Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống

Nhắc đến bản sắc tính cách của người Hà Nội, khơng thể khơng trích dẫn câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Bản sắc tính cách thanh lịch của người Tràng An - Hà Nội là mẫu tính cách chung được khẳng định. Đó là một

phần của văn hóa và lối sống quy chuẩn được tồn tại lâu dài trong tiến trình lịch sử. Nhưng nguy cơ bản sắc bị đánh mất đã kéo theo sự xuống cấp về văn hóa và lối sống. Trần Chiến từng khẳng định: “Người Hà Nội hằng tự hào về truyền thống thanh lịch, hội tụ, kết tinh, lan tỏa của mình. Điều đó là có thật. Nhưng cịn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bịn rút thành phố. Xin khơng cắt nghĩa nguyên nhân (nông thôn đang trống toang), chỉ nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn” [7; 277].

Các nhà văn viết về Hà Nội đã thẳng thắn nhìn nhận một thực trạng không nhỏ đang diễn ra trên đơ thị đang phát triển nhưng văn hóa và lối sống thì ngập ngừng tịnh tiến: “Thơi thì chửi bới, văng tục, đấm đạp để rồi qua được là xông vào bốc cái này, xem cái kia, cố mà mua cho bằng hết các thứ để mang về bán lại giá cao. Chỉ có nhà đầu tư là cười sung sướng vì đã bõ công quảng cáo tuyên truyền rầm rĩ cả hai tháng trời khắp hang cùng ngõ hẻm, không chỉ Hà Nội mà các vùng lân cận” [39; 107]. Hà Nội xô bồ và ồn ào. Một Hà Nội thật khác trong những trang văn của Nguyễn Trương Quý. Có một sự thật là người Hà Nội đang có sự bão hịa về văn hóa và lối sống. Những hành động chửi bới, văng tục diễn ra ngay giữa trung tâm lớn của một đô thị hiện đại trong thời kỳ đổi mới.

Con người có thể thay đổi cách nhìn về những giá trị đạo đức. Nguyễn Việt Hà hoảng hốt khi con người phản bội nhau mà không cần suy nghĩ đến việc dằn vặt lương tâm: “Ở cuộc sống nhàn nhạt bình thường hơm nay, những đồng tiền bán bạn khơng cịn tanh mùi máu như thời của thằng Giu - đa khốn nạn, nên đám đàn ông phản bội thường thanh thản yên tâm không cần tự thấy là phải đi treo cổ. Khi chân thành sám hối, bọn họ thường tặc lưỡi, “người chết đã chết rồi nhắc làm gì chuyện cũ. Mắt lim dim đao phủ ngồi Thiền”, rồi nghẹn ngào mở ví, rút một nắm bạc dày ra sức đút vào những hịm cơng đức” [12; 66].

Văn hóa, lối sống xưa của người Hà Nội là nét cá tính riêng biệt của mảnh đất Kinh kỳ. Nó là tiêu chuẩn, mẫu số chung khi nhắc đến giá trị, “lực hút tâm” của mảnh đất ngàn năm văn vật. Nhưng trong thời kỳ mở cửa những giá trị đang có nguy cơ mai một, xuống cấp trong từng hành động, cách ứng xử của con người: “Xã hội văn minh tươi đẹp hôm nay, kinh tế thị trường vũ bão phát triển. Để y phục xứng kỳ đức, nó khơng thích những đàn ơng biết quỳ mà chỉ thích những chủ nhân ông tự tin biết bay biết nhảy, biết đoán trước giá vàng, biết chạy thành quan chức” [12; 70].

Quan niệm về văn hóa, nghệ thuật cũng bị đem ra làm trò đùa trước những cám dỗ, ma lực của kinh tế thị trường. Thị hiếu của người thưởng thức bị đem ra thử nghiệm cho những nghệ sĩ tài năng chưa thấy nhưng tâm và đức đã xuống cấp trầm trọng: “Thậm chí với điện ảnh, vơ số đạo diễn tài năng ở ta luôn coi việc các nữ diễn viên thể hiện cảnh bị nhìn trộm những lúc “hơn cả tắm” chính là một chi tiết nghệ thuật khơng thể chối bỏ. Nó hồi hộp quyến rũ y hệt như việc ghi được bàn thắng ở những trận chung kết bóng đá đỉnh cao. Tuy nhiên tất cả chẳng là cái đinh gì nếu phải so với truyền thơng báo chí. Sự “hớ hênh hóa” được quảng bá một cách đậm đà vĩ mô trên nhan nhản các trang báo mạng lẫn báo viết” [12; 143].

Như khẳng định của Phạm Thị Trâm trong Nhận thức và thực tiễn văn

hóa Hà Nội: “Quả thực, văn hóa hiện nay là vấn đề của chung cả nước, nhưng

Hà Nội, với đặc thù của mình là nơi mà sự suy thối đang diễn ra báo động nhất. Với sự gia tăng dân số quá nhanh (theo dự báo với tốc độ như hiện nay đến năm 2020 Thủ đơ sẽ có khoảng 13,14 triệu dân trong khi đó theo chiến lược được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 dự kiến Thủ đơ có 9 triệu dân), đất chật, người đơng, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác đều không đáp ứng kịp… đã làm con người Thủ đô xấu đi thấy rõ, chưa xứng đáng với vị thế là nơi tập trung tinh hoa, là bộ mặt văn hóa của cả một đất nước” [50; 113].

Hà Nội cần giữ cho mình hướng đi đúng, là bộ mặt văn hóa của cả một đất nước. Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống tồn tại ngay trong đời sống đô

thị được các nhà văn phản ánh rõ nét trong những tác phẩm của mình. Đó là cái nhìn thẳng vào sự thật đang tồn tại và khơng ai khác, chính những người đang sống tại Thủ đô cần ý thức được hành động của bản thân để xây dựng Hà Nội là bộ mặt văn hóa của cả nước.

2.5. Đô thị hiện đại và sự cô đơn của con ngƣời

Hà Nội không ngừng biến đổi, sự giao thoa giữa ý thức hệ gây ra những xung đột âm thầm. Những người có thể dung hịa những xung đột tự chấp nhận sự tồn tại này như quy luật của cuộc sống. Cũng có những người tự tách ra khỏi quá trình giao thoa. Họ tìm kiếm chính bản thân mình, cơ đơn giữa Hà Nội thay đổi.

Các tác giả viết về Hà Nội có cách nhìn đặc biệt về sự cô đơn của con người. Các tác giả đã vạch ra hai đối tượng thể hiện nổi bật sự cô đơn của con người giữa đô thị hiện đại: những người hoài cổ và những người trẻ chịu áp lực từ cuộc sống.

Nhóm đối tượng đầu tiên - những người hoài cổ, họ tự tách mình ra khỏi cuộc sống hiện đại. Cuộc sống của họ là quá khứ, tôn thờ những giá trị đã mất, không thể quay trở lại. Nguyễn Việt Hà nhận diện họ là những người: “Thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hơm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng. Bọn họ chẳng chịu là gì, sống bạc nhược nghệ sĩ nửa mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng cách quyết liệt tự ni cho mình những thói quen bao đời Hà Nội” [12; 27].

Họ tách biệt khỏi cuộc sống vội vã, và lạc giữa chính nơi mình sinh ra: “Loanh quanh gần một giờ đồng hồ, hai anh em đi vào một con đường cụt ngổn ngang gò đống phế thải xây dựng. Lại quay đầu ra. Ngoài năm mươi tuổi, đi trên thành phố mình sinh ra và lớn lên, lần đầu tiên tôi bị lạc” [33; 161]. Những người hồi cổ cơ đơn vì khơng tìm thấy tâm hồn đồng điệu giữa cuộc sống mới. Họ hoàn toàn bị tách biệt, tự đứng sau rào cản để tiếp xúc với thế giới đơ thị hiện đại.

Nhóm đối tượng thứ hai - những người trẻ chịu áp lực từ cuộc sống, họ là những người đại diện cho thế hệ mới. Cuộc sống mới đối diện với những áp lực khác nhau, hồn cảnh khiến con người cơ đơn giữa thế giới thực tại. Các tác giả viết về Hà Nội nhắc về họ với sự đồng cảm. Áp lực từ đời sống đô thị hiện đại tạo nên sức ép quá lớn lên thế hệ trẻ. Con người bị vây bọc bởi bức tường tâm lý đè nặng.

Con người tự khép kín mình, tách biệt với thế giới xung quanh. Họ thu mình trong khơng gian cá nhân sau những ngày làm việc mệt mỏi và đơi khi họ cơ đơn trong chính ngơi nhà của mình. Con người trong cái xã hội ấy trở nên khép kín, sống giữa bao người nhưng dường như chỉ có một mình, khơng gian sống trở nên chật hẹp và ngột ngạt: “nhà anh và căn hộ hai bên và trên dưới đều có những cái lồng cấy ra thêm tăng diện tích. Sân chơi thì thành chỗ họp chợ hay chỗ để xe, diện tích chẳng cịn gì. Những khoảng lưu khơng giữ hai dãy nhà hẹp lại vì các hộ tầng dưới xây lấn ra. Nếu anh viên chức ở nhà riêng thì cái nhà anh như một hộp diêm kín mít chỉ mở mỗi mặt tiền. Anh vừa dắt xe ngoài ngõ vào nhà là vội vàng kéo ngay cửa sắt lại, khóa cách biệt với bên ngoài” [39; 57].

Những hành động lặp lại trở thành thói quen, cũng là tính cách mới hạn chế quá trình giao tiếp của con người sau thời gian dành cho cơng việc: “Vì đi bằng thang máy nên ở những tòa nhà mới này, dân viên chức về đến nơi thì mắt trước mắt sau tìm mọi cách leo lên căn hộ, nơi sự khép kín đảm bảo tuyệt đối, và kiểu mẫu mới lúc này là đèn nhà ai nhà nấy rạng. Mà có liếc ra đèn nhà khác thì cũng chỉ thấy những cánh cửa nằm im lìm quanh sảnh thang máy” [39; 58].

Giải pháp duy nhất của những người cơ đơn là sự trốn chạy. Họ khơng tìm thấy mình giữa cuộc sống đơ thị mới. Trốn chạy khỏi đơ thị, và tự tìm lại mình giữa cánh đồng hoang sơ nhất: “Thoát khỏi thành thị là thoát khỏi một cuộc sống khơng hẳn đã trì trệ, nhàm chán, nhưng để tìm một cuộc sống khác

mới mẻ, năng động hơn cũng chưa hẳn. Nói thẳng dù hơi tuyệt vọng, đó là điều khơng thể có. Có lẽ mục tiêu cuối cùng là tìm ra mình, nhặt lại mình trên từng ngọn gió theo cách nói thi ca, hay tìm thấy mình đang ngồi mê mải say sưa trong những cảm xúc hồn nhiên nhất như đang ngồi sụp vệ đường mua cho được chiếc khăn thổ cẩm có họa tiết thật lạ theo hiểu biết của bạn lúc đó” [39; 83].

Nhiều nhân vật của Nguyễn Trương Quý có nét tương đồng với những nhân vật trong sáng tác của Albert Camus (1913 - 1960), Jean-Paul Sartre (1905 - 1980). Họ cảm thấy cơ đơn giữa chính mỗi ngơi nhà, đường phố mình đang sống, sinh hoạt. Cuộc sống là chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán, chứa đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vơ. Nét tính cách kỳ lạ này xuất hiện khi môi trường công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Và nếu khơng có sự điều hịa trong tính cách, nguy cơ về sự cơ đơn gây ra những ức chế tâm lý và sự thoát ly khỏi tồn tại là yếu tố có thực của con người sống trong đơ thị thời kỳ đổi mới.

Đô thị hiện đại và sự cô đơn của con người là yếu tố mới trong sáng tác của các tác giả. Nguyên nhân của sự xuất hiện này gắn bó với bước phát triển nhanh chóng của kinh tế đơ thị. Nếu như trước đây, trong các sáng tác của tác giả thế hệ trước, khơng có sự xuất hiện của sự cơ đơn thì trong nhóm tác giả được lựa chọn, nó xuất hiện nhiều và trở thành sự lo lắng thường trực trong những trang viết. Hà Nội trước đây của Vũ Bằng, Băng Sơn là những niềm vui, hoài niệm với ký ức đầy đủ của Hà Nội được đóng khung trong tâm trí người đọc. Đến các tác giả được lựa chọn, người đọc cảm nhận rõ về một Hà Nội khác đang tồn tại giữa đô thị hiện đại. Những bức tường tâm lý cá nhân ngăn con người với nhau. Hà Nội xuất hiện những căn phòng cá nhân nhiều hơn, thu hẹp khoảng cách với thế giới hiện thực xung quanh. Các tác có cái nhìn thực tế khi phát hiện những thay đổi tiêu cực trong tâm lý người Hà Nội. Họ nhìn thẳng vào vấn đề đang diễn ra, cảm nhận được từng cái nhìn thương cảm với Hà Nội rộng về địa lý, nhưng đang có dấu hiệu hẹp về tâm lý con

người. Những câu văn trân trọng và thương cảm cho con người, cho Hà Nội mới đang phát triển nhưng tồn tại những vách ngăn khoảng cách.

Tiểu kết: Bức tranh đời sống đô thị đổi mới của Hà Nội được phản ánh

cụ thể trong những sáng tác của các nhà văn. Bức tranh ấy được tạo dựng sinh động qua những nét vẽ mô tả vẻ đẹp ký ức ngàn năm của đất Kinh kỳ, cùng với đó là vẻ đẹp của đô thị thời kỳ đổi mới; nhưng trong bức tranh ấy cũng tồn tại tiêu cực của nguy cơ đánh mất bản sắc cùng sự xuống cấp của văn hóa, lối sống; mà biểu hiện cao nhất là sự cô đơn của con người giữa đô thị thời kỳ đổi mới. Những nét vẽ đậm nhạt khác nhau về đô thị đổi mới tạo nên bản sắc riêng của Hà Nội trong sự thống nhất với những đặc điểm chung của đô thị khác trên Thế giới. Các tác giả đã vẽ lên bức tranh tồn cảnh đơ thị Hà Nội trong sự đồng cảm với các thế hệ trước về niềm tin vào sự “sang trọng, tinh tế, quý phái” nhưng cũng phát hiện ra những giá trị mới “gần gũi, bình dị, tâm tình” của người Hà Nội. Họ cũng là người trực tiếp nhận diện những biến đổi tiêu cực trong đời sống đô thị hiện đại với những tình cảm tiếc nuối và thương cảm. Các tác giả mang đến cho người đọc một Hà Nội đa diện hơn, gần gũi hơn. Và đây cũng chính là một phát hiện, khám phá mới mang đến cho văn chương viết về Hà Nội.

CHƢƠNG 3

ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 3.1. Ngơi kể và điểm nhìn

3.1.1. Ngơi kể

Dựa vào việc sự tồn tại của người kể chuyện được báo hiệu như thế nào trong văn bản, người ta đã phân biệt người kể chuyện giấu mặt và người kể chuyện lộ diện. Một người kể chuyện lộ diện (overt narrator) là anh/cô ta tự nhắc đến mình ở ngơi thứ nhất (“Tơi”, “Chúng tơi”); người trực tiếp hoặc gián tiếp hướng đến người nghe; một người sẵn sàng biểu hiện thái độ thân thiện với người đọc bất cứ lúc nào cần đến (khi sử dụng, chức năng diễn ngôn “nỗ lực”, “thuyết phục”…); người bày tỏ một “thái độ diễn ngôn” hoặc “độ chênh” với nhân vật và sự kiện, đặc biệt trong cách sử dụng các biện pháp tu từ, hình ảnh, những cụm từ định giá, sự biểu hiện xúc cảm hoặc chủ quan (“chức năng biểu hiện”); người “xâm nhập” vào câu chuyện để nói lên những chú giải triết học hoặc khớp nối trần thuật; là người có một giọng điệu đặc trưng.

Người kể chuyện giấu mặt (covert narrator), ngược lại, là một người không bày tỏ những đặc điểm công khai như đã nêu trên. Cụ thể là anh ta/cơ ta là người khơng hướng đến chính mình hay người nhận hoặc người nghe; một người có giọng điệu và phong cách ít nhiều trung tính (khơng có đặc tính rõ rệt); một người mơ hồ về giới tính; một người thể hiện khơng “có ý muốn quan tâm” đến bất cứ thứ gì; một người khơng sẵn sàng bộc lộ dù rất cần thiết; một người không xâm nhập hay can thiệp; một người để cho các sự kiện của câu chuyện trải ra theo dòng chảy và nhịp điệu tự nhiên (“hãy để câu chuyện tự nó nói lên”, vì thơng thường khơng ai dị nghị cả; nói ngắn gọn, một người mà trần thuật của anh ta khơng có chức năng bộc lộ ý muốn, thuyết phục, hay biểu lộ. Trần thuật ngầm ẩn có thể dễ dàng được tạo ra khi hành động được nhìn qua con mắt của người quan sát bên trong.

Theo cách của Genette, chúng ta sẽ tiến hành phân biệt về mặt phạm trù giữa hai kiểu chủ yếu: truyện kể và người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi

thứ ba. Sự phân biệt dựa trên “quan hệ với câu chuyện” của người kể chuyện dù anh ta/cô ta hiện diện hay vắng bóng trong câu chuyện.

Trong trần thuật ngơi thứ nhất (homodiegetic) câu chuyện được kể bởi một người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện. Tiền tố “homo” chỉ một thực tế rằng người đóng vai trị là người kể chuyện cũng là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..) (Trang 53)