9. Kết cấu của luận văn
3.2. Điều kiện đảm bảo quá trình tự chủ của các viện NC&TK thuộc
chưa phân định rõ mức độ tự chủ với từng nhóm viện, dẫn đến việc nhóm viện đều tra cơ bản chịu tác động rất nhỏ từ những chính sách này.
Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã tạo điều kiện thúc đẩy các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN thực hiện quyền tự chủ của mình. Quan hệ tự chủ ở các viện này là hiện tượng mang tính hai mặt: bên cạnh khá nhiều quan hệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm được thiết lập, vẫn còn vắng mặt một số quan hệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm rất quan trọng. Quyền tự chủ có tác dụng lớn chuyển các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thời gian qua. Những chính sách trên đã và đang tạo điều kiện để họat động KH&CN được tốt hơn. Đồng thời, chỉ quyền tự chủ thì chưa đủ. Thiếu năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ là nguyên nhân khiến một số quan hệ tự chủ đã được khẳng định trên văn bản (cho phép có quyền) nhưng lại chưa hình thành trong cuộc sống.
3.2. Điều kiện đảm bảo quá trình tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN VKH&CNVN
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN nhằm hướng tới đạt được những mục tiêu sau:
Phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của các viện NC&TK trực thuộc cũng như của cá nhân hoạt động KH&CN trong VKH&CNVN. Nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động và tăng cường tiềm lực KH&CN của viện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Xây dựng các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN vững mạnh, được trang bị công nghệ tiên tiến và hiện đại, đủ trình độ để tiếp thu khoa học tiên tiến và nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm KH&CN có chất lượng và hiệu quả cao. Đồng thời đào tạo được đội ngũ cán bộ KH&CN có chất lượng tiêu chuẩn khu
vực và quốc tế, chuyển giao nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Áp dụng các biện pháp hữu hiệu đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN. Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính tạo thuận lợi cho các chủ nhiệm đề tài, dự án cũng như các cá nhân trong viện hoạt động KH&CN. Đối với người làm khoa học thì phải sống được bằng hoạt động khoa học.
Hình thành các doanh nghiệp KH&CN, từng bước phát triển doanh nghiệp KH&CN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.
Với các mục tiêu trên, để tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN phát huy tác dụng đòi hỏi phải có một số điều kiện.
- Phát triển các quan hệ thị trường công nghệ
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN chính là thể hiện vai trò chủ thể của các viện này trên thị trường công nghệ. Như vậy, môi trường để tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện trên phát huy tác dụng là một thị trường công nghệ phát triển và lành mạnh.
Trên thực tế, ở các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, nỗ lực tăng cường tự chủ của các viện NC&TK, cụ thể là nhóm viện TKCN đã vấp phải những vấn đề liên quan tới thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu như:
- Sự không chắc chắn trong giao dịch mua bán công nghệ khiến các viện TKCN thuộc VKH&CNVN gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu. Hiện tượng không chịu trách nhiệm trong việc vi phạm hợp đồng công nghệ, khó khăn trong việc xác định các giá trị của tri thức kỹ thuật, tình trạng không rõ ràng trong việc trao quyền sở hữu đối với các phát minh và sáng chế... đã cản trở các tổ chức nghiên cứu thể hiện tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Thiếu các nguồn vốn mạo hiểm là một nguyên nhân khiến các viện TKCN thuộc VKH&CNVN không thể hiện được sức mạnh của mình.
- Thiếu các hạ tầng cơ sở cho thương mại hoá là nguyên nhân cản trở các nhà khoa học và các viện TKCN sử dụng tối đa các tiềm năng của mình trên
cơ sở nguồn kinh phí được cấp từ Nhà nước.
- Thiếu cơ quan môi giới đã làm cho các viện TKCN thuộc VKH&CNVN và các doanh nghiệp khó thương thảo với nhau trong mua bán công nghệ, làm cho hoạt động khoa học chưa tập trung vào các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm, làm cho kết quả nghiên cứu đạt tới độ hoàn chỉnh - đến giai đoạn mà các doanh nghiệp tự nguyện đầu tư vào phát triển các sản phẩm đó.
Do đó, cùng với chủ trương tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, Nhà nước cũng chú trọng phát triển các quan hệ thị trường phục vụ sự gắn kết nghiên cứu và sản xuất. Những biện pháp thường được chú ý đến là: phát triển hệ thống dịch vụ môi giới, tăng cường hỗ trợ tài chính dưới nhiều hình thức, hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ KH&CN…
Hai nhóm viện có độ gắn kết với thị trường ít hơn là nhóm viện ĐTCB và nhóm viện nghiên cứu cơ bản, Nhà nước nói chung và VKH&CNVN nói riêng cần lựa chọn lĩnh vực, ưu tiên đề xuất những dự án phù hợp với đặc điểm hoạt động của những nhóm viện này. Sau khi lựa chọn phải tăng cường đầu tư, tạo điều kiện để hai nhóm viện này tăng cường năng lực tự chủ.
- Đổi mới quản lý vĩ mô về KH&CN
Đối tượng quản lý thay đổi sẽ đòi hỏi về phương thức quản lý cũng phải thay đổi. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN chỉ có thể thực hiện trong điều kiện tồn tại cơ chế quản lý vĩ mô thích hợp.
Các ban giúp việc Chủ tịch viện cần tập trung vào chức năng quản lý Nhà nước và vai trò chủ sở hữu, thay vì nhiệm vụ quản lý trực tiếp, toàn diện các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN.
Cải tiến quản lý kế hoạch theo hướng giảm tỷ lệ giao kế hoạch mang tính pháp lệnh, mở rộng phạm vi kế hoạch mang tính chỉ đạo. Đồng thời cấp phát kinh phí cho nghiên cứu khoa học chủ yếu dựa trên nguyên tắc hỗ trợ có mức
độ và tuyển chọn qua cạnh tranh thay vì cơ chế xin cho và bao cấp hoàn toàn. Để đảm bảo quá trình tự chủ của VKH&CNVN, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho các hướng trọng điểm của cả ba nhóm viện, giao cho VKH&CNVN chủ trì những dự án lớn, trọng điểm của nhà nước trong các lĩnh vực: nghiên cứu cơ bản định hướng, ĐTCB và TKCN.
Cải cách chế độ, chính sách quản lý nhân lực KH&CN, phát huy hơn nữa quyền tự chủ trong quản lý nhân lực KH&CN của các viện NC&TK
thuộc VKH&CNVN.
- Xây dựng hệ thống đánh giá về hoạt động tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm không có nghĩa là các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự tồn tại và thoát khỏi mọi sự đánh giá. Trái lại, vẫn cần có sự đánh giá xem thực tế hiệu quả hoạt động của các viện này đã được tự chủ như thế nào.
Đánh giá có ý nghĩa quan trọng như điều kiện để thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm vì đây là cơ sở để chủ sở hữu thể hiện quyền năng chi phối, định đoạt của mình đối với tổ chức NC&TK nhà nước đã được trao quyền chủ sử dụng. Nói cách khác, đánh giá là công cụ để chủ thể sở hữu thực hiện quyền quản lý đối với chủ thể sử dụng. Thực tế trong số những mục tiêu đánh giá các các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN cần có việc xem xét giữ lại hay giải thể, chuyển sở hữu các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, có cả việc điều chỉnh chính sách liên quan tới quyền tự chủ của các viện này.
Để tạo điều kiện cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN hoạt động theo phương thức mới, cần phải xây dựng những chỉ tiêu đánh giá phù hợp, sát với nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tự chủ trong quản lý tổ chức bao gồm: Tự chủ xác định hướng ưu tiên, tự phân bổ các nguồn lực, tự tìm kiếm dự án, tự quản lý dự án; đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trên các mặt: kết quả dự án, vị trí của đơn vị trong cộng đồng, cân đối tài chính.
Ngoài việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN cũng cần xây dựng chỉ tiêu đánh giá Viện trưởng các viện này.
Các chỉ tiêu đánh giá tập trung vào đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các viện NC&TK, đánh giá năng lực của đơn vị. Bên cạnh đánh giá từ bên ngoài cần tăng cường loại hình tự đánh giá. Đối với ba nhóm viện