Phân biệt tự chủ, tự chịu trách nhiệ mở các nhóm viện khác nhau thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 102 - 108)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp chính sách thúc đẩy quá trình tự chủ của các viện NC&TK

3.3.4. Phân biệt tự chủ, tự chịu trách nhiệ mở các nhóm viện khác nhau thuộc

trung xây dựng năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ, từ đó tạo quyền tự chủ cho viện. Mặt khác, các giải pháp chính sách để tăng quyền, năng lực và tinh thần tự chủ không thể tiến hành riêng rẽ, độc lập mà phải tiến hành đồng bộ.

3.3.4. Phân biệt tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các nhóm viện khác nhau thuộc VKH&CNVN thuộc VKH&CNVN

Đều là các viện hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và TKCN, nhưng hoạt động của các nhóm viện thuộc VKH&CNVN vẫn có những đặc điểm khác nhau. Đáng chú ý là khía cạnh về độ rủi ro trong hoạt động khoa học, mức độ cách biệt giữa kết quả khoa học và việc áp dụng kết quả đó vào cuộc sống và khả năng gắn kết với thị trường. Những khác nhau này có liên quan tới mức độ hỗ trợ, can thiệp và khả năng điều tiết, kiểm soát của nhà nước:

- Các viện nghiên cứu cơ bản có độ rủi ro lớn, mức độ cách biệt giữa kết quả khoa học và việc áp dụng kết quả vào thực tế lớn thường cần nhiều hỗ trợ từ Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước khó điều tiết bằng kế hoạch và khó đánh giá kết quả hoạt động khoa học thông qua ý nghĩa thực tế của kết quả nghiên cứu cơ bản.

- Các viện ĐTCB hoạt động nghiên cứu, điều tra tài nguyên thiên nhiên, đây là công việc của nhà nước, vì không có thành phần kinh tế nào bỏ vốn ra thực hiện công việc này. Kết quả nghiên cứu, điều tra phục vụ cho quản lý vĩ mô của nhà nước, ngay cả khi phục vụ cho phát triển kinh tế thì nhà nước vẫn phải đầu tư. Vì vậy, nhóm viện này cần được Nhà nước đầu tư lớn về trang thiết bị cũng như các dự án dài hạn. Đối với nhóm viện này Nhà nước dễ điều tiết bằng kế hoạch và dễ đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu thông qua ý nghĩa thực tế của kết quả ĐTCB.

- Các viện TKCN có độ rủi ro nhỏ, mức độ cách biệt giữa kết quả khoa học và việc áp dụng kết quả vào thực tế thấp và khả năng gắn kết với thị

trường cao, thường chỉ cần ít sự hỗ trợ từ Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước cũng dễ điều tiết bằng kế hoạch và dễ đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu thông qua ý nghĩa thực tế của kết quả TKCN.

Rõ ràng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm giữa ba nhóm viện thuộc VKH&CNVN không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, không phải là sự khác nhau về tính chất tự chủ. Khác nhau ở đây chỉ là hình thức tự chủ, và để duy trì chúng, cần chú trọng các biện pháp mềm dẻo, linh hoạt trong khuôn khổ đảm bảo tính chất tự chủ. Cụ thể là: thực hiện mức độ cấp phát kinh phí khác nhau nhưng các đơn vị đều có quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí được cấp; quản lý nguồn thu khác nhau trên cơ sở tôn trọng tự chủ của đơn vị; mức độ điều tiết khác nhau nhưng đều là điều tiết gián tiếp; có các cách thuê đánh giá khác nhau nhưng đều phải tập trung vào năng lực tự chủ của đơn vị...

Xây dựng hình thức tự chủ đặc thù đối với mỗi nhóm viện thuộc VKH&CNVN là một công việc có ý nghĩa quan trọng nhưng không hề đơn giản bởi việc này có liên quan tới sự phân biệt đối xử giữa các bộ phận khác nhau của hệ thống các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN đang tồn tại hiện nay. Đây sẽ là quá trình đối mới đòi hỏi vừa kiên quyết vừa thận trọng với những bước đi thử nghiệm thích hợp.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, xin được rút ra một số kết luận như sau: 1. Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở nước ta trong thời gian qua đã tạo sức ép để các viện NC&TK công lập nói chung và các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN nói riêng phải thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tự chủ ở các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN là sự thống nhất giữa ba mặt: quyền tự chủ, năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ. Ba mặt này gắn bó với nhau tạo cơ sở để tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN phát huy trên thực tế.

2. Để thực hiện quyền tự chủ của mình, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN cần nâng cao năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ. Việc tăng cường năng lực tự chủ nhằm xây dựng các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN vững mạnh, được trang bị công nghệ tiên tiến và hiện đại, đủ trình độ để tiếp thu khoa học tiên tiến và nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm KH&CN có chất lượng, hiệu quả cao, có thể công bố trên những tạp chí quốc tế có uy tín, được các ngành kinh tế sử dụng và có thể thương mại hóa. Đồng thời đào tạo được đội ngũ cán bộ KH&CN có chất lượng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, chuyển giao nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

3. Các chính sách ban hành trong thời gian qua, đặc biệt Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã tác động mạnh mẽ đến quá trình tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, quyền tự chủ của các viện này đã được tăng cường. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, là do các chính sách đã ban hành chưa tác động đồng bộ đến cả ba mặt: quyền tự chủ, năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ. Đặc biệt, chính sách tăng cường năng lực tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN chưa được chú trọng. Đây là điểm cần nghiên cứu để tiếp tục thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong thời gian tới.

KHUYẾN NGHỊ

Trong thời gian vừa qua, nỗ lực của nhà nước chỉ là thiết lập những quan hệ tự chủ riêng lẻ, nên nhiệm vụ trong giai đoạn tới cần tập trung hình thành chủ thể tự chủ thực sự. Cụ thể, để trở thành chủ thể tự chủ trong các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, cần hàm chứa toàn diện các quan hệ, khía cạnh tự chủ và các quan hệ, khía cạnh đó đặt trong quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau, cần cân bằng giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm, phải tách rời đến mức độ nhất định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, cần thống nhất giữa quyền tự chủ, năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ, và các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN phải trở thành một thực thể tự chủ tự thân.

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN chính là thể hiện vai trò chủ thể của các viện này trên thị trường công nghệ. Như vậy, môi trường để tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện trên phát huy tác dụng là một thị trường công nghệ phát triển và lành mạnh. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường công nghệ nói riêng để tạo điều kiện cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN thể hiện vai trò chủ thể của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006): Quyết định 08/2006/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định về Tiêu chí xác định tổ chức khoa học và công nghệ NCCB, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2006): Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 10/2002/ NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 116/2003/ NĐ-CP về quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 115/2005/ NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 24/CP về việc thành lập trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 80/2007/ NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

9. Phan Xuân Dũng, Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức Khoa học và Công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Vũ Cao Đàm, Trịnh Ngọc Thạch (2002), Giáo trình lý luận đại cương về Khoa học và công nghệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

12.Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập III Nhà xuất bản Thế giới.

13.Trần Chí Đức (2003), Phương pháp luận đánh giá các tổ chức nghiên cứu và phát triển và những gợi suy trong điều kiện của Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14.Nguyễn Hồng Hà - Nguyễn Văn Học (2008), Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp và quy trình đánh giá chính sách khoa học và công nghệ, nghiên cứu trường hợp Nghị định 35 – HĐBT và Quyết định 782/TTg’’, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ. 15.Hội đồng bộ trưởng (1981): Quyết định của Hội đồng Chính phủ số

175/CP về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.

16.Hội đồng bộ trưởng (1987): Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 34/HĐBT về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật.

17.Hội đồng bộ trưởng (1992): Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 35/HĐBT về công tác quản lý khoa học và công nghệ.

18.Luật Khoa học và Công nghệ (2003), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19.Hoàng Xuân Long, Phan Thu Hà (2005), Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển Nhà nước, Tổng luận Khoa học – Công nghệ - Kinh tế, số 1- 2005 (203), Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

20.Ngân hàng Nhà nước (1998): Quyết định số 324/1998/ QĐ-NHNN1 về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

21.Bạch Tân Sinh (2003), Đề tài: “Đánh giá mô hình chuyển đổi của tổ chức nghiên cứu và phát triển”, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Chiến lược

và Chính sách khoa học và công nghệ.

22.Thủ tướng Chính phủ (1996): Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 782/TTg về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ.

23.Thủ tướng Chính phủ (1998): Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 68/1998/ QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu.

24.Thủ tướng Chính phủ (2004): Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 171/2004/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.

25.Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thu Hà (2010): Phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Tạp chí Lý luận và Truyền thông.

26.Phạm Ngọc Thanh (2010): Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế trí thức. Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế tại Trường ĐHXH&NV Hà Nội. 27.Phạm Huy Tiến (2006): Bàn về thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Tạp

chí Hoạt động Khoa học số tháng 12.2006, trang 28-29.

28.Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Bộ Tài chính (1983): Thông tư số 1438 ngày 19/11/1983 hướng dẫn thi hành quyết định số 175/CP ngày 29/4/1991 của Hội đồng Chính phủ về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 102 - 108)