CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH
1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh
Theo Luật du lịch (2005): "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ.
Khách du lịch đề cập trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là khách đến trong quan hệ với những cơ sở đón tiếp là các điểm du lịch tâm linh. Họ thường thực hiện chuyến đi trong ngày và không lưu lại qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Do vậy, khách du lịch tâm linh ở đây được hiểu là
khách tham quan, là người sử dụng các dịch vụ du lịch tâm linh, chi tiêu để được hưởng thụ những sản phẩm tâm linh tương ứng.
Khách du lịch tâm linh đa dạng ở mọi lứa tuổi. Phần lớn họ là những người trưởng thành, đặc biệt là người buôn bán kinh doanh.
1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phƣơng tại Việt Nam và trên thế giới
1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang)
Việt Nam là đất nước có thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nền văn hoá đa dạng, phong phú, mang bản sắc riêng. Hàng năm trong nước diễn ra hàng ngàn lễ hội lớn, nhỏ. Đó là đặc trưng văn hóa của từng vùng miền, của mỗi địa phương. Lễ hội nào cũng nhằm suy tôn, tỏ lòng thành kính với một đối tượng cụ thể trong vũ trụ như: với thiên thần, nhân thần, với một anh hùng, danh nhân văn hóa; với một truyền thuyết, một phong tục tập quán tốt đẹp... Mục đích của lễ hội nhằm gắn kết cộng đồng, giúp con người hướng về cội nguồn lịch sử, văn hóa, hướng thiện, sống nhân hậu, xây dựng xã hội tốt đẹp.v.v... Có những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, lan tỏa sự ảnh hưởng khắp cả nước, hoặc cả một vùng miền như: lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội điện Hòn Chén (Huế), lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát (Đà Nẵng, Huế), lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang).v.v... Đó cũng là những điểm du lịch minh chứng được giá trị văn hóa tâm linh, thu hút khách trong nước và khách quốc tế.
Không phải ngẫu nhiên mà Ninh Bình được chọn làm “điểm dừng chân” của Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam và có lẽ cũng là đầu tiên trên thế giới. Vùng đất “địa linh” này không chỉ có truyền thống lịch sử lâu đời, được tạo hóa ưu ái bạn tặng nhiều cảnh quan
thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long…mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm…Theo thống kê, Ninh Bình hiện có gần 1.500 di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích quốc gia và 210 di tích cấp tỉnh, nhiều đền, chùa, miếu phủ, nhà thờ xứ, họ ở khắp các vùng trong tỉnh và gần 100 lễ hội truyền thống. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang trở thành những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và được yêu thích trong nước như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, chùa Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm…hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan, chiêm bái. Điểm mạnh của ngành du lịch Ninh Bình là có sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch. Người dân được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách tại các điểm du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng như: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống…Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào công tác phục vụ du lịch, từ đó tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người dân địa phương, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Do lợi ích được đảm bảo, người dân đã tích cực tham gia cùng với chính quyền địa phương gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa, tâm linh, công trình kiến trúc tôn giáo tại địa phương để vừa phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và vừa phát triển du lịch.Thách thức lớn nhất của du lịch Ninh Bình cũng như nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch tâm linh khác là vẫn chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, sản phẩm lưu niệm còn đơn điệu nhàm chán, dẫn đến nguồn doanh thu tại các điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. Theo thống kê của Sở VHTTDL,
trong năm 2012, chùa Bái Đính – điểm hấp dẫn du khách bậc nhất của Ninh Bình thu hút 2,1 triệu lượt khách. Tuy nhiên, thời gian lưu trú trung bình của khách tại địa danh này chỉ vỏn vẹn 1 ngày.
Nói đến phát triển du lịch miền Tây sông nước, người ta hay nghĩ đến du lịch sinh thái, nhưng rõ ràng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ, mỗi tỉnh có thế mạnh du lịch khác nhau như: Kiên Giang có thế mạnh du lịch biển; Cần Thơ du lịch sông nước; Bạc Liêu với thế mạnh du lịch phần lớn liên quan đến văn hóa, lịch sử…. và An Giang thế mạnh du lịch là sản phẩm du lịch tâm linh. An Giang có thế mạnh là một tỉnh duy nhất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có ngọn núi Sam (thành phố Châu Đốc) với nhiều đền, chùa, am cốc, đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Đây là một công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm nằm dưới chân núi Sam. Hằng năm, lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương; ngoài núi Sam còn có ngọn núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở độ cao 710m có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn ... Nơi đây có núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du khách vừa tham quan, nghỉ dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu hành hương tâm linh tín ngưỡng; nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), nơi lưu giữ trên 1.159 sọ người trong số hơn 3.157 người dân Việt Nam đã bị Pôn Pốt giết hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn) là khu căn cứ của Tỉnh ủy An Giang và còn là điểm trung chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hiện thu hút hàng trăm ngàn du khách hàng năm... Riêng trong năm 2015 có khoảng 6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang.Có được thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, trong những năm gần đây tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành du lịch dựa trên thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh. Bên cạnh đó tỉnh cũng phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng khác
như: du lịch sông nước, mùa nước nổi; mua sắm ở chợ cửa khẩu và các làng nghề; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa bản địa, về huyền thoại vùng Thất Sơn; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng… Song song đó, nhiều dịch vụ du lịch được đầu tư và đưa vào sử dụng như: tuyến cáp treo núi Cấm; khu nghĩ dưỡng Victoria núi Sam; khu di chỉ văn hóa Óc Eo; khu công viên văn hóa tâm linh và xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch mới.... Đó là cơ sở để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến An Giang. Đặc biệt, một số khu - điểm du lịch đã tận dụng lợi thế mùa nước nổi và khai thác các hoạt động nông nghiệp để thu hút du khách đắm mình trong những phút giây hoài niệm, thư giãn tại rừng tràm Trà Sư; Vàm Nao - huyện Phú Tân, Búng Bình Thiên - huyện An Phú... thu hút hàng ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế.
1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar)
Đạo Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm để lại ở Ấn Độ bốn địa điểm linh thiêng nhất của Phật giáo: Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Phật thành đạo bên bờ sông Ni Liên Thiền, Vườn Lâm Tỳ Ni- nơi sinh ra của đức Phật, Vườn Lộc Uyển- nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên và Kâu Thi Na (Kushinagar) – nơi Phật nhập niết bàn. Bốn địa điểm này đủ làm nên những trải nghiệm tâm linh khiến lượng du khách hành hương tới Ấn Độ là 3 triệu lượt khách mỗi năm. Bằng những chuyến xe lửa tốc hành kết nối 4 điểm đến càng làm tăng sức hấp dẫn lôi cuốn du khách tham quan đến với đất nước Phật giáo này. Chính phủ Ấn Độ còn đang ra sức xây dựng hệ thống nhà nghỉ giá rẻ, chất lượng tốt để níu chân du khách. Quốc gia này cũng nắm bắt cơ hội thu hút khách quốc tế bằng việc liên kết trao đổi khách thông qua các công ty lữ hành lớn trong và ngoài nước. Họ chú ý lập quy hoạch tổng thể, bảo tồn và phát triển hệ thống các địa điểm du lịch tâm linh theo các thứ bậc: di sản thế giới, di sản quốc gia và di tích địa phương để có hướng đầu tư phát triển và quảng bá hình ảnh chuyên
môn hơn. Trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh còn khai thác các giá trị văn hóa bản địa vì đây là một phần của văn hóa tâm linh.
Các quốc gia ở Đông Nam Á đều dựa vào các di sản tôn giáo để phát triển du lịch nước nhà. Theo đó thì năm 2012 đất nước Lào đã đón 3,3 triệu lượt khách quốc tế. Hầu hết các du khách quốc tế khi đặt chân đến đây đều ấn tượng bởi các buổi khất thực của các nhà sư trên đường phố cùng không khí trang nghiêm tĩnh lặng tại các ngôi chùa Phật giáo. Ngoài ra chính phủ Lào còn chú ý gìn giữ bản sắc văn hóa gốc trong sinh hoạt tín ngưỡng được cho là chìa khóa níu chân du khách khi đến xứ sở triệu voi và nội dung này đã được chính phủ Lào thông qua trong Luật du lịch Lào sửa đổi vào tháng 7/2015.
Thái Lan được thế giới biết đến như là một thiên đường du lịch, xứ sở “đất nước nụ cười” của khu vực. Ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế “mũi nhọn” - ngành công nghiệp “không khói” đóng góp 9% GDP của Thái Lan, đối với Việt Nam chỉ có 4,6% (năm 2013). Mặc dù phải đương đầu với nhiều cuộc biểu tình và tình hình chính trị bất ổn nhưng ngành du lịch Thái Lan vẫn có sự phát triển thần tốc đáng kinh ngạc khi năm 2013 đã có 26,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các điểm đến thu hút được nhiều du khách quốc tế nhất năm 2013. Thái Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực hiện chính sách “Bầu trời mở”. Chính phủ đã có những biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho công dân các nước vào du lịch Thái Lan. Hiện nay công dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan nếu đến với mục đích du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần viếng thăm. Đến đây, du khách sẽ bị ấn tượng bởi sự thân thiện của người dân Thái Lan. Nụ cười luôn nở trên môi, từ những cô gái xinh đẹp, nhân viên phục vụ khách sạn cho tới công chức, người lái xe, cảnh sát. Đúng như khẩu hiệu của Thai Airways “Smooth as silk” (“Mềm như lụa”). Các tiếp viên hàng không Thái Lan luôn phục vụ du khách với thái độ niềm nở thân thiện.Việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực du lịch
luôn nhận được sự quan tâm của ngành du lịch Thái Lan. Các hướng dẫn viên du lịch Thái Lan được đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản. Một hướng dẫn viên người Thái thường biết 3 ngoại ngữ. Theo thống kê, Bangkok có hơn 400 ngôi đền – chùa, chính phủ Thái Lan đã xây dựng hàng ngàn sản phẩm du lịch tâm linh trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu cho 7 ngôi chùa tuyệt đẹp nhất mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến thành phố Băng Cốc. Từ chùa Bình Minh, chùa Phật Ngọc, chùa Cẩm Thạch hay chùa Vàng…đều được gắn với các huyền tích khác nhau của Phật giáo. Vì lẽ đó, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi mỗi ngày các ngôi chùa này đón hàng nghìn tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới đổ về. Ngoài ra còn có hệ thống tàu điện trên cao kết nối tới các điểm đến quan trọng của thủ đô Bangkok. Hệ thống xe bus kết nối rộng khắp các địa điểm du lịch của cả nước, khiến việc đi lại rất thuận tiện và dễ dàng.
Myanmar là một đất nước có truyền thống Đạo Phật, chiếm đến 85 % dân số, nơi phát triển đặc sắc của nhánh Phật giáo nguyên thủy (Therevada), có nơi gọi là Phật giáo Tiểu Thừa hay Nam Tông. Myanmar là đất nước của chùa chiền, mỗi khu phố, ngôi làng đều có chùa, ở đó người ta đến cúng kiến, cầu nguyện, học giáo lý như một ngôi nhà tâm linh chung. Ở nhiều nơi, chùa còn là trường học cho các trẻ em đến học văn hóa. Đàn ông Miến ai cũng có thời gian cạo tóc đi tu ở chùa, gọi là tu “gieo duyên”.Du lịch Myanmar là du lịch tâm linh, đến để thực tập sống chậm trong những khoảnh khắc bình an, thanh tịnh. Tham quan các chùa hay thiền viện du khách bắt buộc phải cởi bỏ giày dép kể cả tất và đi bộ vào. Xe thì buộc phải đỗ khá xa cổng chùa để du khách đi bộ vào tránh làm phá vỡ cảnh quan. Đây là một trong những chính sách thành công của du lịch nước này tạo sức hút hàng triệu du khách tới hành hương mỗi năm.
Từ việc đưa ra một số ví dụ về việc phát triển hoạt động du lịch tâm linh ở một số địa phương trong nước và quốc tế tác giả nhận thấy có một số những
kinh nghiệm sau có thể là các giải pháp mà tác giả áp dụng được trong luận văn của mình:
Một là, khôi phục, tôn tạo, trùng tu các hạng mục kiến trúc cổ, phải được
tuân thủ theo Luật di sản. Các tổ chức nhà nước và cộng đồng không nên vì lẽ này hay lý do khác mà tùy hứng phá vỡ hiện vật gốc để thay đổi kiến trúc, kiểu dáng và chất liệu mà ông cha từ bao đời đã nghiên cứu tạo dựng. Những nơi có di sản khi tôn tạo, tu bổ không việc gì phải vội vàng mà phải theo một lộ trình khoa học pháp quy của nhà nước mới tiến hành thi công.
Hai là, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với du lịch tâm linh. Quản lý
nhà nước nói chung, du lịch tâm linh nói riêng không phải nhà nước quản lý mang tính hành chính là xử phạt, khen thưởng, thu thuế,... mà nhà nước đề ra những cơ chế, chính sách sát thực để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển, trong đó ưu tiên xã hội hóa du lịch cộng đồng.
Ba là, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa chính quyền – các nhà
đầu tư – người dân nhằm mục đích chia sẻ quyền lợi, nghĩa vụ, nhiệm vụ lợi ích của các bên tham gia để cùng giải quyết những khó khăn, những vướng mắc trong quá trình phát triển hoạt động du lịch tâm linh.
Bốn là, nhà nước cần đầu tư hợp lý mang tính chủ đạo để tôn tạo, tu bổ di
sản vật thể và phi vật thể quan trọng, cơ sở hạ tầng như giao thông, đường