Nhóm giải pháp đối với Đài PT-TH Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp dưới góc nhìn quản trị truyền thông (Trang 101 - 129)

7. Kết cấu luận văn

4.3. Nhóm giải pháp cụ thể

4.3.2. Nhóm giải pháp đối với Đài PT-TH Hà Nội

Giải pháp đối với các chƣơng trình thời sự phát thanh trực tiếp:

Một là: Xây dựng kế hoạch nội dung các chương trình phát thanh.

Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuát chương trình được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo chất lượng cho các chương trình phát thanh thời sự trực tiếp. Hiện nay, các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội được lập kế hoạch theo tuần, tháng để xây dựng kịch bản cho những vấn, sự kiện có thể nhìn thấy trước về mặt thời gian, những sự kiện mang tính cố định như kỷ niệm ngày lễ lớn trong năm, ngày truyền thống của ngành… nên việc lập kế hoạch đòi hỏi phải chi tiết, tỉ mỉ hơn. Có khung kế hoạch chắn chắn, rõ ràng thì việc thực hiện chương trình sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời, ngoài yêu cầu lập kế hoạch theo từng tuần, tháng, cần phải lập kế hoạch cụ thể cho từng chương trình thời sự trong ngày. Có như thế thì kế hoạch mới đảm bảo được tính toàn diện, chương trình sẽ hay và hấp dẫn hơn.

Hai là: Phát triển nguồn nhân lực phát thanh.

Đối với chương trình thời sự phát thanh trực tiếp của Đài PT-TH Hà Nội có thể thấy nội dung thông tin còn mang nặng về các thông tin chung, chưa mang tính nhạy cảm, tìm kiếm và phát hiện các vấn đề để có những tác phẩm xuất sắc. Theo nhà báo Thu Hiền - Trưởng ban Ban Biên tập chương trình phát thanh – Đài PT-TH Hà Nội thì khó khăn nhất của Đài khi thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp hiện nay đó chính là thiếu phóng viên chuyên làm phát thanh.

Thực tế khảo sát cho thấy, nguyên nhân chính khiến các chương trình thời sự của Đài PT-TH Hà Nội chưa được hấp dẫn, phong phú đó chính là do sự thiếu hụt về lực lượng phóng viên phát thanh. Hiện tại, chỉ có 03 phóng viên chuyên làm phát thanh còn lại là các phóng viên truyền hình kiêm nhiệm. Tin tức dành cho các chương trình thời sự phát thanh chủ yếu là biên tập lại từ tin truyền hình nên tin còn thiếu phong phú, không đáp ứng đúng yêu cầu của một tin phát thanh. Đồng thời, một nguyên nhân nữa đó là do áp lực công việc hoặc sự kiểm duyệt của lãnh đạo khi cho lên sóng các tác phẩm. Do đó, các chương trình có thể chưa thỏa mãn hết nhu cầu của công chúng khiến thính giả tìm đến các diễn đàn xã hội hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng, kênh truyền thông khác.

Vì thế, muốn chương trình phát thanh trực tiếp thực sự hấp dẫn, tạo được vị thế của mình, trước hết Đài cần xây dựng được một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên về mảng phát thanh, có năng lực, chuyên môn, có khả năng xử lý tình huống tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và say mê với nghềnghiệp. Cần lựa chọn, bố trí nhân lực phù hợp với từng mảng công việc của mình. Phóng viên làm các chương trình thời sự cần được phân mảng cụ thể theo thế mạnh riêng của mình để có thể khai thác tối đa sở trưởng của mỗi cá nhân.

Ba là:Cân đối các mảng thông tin trong chương trình.

Để tránh bỏ sót và tập trung thông tin vào một số các lĩnh vực, đề xuất giải pháp đối với chương trình thời sự phát thanh trực tiếp của Đài PT-TH Hà Nội là cân đối các mảng thông tin trong chương trình.

Đầu tiên là cân đối hài hòa các lĩnh vực phản ánh. Trong một số chương trình thời sự trực tiếp của Đài còn tập trung vào các tin chính trị, kinh tế; các mảng thông tin văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng… vẫn chưa chiếm tỷ lệ cao.

Cân đối thông tin người tốt, việc tốt với đấu tranh, phê bình và phản biện xã hội. Mặc dù qua khảo sát, thông tin thời sự trên Đài PT-TH Hà Nội có cả thông tin người tốt, việc tốt và thông tin về phản biện xã hội, tuy nhiên, số lượng những thông tin tích cực vẫn chiếm phần lớn so với những thông tin tiêu cực. Do đó, cần tăng cường những thông tin mang tính chiến đấu, tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Cân đối giữa nội dung thông tin của địa phương với thông tin trong nước và thế giới. Qua khảo sát cho thấy, các chương trình thời sự của Đài PT-TH Hà Nội có ba mảng nội dung chính là thông tin trên của địa phương, thông tin trong nước và thế giới, trong đó ưu tiên chính là thông tin của địa phương. Điều này là cần thiết nhằm hướng nội dung vào đối tượng mục tiêu của chương trình.

Giải pháp đối với các chƣơng trình âm nhạc phát thanh trực tiếp:

Một là: Nâng cao chất lượng nội dung chương trình.

Sự quan tâm đón nhận và tham gia của thính giả đối với chương trình âm nhạc trực tiếp của Đài PT-TH Hà Nội là tiêu chí đánh giá thành công của Đài. Do

đó, nội dung của chương trình cần phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thính giả. Để tránh nội dung chương trình nhàm chán, cần thay đổi các thức thực hiện chương trình cho chương trình đa dạng và phong phú hơn. Để làm được điều này, những người thực hiện chương trình cần phải tìm hiểu nhu cầu của công chúng đối với chương trình của mình. Từ đó, dần dần thay đổi nội dung của chương trình theo hướng hiện đại và hấp dẫn hơn.

Hai là: Thay đổi giờ phát sóng của chương trình.

Hiện nay, theo khảo sát của tác giả, khung giờ phát sóng của chương trình FM tình yêu là khá sớm đối với một chương trình âm nhạc trực tiếp để có số lượng người nghe đông đảo nhất. Do đó, ban biên tập chương trình cần đo mức độ nghe chương trình trong các khung giờ, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để.

Ba là: Thay đổi cách thức tương tác trong chương trình.

Hiện nay, chương trình FM tình yêu của Đài có cách thức tương tác duy nhất với thính giả đó là giao lưu trực tiếp qua điện thoại của thính giả gọi vào phòng thu. Đây là hình thức đã được các đài phát thanh sử dụng từ rất lâu nên đã quá quen thuộc với công chúng. Hiện nay, trong thời đại 4.0, việc sử dụng mạng xã hội là một thói quen đối với giới trẻ, đặc biệt là đối với những gia đình trẻ. Đối tượng hướng đến của chương trình FM tình yêu đó chính là những người trẻ tuổi, do đó, việc thay đổi cách thức tiếp cận công chúng của chương trình là rất cần thiết. Mặc dù chương trình FM tình yêu có thực hiện trên trang fanpage riêng nhưng việc tương tác trên trang không được biên tập viên chương trình nhắc đến trong chương trình và không có sự tương tác với thính giả qua kênh truyền tải thông tin này. Do đó, nên bổ sung cách thức tương tác qua các câu hỏi trên mạng xã hội cùng với việc tương tác qua điện thoại để chương trình hấp dẫn hơn.

Bốn là: Đổi mới phương tiện kỹ thuật, đầu tư kinh phí xây dựng kho âm nhạc phong phú, có bản quyền.

Theo nhà báo Thu Hiền - Trưởng ban Ban Biên tập chương trình phát thanh – Đài PT-TH Hà Nội, một hạn chế lớn của các chương trình phát thanh âm nhạc trực tiếp của Đài PT-TH Hà Nội đó là kho dữ liệu âm nhạc còn chưa phong phú và các ca khúc mới có bản quyền còn ít. Do đó, nhà báo cũng đã đề xuất một giải pháp

đối với các chương trình phát thanh trực tiếp đó chính là mua bản quyền các ca khúc và bổ sung nguồn dữ liệu vào kho dữ liệu dành cho các chương trình âm nhạc phát thanh.

Các phương tiện kỹ thuật dành cho phát thanh ở Đài PT-TH Hà Nội hiện nay cũng khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các chương trình phát thanh trực tiếp. Do đó, cần phải có sự đầu tư vào đổi mới các trang thiết bị kỹ thuật để những chương trình phát thanh trực tiếp có chất lượng âm thanh tốt nhất, đạt hiệu quả cao khi lên sóng. Kho âm nhạc dành cho các chương trình âm nhạc trực tiếp hiện nay còn nghèo nàn, không có bản quyền đối với các ca khúc của những nghệ sỹ nổi tiếng. Do vậy, Đài cần đầu tư kinh phí để nâng cấp kho âm nhạc, chú trọng đến việc mua bản quyền âm nhạc để chương trình âm nhạc phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng được những yêu cầu của công chúng.

* Tiểu kết chƣơng 4

Có thể khẳng định, đối với mỗi đài phát thanh, các chương trình phát thanh trực tiếp là những chương trình mũi nhọn, góp phần giúp các Đài có thể cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Chương trình phát thanh trực tiếp nói chung và các chương trình phát thanh thời sự và âm nhạc trực tiếp nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng tuyên truyền, phục vụ mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đáp ứng nhu cầu giải trí, trò chuyện, tâm tình của công chúng trên cả nước và ở mỗi địa phương. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin giữa các phương tiện thông tin gay gắt như hiện nay, để có thể theo kịp các phương tiện thông tin khác, vấn đề quản trị truyền thông đối với các chương trình phát thanh trực tiếp phải được đặt lên hàng đầu. Làm được điều này thì chương trình phát thanh trực tiếp mới thực sự là mũi nhọn của các Đài phát thanh.

Căn cứ những nỗ lực và thành quả đạt được cũng như những hạn chế của các chương trình phát thanh thời sự trực tiếp và âm nhạc trực tiếp của Đài TNVN và Đài PT-TH Hà Nội trong chương 2 và chương 3 của luận văn, tác giả đã nêu ra những giải pháp chung đối với chương trình phát thanh trực tiếp và nhóm giải pháp

cụ thể đối với từng chương trình để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh trực tiếp của các Đài phát thanh từ góc nhìn quản trị truyền thông. Theo đó, nhóm giải pháp chung được tác giả đề ra là nhóm giải pháp về nội dung và hình thức thực hiện chương trình PTTT, nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng của quy trình sản xuất chương trình PTTT. Đối với nhóm giải pháp cụ thể, tác giả đề ra các giải pháp đối với chương trình âm nhạc trực tiếp và thời sự trực tiếp của cả hai Đài phát thanh. Đây là cơ sở để các Đài phát thanh có thể nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh trực tiếp của mình.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở những gì đã trình bày trong 4 chương của luận văn, tôi có thể khẳng định, việc sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp dưới góc nhìn quản trị truyền thông là điều tất yếu của mỗi đài phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt như hiện nay. Theo đó, các chương trình phát thanh trực tiếp cần phải được đặt dưới góc nhìn quản trị truyền thông để có thể tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn công chúng không thua kém bất kỳ thể loại nào trong hệ thống thể loại báo chí.

Chương trình phát thanh trực tiếp được coi là mũi nhọn thông tin của các Đài Phát thanh hiện nay, không những thông tin các chương trình thời sự nóng hổi, có tính chất định hướng thông tin mà chương trình phát thanh trực tiếp còn mang tính tương tác cao, góp phần giúp thính giả thể hiện được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng sâu kín của mỗi cá nhân, thỏa mãn được nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng. Có thể khẳng định, trong vô số phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, phát thanh trực tiếp vẫn có chỗ đứng riêng bởi đây là thể loại thông tin không những nhanh nhạy, chính xác mà còn tác động mạnh mẽ đến từng cá nhân theo con đường riêng của mình.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, tác giả thấy rằng, chương trình phát thanh trực tiếp, cụ thể là chương trình thời sự trực tiếp và âm nhạc trực tiếp của Đài TNVN và Đài PT-TH Hà Nội còn có những hạn chế dẫn đến việc chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về thông tin, giải trí của thính giả. Do đó, để thu hút được thính giả và giữ chân được thính giả đối với chương trình phát thanh trực tiếp thì việc quản trị các khâu trong quy trình sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp là điều cần thiết. Theo đó, cùng với việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện các chương trình phát thanh trực tiếp hiện nay, các Đài phát thanh cần phải chú trọng đến việc cải tiến quy trình sản xuất các chương trình phát thanh này cũng như cần có các giải pháp về đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện PTTT, đào tạo đội ngũ dẫn chương trình chuyên nghiệp… Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp riêng đối với từng chương trình PTTT của hai Đài TNVN và Đài PT-TH Hà Nội. Những đề xuất trên sẽ là cơ sở để các Đài Phát

thanh tham khảo và có thể sẽ đưa vào áp dụng để góp phần nâng cao chất lượng sản xuất chương trình PTTT, thực hiện đúng các tiêu chí sản xuất chương trình PTTT dưới góc nhìn quản trị truyền thông, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Đề tài mong góp một phần trong việc quản trị chương trình phát thanh trực tiếp tại Đài TNVN và Đài PT-TH Hà Nội nói riêng và các Đài phát thanh trên cả nước nói chung. Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, chuyên gia cũng như những người có quan tâm đến đề tài này để các chương trình phát thanh trực tiếp ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, đáp ứng xu thế phát triển của phát thanh hiện đại trong cuộc cạnh tranh thông tin giữa các phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhật An (2006), Đường vào nghề phát thanh truyền hình, NXB Trẻ - Công ty Tịnh Văn phát hành, TP. Hồ Chí Minh.

2. TS. Hoàng Quốc Bảo (Chủ biên) (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

3. Vũ Thúy Bình (2000), “Thính giả và quá trình sản xuất chương trình phát thanh,

Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 3.

4. Carl Defoy (2004), “Phát thanh truyền thống và phát thanh trực tiếp”, Nghiệp vụ phát thanh, Nội san Đài TNVN, số 2.

5. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản, NXB Thông tấn, Hà Nội.

6. Claudia Mast (2004), Truyền thông đại chúng công tác biên tập, NXB Thông tấn, Hà Nội.

7. Đỗ Quý Doãn (2014),Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.

8. Đức Dũng (1998), Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 9. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà

Nội.

10.Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 11.Đức Dũng - chủ biên (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả phát thanh trực tiếp

ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đài Tiếng nói Việt Nam.

12.Đức Dũng (2013), “Phương thức sản xuất chương trình phát thanh hiện đại ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 1+2, Hà Nội.

13.Nguyễn Văn Dững – chủ biên (2002), Báo phát thanh, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

14.Nguyễn Văn Dững – đồng tác giả (2003), Công chúng phát thanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Hoàng Trọng Đan (2006), “Nghề phát thanh hiện đại”, Tạp chí Người làm báo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp dưới góc nhìn quản trị truyền thông (Trang 101 - 129)