp thanh lịch, quý phái của riêng mình. Mảnh đất Kinh kì nghìn năm văn hiến chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài hành trình lịch sử của mình để níu giữ những trái tim ln dành trọn tình u cho Hà Nội.

Đối lập với Đỗ Phấn thường hay chọn những khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ, những không gian tĩnh của Hà Nội để bày tỏ cảm xúc thì Nguyễn Ngọc Tiến lại “chụp” lấy những bức ảnh rất đỗi bình dị, chân thật trong cái khơng gian động của con phố mà chỉ cần nhắc đến tên ai ai cũng đều biết. “Ở nhiều phố, có hộ chật đến mức ngày giỗ cha, mấy chục con cháu phải ăn rải từ sáng đến chiều mới xong. Tôi đã từng ăn tết đứng ở phố Hàng Đào vì nhà quá chật. Chuyện vệ sinh thì khơng chỉ thời bao cấp mà bây giờ vẫn dở khóc dở cười. Bạn tôi ở đầu hàng Buồm, lúc nhỏ bị mẹ huấn luyện phải ngồi bô vào tầm trưa để không phải chờ đợi nếu đi vào buổi sáng. Nhiều nhà chật nhưng khơng có khả năng mua nhà mới nên con trai lấy vợ chỉ còn cách làm gác xép. Gác xép chỉ cách sàn nhà chừng hơn một mét, ban đêm có cả đống người ngủ ngay phía dưới nên khổ cho cặp vợ chồng kia cứ phải nhẹ nhàng như kẻ trộm. Bây giờ vẫn thế” [44; 148, 249]. Không gian sinh hoạt nơi phố cổ được phác ra mang lại cho người đọc đúng cái cảm giác mà tác giả đã gọi tên lên ở đầu đề tác phẩm. Có lẽ cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi tại sao người Hà Nội gốc vẫn chấp nhận cuộc sống “ngột ngạt” trong những căn nhà lụp xụp, chật chội, bất tiện, chung đụng “chia năm xẻ bảy” nơi phố cổ đắt đỏ.

Họ khơng được quyền quyết định với chỗ ở của chính mình, khơng thể đập đi xây lại vì ảnh hưởng đến kết cấu chung và quan trọng nó thuộc diện bảo tồn của quốc gia. Người ở ngồi thì cảm thấy chán nản, khâm phục những người vẫn hằng ngày sinh sống trong cảnh khổ sở ấy, còn người ở trong thì lại khơng nỡ từ bỏ “mảnh đất” đã “chôn rau cắt rốn” này mà đi bởi sự gắn bó quá bền chặt, qua sâu sắc qua biết bao thế hệ. Một con phố mà chỉ gọi đến tên thôi đã gợi lên cho người ta cảm giác về những gì cũ kĩ nhưng chất chứa đầy hồi niệm, đầy kí ức đẹp đẽ về một Hà Nội xa xưa lúc nào cũng duyên dáng, thanh lịch toát lên từ đất và người nơi đây. Và khơng hề nói quá khi khẳng định cái chất Hà Nội, sự chuẩn mực trong văn hóa Hà Nội ấy cũng đã được sinh ra, hình thành từ chính con phố nhỏ này. Nguyễn Ngọc Tiến đã khám phá không gian phố cổ Hà Nội theo cả chiều rộng và chiều sâu. Đó khơng chỉ là không gian sinh hoạt đơn thuần mà hơn hết đó là khơng gian văn hóa chứa đựng những nét đẹp mang linh hồn Hà Nội. Viết về cảnh sinh sống một cách khá “trần trụi” nơi phố cổ chính là cách tác giả lên tiếng nhắc nhớ mọi người về một không gian lịch sử đang cần được bảo tồn nghiêm túc trước những thay đổi chóng mặt của tốc độ đơ thị hóa, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng… và vấn đề ổn định đời sống của cư dân phố cổ trong hiện tại và tương lai.

Với đặc trưng phong cách văn chương có phần trẻ trung, phóng khống của mình Nguyễn Việt Hà khơng tìm đến những khơng gian tĩnh trong quá khứ mà tập trung tái hiện không gian đang hiện hữu ở hiện tại với sự biến đổi dễ dàng nhận thấy. “Thư viện sẽ hết Tết khi cái siêu thị đối diện đông người trở lại. Người ta hớt ha hớt hải vét hàng khuyến mại, tranh nhau đem xe gửi vào khuôn viên của nhà chứa sách. Cả tòa biệt thự cũ chợt nhiên nhợt nhạt mất đi trầm lắng cổ kính. Rồi nó sẽ giống như mọi phố phường của Hà Nội đời thường hôm nay, chỉ toàn những ồn ào vội vã” [12; 292]. Trên mọi nẻo đường, ngõ phố Hà Nội đều có thể tấp nập, hối hả, ồn ào nhưng thư viện sẽ ln là địa điểm cần có sự n tĩnh tuyệt đối. Bởi người ta đến thư viện để để đọc sách, học tập và nghiên cứu - những cơng việc ln địi hỏi không gian

tĩnh mịch để đạt được hiệu quả của việc đúc kết kiến thức từ sách hay đơn giản chỉ muốn tìm đến một khơng gian thanh bình để tĩnh tâm, đắm mình trong những trang sách lý thú, hấp dẫn có khả năng truyền cảm hứng làm phong phú tâm hồn. Giữa thành phố nhỏ bé hàng triệu dân này, đi đến đâu người ta cũng phải chen chúc, chen từ nhà ra phố nên chẳng ai cần biết đến cái khơng gian thống đãng hiếm hoi kia đang bị lạm dụng, lấn chiếm bởi những hành vi xâm phạm của chính họ. Dùng thư viện như một ví dụ điển hình, nhà văn đang nêu bày một thực trạng phổ biến ở Hà Nội hiện nay. Mọi địa điểm hay ngay cả những cơng trình văn hóa đều có thể bị chiếm dụng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nhưng những nhà quản lý lại quá thờ ơ, bỏ quên trách nhiệm của mình. Nhà văn khơng khỏi tiếc nuối và xót xa khi chứng kiến một khơng gian đẹp và sâu lắng của Hà Nội đang bị đánh cắp dần từng ngày. Với tạp văn của Nguyễn Việt Hà những không gian xuất hiện không chỉ dừng lại ở việc thưởng ngoạn mà hơn hết nó khơi gợi đến những điều đáng để suy ngẫm. Đó là thái độ, cách ứng xử, ý thức của con người hôm nay với những giá trị cần bảo tồn vĩnh viễn.

Mỗi nhà văn đã “dựng” lên Hà Nội ở một khơng gian, chiều kích riêng biệt được thêu dệt bằng những cung bậc cảm xúc khác nhau: có tự hào, ngợi ca song cũng không tránh khỏi sự tiếc nuối ngậm ngùi. Song một điều dễ dàng nhận thấy đó là sự trân trọng của các tác giả khi cảm nhận về những không gian đẹp đẽ của Hà Nội. Dù có mênh mang sơng nước, mây trời hay tù túng, chật hẹp; dù có cũ kĩ, bạc màu hay sang trọng, lấp lánh thì Hà Nội vẫn cứ đẹp, cái đẹp thích nghi trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh. Sự thuyên chuyển không gian liên tục từ quá khứ đến hiện tại và ngược lại mang đến những liên tưởng thú vị, sâu sắc về một Hà Nội hiện đại nhưng vẫn còn lưu lại khơng ít những nét xưa cũ của văn hóa truyền thống. Đó là một khơng gian đặc trưng và khó có thể tìm thấy ở thủ đơ của bất kỳ một quốc gia nào. Khi nhìn lên những tịa nhà, khu đơ thị đẳng cấp quốc tế người ta có niềm tin để hy vọng về sự đổi mới, vận động mạnh mẽ vươn lên của thành phố song khi

bắt gặp những gánh hàng rong bình dị, tất tưởi buổi sớm người ta lại thấy được một nét thân quen, gần gũi tựa như quê nhà. Các nhà văn không chỉ giới thiệu về cảnh sắc Hà Nội mà còn gieo vào lòng độc giả những khát khao được một lần sống và trải nghiệm dưới bầu trời thủ đơ, để hịa mình vào nhịp sống trẻ sôi động, tất bật, nhộn nhịp của buổi sớm và đắm chìm trong khơng gian yên ả, lãng mạn của màn sương đêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 83 - 89)