9. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổ chức và hoạt động của VKH&CNVN
2.1.2. Tổ chức và hoạt động của các nhóm viện thuộc VKH&CNVN
Để thực hiện phân loại các nhóm viện thuộc VKH&CNVN trước hết cần phân định rõ loại hình tổ chức KH&CN, việc phân loại này có thể căn cứ theo hoạt động. Hoạt động KH&CN gồm 3 mảng lớn: Nghiên cứu triển khai; dịch vụ KH&CN và chuyển giao công nghệ. Hoạt động nghiên cứu triển khai lại được chia thành: NCCB; NCUD và TKCN (sơ đồ 2.1). Tuy nhiên ở Việt Nam khó phân biệt hoạt động NCUD và TKCN mà các tổ chức thường tiến hành cả hai hình thức này (vì NCUD vẫn chưa thể dùng được).
Sơ đồ 1:Sơ đồ phân loại các tổ chức KH&CN công lập theo hoạt động KH&CN
(Nguồn:[27; 29])
NCCB lại được chia thành NCCB thuần túy và NCCB định hướng. Ở Việt Nam có rất ít cán bộ làm NCCB và rất ít tổ chức NCCB thuần túy mà chỉ có NCCB định hướng.
NCCB định hướng lại được chia thành nghiên cứu nền tảng (ĐTCB) và nghiên cứu chuyên đề.
Trên cơ sở phân chia theo hoạt động như trên, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN có thể chia theo 3 nhóm viện: Nhóm viện ĐTCB, nhóm viện NCCB và nhóm viện TKCN.
- Tổ chức và hoạt động của nhóm viện ĐTCB Giới thiệu chung
Các viện NC&TK trong nhóm viện ĐTCB là các viện cấp quốc gia, thực hiện ĐTCB các điều kiện tự nhiên trên lục địa cũng như đại dương nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý KH&CN và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực có trình độ cao cho đất nước.
Các viện ĐTCB thuộc VKH&CNVN bao gồm 8 viện: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Viện Địa lý; Viện Địa chất; Viện Vật lý địa cầu; Viện
Hoạt động khoa học công nghệ
Chuyển giao
công nghệ Hoạt động NC&TK
Dịch vụ Khoa học công nghệ NCCB NCUD TKCN NCCB thuần túy NCCB định hướng Nghiên cứu chuyên đề Nghiên cứu nền tảng (ĐTCB) Pilot Quy trình công nghệ Mẫu vật Sản xuất loạt nhỏ
Hải dương học; Viện Tài nguyên và Môi trường biển; Viện Địa chất và Địa vật lý biển; Viện Sinh học nhiệt đới.
Hoạt động điều tra và nghiên cứu của các viện này luôn gắn chặt với nhau, hỗ trợ nhau để thúc đẩy phát triển, cho nên không thể tách rời công việc nghiên cứu và công việc điều tra. Công tác điều tra cần có nghiên cứu để đưa được lý thuyết mới, phương pháp mới phục vụ điều tra, điều tra cung cấp số liệu cho nghiên cứu để phát triển công tác điều tra. Các số liệu đo đạc trong quá trình điều tra mới ở dạng số liệu thô chưa đưa vào sử dụng cho các ngành kinh tế được mà cần có quá trình nghiên cứu sử lý các số liệu đó.
Cấu trúc tổ chức
Các viện làm công tác ĐTCB đóng tập trung tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt. Các viện này có hệ thống gần 50 đài, trạm quan trắc và cơ sở trạm trại thực nghiệm phân bố trên khắp các vùng lãnh thổ, ven biển, hải đảo (Quảng Ninh, Tam Đảo, vùng núi phía bắc, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, …) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên.
Cấu trúc tổ chức của các viện ĐTCB gồm:
- Ban lãnh đạo: Viện trưởng và các Phó viện trưởng.
- Phòng Quản lý tổng hợp: Làm công tác văn phòng, tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế và các công việc phục vụ nghiên cứu và ĐTCB của viện.
- Các phòng chuyên môn. - Hội đồng khoa học.
Nhân lực
Đội ngũ cán bộ khoa học của các viện ĐTCB gồm 661 cán bộ trong biên chế, trong đó có 3 giáo sư, 37 phó giáo sư, 179 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 204 thạc sĩ. Ngoài ra còn có gần 332 cán bộ khoa học đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc theo chế độ hợp đồng dài hạn (Bảng 2.2).
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của các viện ĐTCB khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ; lực lượng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu
hết các lĩnh vực về ĐTCB.
Trong những năm gần đây, các viện ĐTCB luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao (tiến sỹ, thạc sỹ) cho các đơn vị của mình cũng như phục vụ chung cho đất nước. Các viện này còn cử nhiều cán bộ trẻ của mình đi đào tạo tại nước ngoài nhằm bổ sung lực lượng cán bộ trình độ cao.
Bảng 2.2: Nhân lực của các viện ĐTCB phân theo trình độ
Tên viện Số biên chế Số hợp đồng Giáo sƣ Giáo Phó sƣ Tiến sĩ khoa học Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
116 42 0 9 1 28 44 60
Viện Địa lý 86 40 0 5 1 26 22 65
Viện Địa chất 120 30 0 7 3 39 20 65
Viện Vật lý địa cầu 69 30 3 6 2 17 23 26
Viện Hải dương học 88 51 0 2 1 15 31 62
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
43 58 0 0 0 9 18 42
Viện Địa chất và Địa vật lý biển
64 9 0 0 0 18 15 20
Viện Sinh học nhiệt đới 75 62 0 8 1 18 31 57
Tổng 661 322 3 37 9 170 204 397
(Nguồn: Ban Tổ chức - Cán bộ, năm 2009) - Tổ chức và hoạt động của nhóm viện NCCB
Giới thiệu chung
Các viện NC&TK trong nhóm viện NCCB là các viện cấp quốc gia, thực hiện chức năng NCCB về khoa học tự nhiên theo các hướng trọng điểm của nhà nước và đào tạo nhân lực khoa học tự nhiên có trình độ cao cho viện và cho đất nước. Các viện trong nhóm này làm công tác NCCB, định hướng cho việc lựa chọn và tiếp thu công nghệ, tiến tới sáng tạo công nghệ.
Các viện NCCB thuộc VKH&CNVN bao gồm 6 viện: Viện Toán học; Viện Vật lý; Viện Hoá học; Viện Cơ học; Viện Khoa học vật liệu; Viện Cơ học và Tin học ứng dụng. Những viện này được thành lập từ những ngày đầu, khi Viện khoa học Việt Nam ra đời theo Nghị định 118/CP của Chính phủ
ngày 20/5/1975.
Cấu trúc tổ chức
Các viện NCCB đóng tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Cấu trúc tổ chức của các viện NCCB tương tự như các viện ĐTCB.
Nhân lực
Đội ngũ cán bộ khoa học của các viện NCCB gồm 587 cán bộ trong biên chế, trong đó có 15 giáo sư, 13 phó giáo sư, 220 tiến sĩ, 33 tiến sĩ khoa học và 177 thạc sĩ. Ngoài ra còn có gần 359 cán bộ khoa học đang làm việc tại các đơn vị theo chế độ hợp đồng dài hạn (Bảng 2.3).
Nhìn chung, về cơ cấu tổ chức của các viện NCCB khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ; lực lượng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực về NCCB.
Trong những năm gần đây, các viện NCCB luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao (tiến sỹ, thạc sỹ) cho các đơn vị của mình cũng như phục vụ chung cho đất nước. Các viện này còn cử nhiều cán bộ trẻ của mình đi đào tạo tại nước ngoài nhằm bổ sung lực lượng cán bộ trình độ cao.
Bảng 2.3: Nhân lực của các viện NCCB phân theo trình độ Tên viện Số biên chế Số hợp đồng Giáo sƣ Phó Giáo sƣ Tiến sĩ khoa học Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Viện Toán học 69 19 15 13 15 37 3 13 Viện Vật lý 100 116 8 12 5 54 34 94 Viện Hoá học 127 113 1 15 2 43 52 98 Viện Cơ học 92 25 3 6 5 18 32 49
Viện Khoa học vật liệu 223 68 3 17 4 60 40 156 Viện Cơ học và Tin
học ứng dụng
67 18 1 5 2 8 16 50
Tổng số 587 359 31 68 33 220 177 460
(Nguồn: Ban Tổ chức- Cán bộ, năm 2009) - Tổ chức và hoạt động của nhóm viện TKCN
Giới thiệu chung
hiện chức năng TKCN theo các hướng trọng điểm của nhà nước trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Khoa học vật liệu; Hóa hợp chất thiên nhiên; Kỹ thuật điện tử; Thiết bị khoa học và tự động hoá; Công nghệ vũ trụ và đào tạo nhân lực có trình độ cao cho viện và cho đất nước. Ngoài ra các viện này còn có chức năng triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn dịch vụ về các lĩnh vực chuyên môn vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cấu trúc tổ chức
Viện KHCNVN có 10 viện TKCN đóng tập trung tại Hà Nội, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh, cụ thể là các viện: Viện Công nghệ thông tin; Viện Công nghệ sinh học; Viện Công nghệ môi trường; Viện Công nghệ hoá học; Viện Công nghệ vũ trụ; Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang; Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên; Viện Kỹ thuật nhiệt đới; Viện Khoa học năng lượng.
Cấu trúc tổ chức của các viện TKCN tương tự như các viện ĐTCB và NCCB.
Nhân lực
Đội ngũ cán bộ khoa học của các viện TKCN gồm 693 cán bộ trong biên chế, trong đó có 7 giáo sư, 56 phó giáo sư, 201 tiến sĩ, 7 tiến sĩ khoa học và 259 thạc sĩ. Ngoài ra còn có gần 469 cán bộ khoa học đang làm việc tại các đơn vị theo chế độ hợp đồng dài hạn (Bảng 2.4).
Trừ viện Công nghệ thông tin, viện Kỹ thuật nhiệt đới và viện Công nghệ sinh học được thành lập khá sớm, các viện TKCN còn lại do mới được thành lập nên số lượng cán bộ trong biên chế của các viện này thấp, do yêu cầu công việc số lượng cán bộ hợp đồng của các viện này khá đông đặc biệt viện Công nghệ môi trường và viện Khoa học năng lượng.
Bảng 2.4: Nhân lực của các viện TKCN phân theo trình độ Tên viện Số biên chế Số hợp đồng Giáo sƣ Phó Giáo sƣ Tiến sĩ khoa học Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Viện Công nghệ thông tin 154 26 1 15 2 37 38 75 Viện Công nghệ sinh học 177 135 1 19 - 72 67 130 Viện Công nghệ môi trường 65 107 1 2 - 17 39 94 Viện Công nghệ hoá học 48 22 1 4 2 13 18 13
Viện Công nghệ vũ trụ 34 23 1 8 15 28
Viện Khoa học vật liệu ứng dụng
37 28 1 7 2 13 15 24
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
40 16 - - - 8 13 26
Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên
46 37 1 4 1 15 25 39
Viện Kỹ thuật nhiệt đới. 73 4 - 4 - 14 18 30 Viện Khoa học năng lượng 19 71 - 1 - 4 11 68
Tổng 693 469 7 56 7 201 259 527
(Nguồn: Ban Tổ chức - Cán bộ, năm 2009)
Bảng 2.5: So sánh về nhân lực 3 nhóm viện thuộc VKH&CNVN Nhóm viện Số viện Số biên chế Số hợp đồng Giáo sƣ Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Khoa học Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học ĐTCB 8 661 322 3 37 9 170 204 397 NCCB 6 587 359 31 68 33 220 177 460 TKCN 10 693 469 7 56 7 201 259 527
(Nguồn: Ban Tổ chức - Cán bộ, năm 2009)
Theo xu hướng gắn kết khoa học với sản xuất, đẩy nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống, từ khi Viện Khoa học Việt Nam được tổ chức lại thành Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia năm 1993, đến nay nhóm viện ĐTCB được thành lập thêm 2 viện cấp quốc gia ĐTCB về biển, nhóm viện TKCN thành lập mới 5 viện cấp quốc gia, năm 2010 thành lập thêm viện Hóa sinh biển, nhóm viện NCCB không thay đổi.
Được thành lập mới và tách ra từ các viện NCCB các viện TKCN đã bước đầu đáp ứng các hướng phát triển công nghệ mũi nhọn của quốc gia. Tuy vậy ranh giới giữa nhóm viện NCCB và nhóm viện TKCN chưa thật rõ vì các viện TKCN rất cần các kết quả NCCB để phát triển các công nghệ mới và ngược lại các viện NCCB cũng tập trung vào các hướng nghiên cứu có thể triển khai được. Vì vậy sự tồn tại của 3 nhóm viện trong VKH&CNVN có thể bổ xung hỗ trợ cho nhau, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa NCCB định hướng và ứng dụng, TKCN.