9. Kết cấu của luận văn
3.1. Đánh giá tác động của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-
đối với quá trình tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã tác động mạnh mẽ đến quá trình tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến nay. Sau 17 năm ban hành Nghị định 35/HĐBT và sau 5 năm ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP việc đánh giá tác động của những chính sách trên đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN là hết sức cần thiết. Ngoài những tác động dương tính, những chính sách này còn đem lại tác động âm tính và ngoại biên đối với quá trình tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN.
3.1.1. Đánh giá tác động của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với quá trình tự chủ xác định nhiệm vụ và mở rộng 115/2005/NĐ-CP đối với quá trình tự chủ xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Những tác động dương tính của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong tự chủ xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động bao gồm:
Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN đã biến đổi mẽ cấu trúc tổ chức cũng như phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu nghị định 35/HĐBT đặt ra. Các viện này đã chuyển hướng từ NCCB thuần túy sang NCCB định hướng, NCUD và TKCN, đồng thời thành lập các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc hoặc phối thuộc. Khi mới thành lập, VKH&CNVN chỉ có 3 đơn vị nghiên cứu là Viện Toán học, Viện Vật lý và Viện nghiên cứu biển. Tới nay, Viện đã có 25 viện nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, 6 Viện nghiên cứu cấp cơ sở, 7 đơn vị chức năng, 3 đơn vị sự nghiệp (được thành lập theo Nghị định
62 của Chính phủ), 4 đơn vị sự nghiệp cấp Viện và nhiều đơn vị ứng dụng và TKCN. Các viện trong nhóm viện ĐTCB không thay đổi nhiều về hoạt động, ngoại trừ việc thành lập mới 2 phân viện nghiên cứu biển để phục vụ mục tiêu ĐTCB về biển, 2 đơn vị này đã được nâng cấp thành 2 viện cấp quốc gia vào năm 2008. Các viện trong nhóm viện NCCB chuyển mạnh hướng hoạt động sang NCCB định hướng theo hướng phát triển các công nghệ mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu gắn KH&CN với đào tạo và sản xuất. Một loạt các đơn vị 35 và các viện công nghệ mới thành lập được tách ra từ các viện NCCB, nâng tổng số viện trong nhóm viện TKCN lên 10 viện (Bảng 2.4), số đơn vị 35 được thành lập là 20 đơn vị (Bảng 2.6). Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị của nhóm viện TKCN được đầu tư mạnh, nâng cao năng lực tự chủ của nhóm viện này, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến bộ khoa học vào cuộc sống. Môi trường hoạt động của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được dân chủ hóa và xã hội hóa.
Nghị định 35/HĐBT đã mở rộng chức năng hoạt động của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN bao gồm: nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và dịch vụ KH&CN. Nghị định 35/HĐBT đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các tập thể khoa học, cá nhân hình thành các tổ chức khoa học và công nghệ tự nguyện, dân lập.
Nghị định 35/HĐBT ban hành đã thúc đẩy các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN đẩy nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường, gắn kết với các thành phần kinh tế khác, gắn với kinh tế tư nhân đồng thời là cầu nối với doanh nghiệp nước ngoài. Các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN đã góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, thu hút được những cán bộ giỏi và là nơi đào tạo cán bộ quản lý KH&CN trong cơ chế thị trường.
So với nghị định 35/HĐBT, Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã mở rộng hơn chức năng hoạt động cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất.
KH&CN còn được công nhận và hoạt động sản xuất kinh doanh như một doanh nghiệp KH&CN, được cấp đăng ký kinh doanh, được miễn giảm thuế theo quy định cho doanh nghiệp KH&CN.
Nghị định 35/HĐBT đã góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường công nghệ, thị trường công nghệ bước đầu đã định hướng nghiên cứu cho các viện trong nhóm viện NCCB thuộc VKH&CNVN theo hướng TKCN.
Những tác động âm tính của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong tự chủ xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động bao gồm:
Còn có một vài đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN thoát ly chức năng là một tổ chức NC&TK nhà nước. Đây là xu hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh được nhấn mạnh thay vì hoạt động nghiên cứu, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận ở bên ngoài được ưu tiên tuyệt đối đến mức sao nhãng các nhiệm vụ Nhà nước giao, kinh phí Nhà nước cấp bị sử dụng sai nguyên tắc v.v...
Các đơn vị NC&TK lập ra theo Nghị định 35/HĐBT được hình thành trong quá trình cổ phần hoá tự phát. Trong quá trình cổ phần hoá tự phát theo Nghị định 35/HĐBT chúng ta chưa kịp phát hiện để quy định rạch ròi quyền sở hữu và quyền sử dụng nguồn lực, nhưng đến Nghị định 115/2005/NĐ-CP, tác động âm tính này đã được khắc phục.
Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP chưa định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc xác định nhiệm vụ KH&CN, dẫn đến việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN chưa thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài những tác động dương tính, âm tính nêu trên, tác động ngoài mong muốn của các nhà lập pháp khi ban hành Nghị định 35/HĐBT là lĩnh vực hoạt động KH&CN của một số viện NC&TK thuộc VKH&CNVN mở ra quá rộng, lẫn cả sang các dịch vụ khác, gây nên sự phức tạp trong quản lý của các cơ quan chức năng. Tác động ngoại biên này đã được khắc phục khi Nhà nước ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP, mở rộng chức năng hoạt động
cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN.
3.1.2. Đánh giá tác động của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với quá trình tự chủ về tổ chức, liên doanh, liên kết của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Những tác động dương tính của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong tự chủ về tổ chức, liên doanh, liên kếtbao gồm:
Nghị định 35/HĐBT cho phép các viện NC&TK và các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN liên doanh liên kết không chỉ trong lĩnh vực NC&TK mà còn trong sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết với các đơn vị NC&TK trong nước cũng như nước ngoài. Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN còn có quyền ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ, dịch vụ KH&CN với mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyển tổ chức tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch cán bộ theo yêu cầu chuyên ngành viện cần, trong giới hạn biên chế cho phép. Lãnh đạo các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được tăng quyền tự chủ trong tổ chức ở đơn vị.
Việc chuyển hướng cấu trúc và hoạt động đã giúp các viện trong nhóm TKCN sớm thích ứng với cơ chế thị trường, gắn kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác, các viện này còn là cầu nối, tạo liên kết giữa các đơn vị trong nước với các công ty nước ngoài.
Việc thực hiện tự chủ trong liên doanh, liên kết của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN đã đạt được một số mục tiêu đề ra. Thông qua hợp đồng, các viện này đã đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ phát triển xã hội. Với chế độ kiêm nhiệm của cán bộ KHKT, nhiều tiềm năng của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được khai thác và phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ liên doanh liên kết, ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học, nhiều viện đã thu được hàng chục tỷ đồng, gấp nhiều lần số ngân sách Nhà nước cấp.
Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã phân cấp triệt để cho lãnh đạo các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN. Việc phân cấp này đã tạo quyền tự chủ tối đa cho thủ trưởng các viện NC&TK trong chỉ đạo hoạt động của đơn vị.
Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban hành đã thực hiện cơ chế giám sát quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, đảm bảo dân chủ ở cơ sở, thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế dân chủ cơ quan; Quy chế làm việc; Quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ viên chức và người lao động.
Những tác động âm tính của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong tự chủ về tổ chức, liên doanh, liên kếtbao gồm:
Đổi mới về chế độ sử dụng lao động trong các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN. Bản chất của nó là chuyển chế độ công chức của cán bộ sang chế độ viên chức, từng bước xây dựng thị trường lao động khoa học. Tuy nhiên cho đến nay mục tiêu này chưa thực hiện được, vẫn còn tình trạng trong một viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tồn tại 2 loại cán bộ trong biên chế: Biên chế vĩnh viễn và biên chế hợp đồng.
Các viện TKCN thuộc VKH&CNVN không chuyển đổi thành tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoặc doanh nghiệp KH&CN, theo Khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP, với lý do nhóm viện này hoạt động NCCB. Điều này cho thấy Quyết định 08/2007/QĐ-BKHCN quy định về Tiêu chí xác định tổ chức KH&CN NCCB, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, chưa phân định rõ các nhóm viện theo hoạt động thực tế.
Tác động ngoại biên của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong tự chủ về tổ chức, liên doanh, liên kết: Các nghị định trên ban hành đã tăng quyền tự chủ tối đa cho lãnh đạo các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, cộng thêm chủ trương nhất thể hóa của Đảng đang được thí điểm thực hiện, dễ dẫn đến việc lãnh đạo các viện trở thành độc đoán, chuyên quyền, vi phạm các nguyên tắc dân chủ cơ sở, vi phạm các nguyên tắc trong tuyển dụng, sử dụng, đề bạt
và bồi dưỡng cán bộ.
3.1.3. Đánh giá tác động của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với quá trình tự chủ về tài chính của các viện NC&TK 115/2005/NĐ-CP đối với quá trình tự chủ về tài chính của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Những tác động dương tính của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong tự chủ về tài chính bao gồm:
Nhà nước ban hành chính sách tuyển chọn tạo điều kiện cho các tổ chức NC&TK chủ động tham gia cạnh tranh để có được kinh phí từ các đề tài Nhà nước. Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã mở ra hướng tự chủ này cho các tổ chức NC&TK thuộc VKH&CNVN.
Chủ trương đa dạng hoá nguồn vốn của Nghị định 35/HĐBT đã được cuộc sống hưởng ứng mạnh mẽ. Các tổ chức KH&CN thuộc VKH&CNVN tỏ ra năng động khai thác các nguồn vốn khác nhau để phát triển. Nhà nước, ngoài việc bảo đảm 2% ngân sách chi cho khoa học đã thông qua các cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cho nghiên cứu và triển khai.
Hoạt động quản lý, phân bổ và cấp phát kinh phí cho KH&CN được đổi mới, đã có những mối liên hệ ràng buộc giữa một số quan hệ tự chủ, thể hiện sự thống nhất của các mặt trong hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN. Chẳng hạn, hoạt động tự nguyện ký kết hợp đồng đã có ảnh hưởng làm xuất hiện nhu cầu về tự chủ trích lập quỹ, tham gia lao động kiêm nhiệm, áp dụng chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ trong quan hệ phân phối, tự chủ trong quan hệ tín dụng với ngân hàng v.v... của cơ quan nghiên cứu nhà nước. Nếu ở Nghị định 35/HĐBT nguồn tiền lãi thu được từ hoạt động sản suất, kinh doanh, kinh phí khấu hao tài sản của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN phải nộp vào ngân sách Nhà nước thì đến Nghị định 115/2005/NĐ-CP các khoản này được đưa vào quỹ phát triển sự nghiệp khoa học và quỹ phúc lợi của đơn vị. Kinh phí đầu tư cho cả 3 nhóm viện thuộc VKH&CNVN được tăng cường, các nguồn vốn được đa dạng hóa. Đời sống của cán bộ nghiên cứu ngày càng được nâng cao.
Cán bộ trong các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được trả lương và thu nhập tăng thêm không giới hạn mức tối đa, mức lương hợp lý trong hợp đồng được tính vào chi phí hợp lý trước thuế. Lãnh đạo các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyền nâng lương trước hạn và vượt một bậc trong cùng ngạch cho cán bộ trong viện từ NCVC trở xuống.
Nhà nước không cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo biên chế mà khoán kinh phí hoạt động thường xuyên cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao.
Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí trong phạm vi kinh phí được giao: Được chủ động trong thủ tục chi, điều chỉnh nội dung chi và quy định định mức chi theo quy định.
Nghị định 115/2005/NĐ-CP cho phép các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN sử dụng tài sản cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo.
Những tác động âm tính của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong tự chủ về tài chính bao gồm:
Kinh phí dành cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tăng chậm, trong nhiều trường hợp kinh phí từ Ngân sách Nhà nước đầu tư còn mang tính dàn trải, thiếu tập trung vào các hướng chiến lược và các đề tài mũi nhọn, chưa đủ để các viện này xây dựng năng lực tự chủ của mình. Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để xác định cơ cấu và hình thức đầu tư cho các nhóm viện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và nhóm viện ĐTCB thuộc VKH&CNVN.
Ở nhiều đơn vị NC&TK thuộc VKH&CNVN, tính năng động trong tìm kiếm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu của mình còn thấp, chủ yếu vẫn dựa vào việc thực hiện các đề tài nghiên cứu của nhà nước đặt hàng, còn việc khai thác các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn, dịch vụ KH&CN cho các đơn vị sản xuất còn ít và thường giá trị các hợp đồng nhỏ.
Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã tăng quyền tự chủ về tài chính cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN. Tuy nhiên, cho đến nay các quy định về thanh quyết toán đề tài hết sức rườm rà, phức tạp làm cho các chủ nhiệm đề tài, dự án thuộc VKH&CNVN vẫn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phục vụ đề tài. Bộ KH&CN, Bộ tài chính chưa thống nhất, chưa tuân thủ tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP để ban hành các chính sách tạo điều kiện cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự chủ trong việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đề tài, dự án.
Cho đến nay, các chính sách đã ban hành chưa điều chỉnh chế độ lương đối với cán bộ khoa học, chính sách lương, thưởng ở các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN chưa thu hút được người tài, chưa thu hút được những cán bộ trẻ có tài năng vào làm việc, thậm chí rất nhiều cán bộ có tài năng đã chuyển