Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tâm linh khu vực phía tây hà nội (Trang 44 - 73)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH

2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục

phục vụ du lịch

2.2.1 Di tích tôn giáo

2.2.1.1 Chùa

 Chùa Hương

“Nam thiên đệ nhất động” là năm chữ mà chúa Trịnh Sâm đã đề lên vách đá động Hương Tích khi tuần du qua nơi này. Đó chính là chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Nam.

Theo truyền thuyết thì chùa Hương là nơi tu hành đắc đạo của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, thường gọi là Bà Chúa Ba, con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm. Bà được vua cha vô cùng yêu quý, cưng chiều nhưng bà không vâng lời vua cha lấy chồng mà quyết chí tu hành khiến Đức vua vô cùng tức giận sai người giết. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng Thượng Đế sớm biết chuyện nên sai thần linh hóa thành mãnh hổ đến cứu bà và đưa bà đến núi rừng Hương Sơn. Sau chín năm tu hành, Bà Chúa Ba đã đắc đạo, trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi được thành chính quả, Bà Chúa Ba không về trời mà ở lại để độ trì cứu khổ, cứu nạn cho dân lành. Khi nghe tin phụ hoàng bị ốm nặng, Bà trở về quê nhà chữa bệnh cho Vua cha, trừ nghịch cho đất nước, phổ độ chúng sinh. Sau lại cứu cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương yêu quái hãm hại, thuyết phục cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, quyền lực để tâm hoàn lương thiện. Bà được Ngọc Hoàng Thượng Đế sắc phong là: Đại Từ, Đại Bi, Cứu Khổ, Cứu Nạn, Nam Mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát rồi ban tặng tòa báu hoa sen, trao phó vĩnh viễn là chủ đạo tràng núi Phổ Đà biển Nam Hải.

Lấy Suối Yến là lối đi chính vào Hương Sơn, người ta chia quần thể khu du lịch tâm linh chùa Hương làm ba tuyến chính: Hương Tích, Long Vân và Tuyết Sơn.

Tuyến thứ nhất là tuyến Hương Tích. Đây là tuyến chính của chùa Hương bao gồm: Suối Yến – đền Trình Ngũ Nhạc – cầu Hội – chùa Thanh Sơn – Hương Đài – chùa Thiên Trù – chùa Hinh Bồng – chùa Tiên – chùa Giải Oan – đền cửa Võng và cuối cùng là động Hương Tích. Mỗi địa danh nơi này đều gắn với truyền thuyết, giai thoại huyền bí. Sau một khoảng thời gian thưởng thức cảnh đẹp trên dòng suối Yến, du khách đặt chân lên Đền Trình Ngũ Nhạc – một di tích lịch sử văn hóa trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thủy, dãy núi Ngũ Nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thủy, sinh khí trường tồn nên từ xa xưa dân nơi đây đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Vương thứ VI. Ngôi đền này thời Sơn Thần và mồng sáu tháng Giêng có lễ mở cửa rừng được cử hành trọng thể để người dân xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống. Tiếp theo sẽ đến chùa Thanh Sơn – động Hương Đài với ngôi chùa được xây dựng năm 1860 và là một trong những ngôi chùa cổ xưa của đất Bắc cùng động Hương Đài nằm trên núi Phụng Dực do sư cụ Đàm Thuyết cùng nhân dân thôn Hội Xá khai phá với nhiều thạch nhũ kỳ ảo và được tương truyền những ai hiếm muộn thường đến chùa Thanh Sơn để cầu mong gia đình sớm có tiếng cười con trẻ. Chùa Thiên Trù là điểm đến kế tiếp với kiến trúc ban đầu được hình thành là một thảo am nhỏ dưới đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) sau đó phát triển dần thành một công trình tuyệt mĩ và trở thành trung tâm giữa chốn núi rừng Hương Sơn với bố cục kiến trúc hài hòa: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà Mẫu, nhà khách…với tháp Thiên Thủy, tháo Viên Công – một công trình nghệ thuật đất nung có từ thế kỷ 17. Rời chùa Thiên Trù, du khách tiếp tục cuộc hành trình qua động Hinh Bồng, chùa Tiên Sơn trong động Tiên Sơn, chùa Giải Oan bên suối Giải Oan, điểm dừng chân cuối cùng và cũng là điểm quan trọng nhất đó là động Hương Tích với những khối nhũ đá đủ hình dáng kích thước được người xưa tựa theo hình dáng của thạch nhũ mà đặt tên.

Tuyến Long Vân là tuyến thứ hai gồm động và chùa Long Vân. Để đi tuyến này thì sau khi đặt lễ ở đền Trình Ngũ Nhạc và xuống đò đi tiếp du khách sẽ thấy dòng suối rẽ đôi: phía bên phải là đường vào Hương Tích và phía trái là đi vào động và chùa Long Vân. Con suối nhỏ này có tên là suối Long Vân dài 1,5km và từ bến Long Vân leo cao thêm 150m nữa sẽ đến chùa Long Vân nằm bên sườn núi một nửa nấp sau núi Ân Sơn. Chùa được sư thầy Thanh Nhàm người thôn Đục Khê cùng đóng góp của du khách thập phương tạo dựng. Đi qua eo núi chùa Long Vân ta sẽ đến động Long Vân. Trên cửa động có đề ba chữ hán “Long Vân động”, bên trong bày một ban tam bảo nhỏ thờ Phật. Bên trong động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ. Khu vực Long Vân còn có động Hóa Thân (Thánh Hóa), chùa Cây Khế…tạo nên một quần thể thắng cảnh nằm giữa hai khu danh thắng Tuyết Sơn và Hương Tích thu hút du khách thăm quan chiêm bái.

Tuyến Tuyết Sơn là tuyến cuối cùng của quần thể danh thắng Hương Sơn bao gồm: đền Trình Phú Yên, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, Bảo Đài, đền Mẫu, đền Thượng và động Ngọc Long. Theo đánh giá, khu Tuyết Sơn được coi là quần thể di tích đẹp thứ hai sau Hương Tích. Cảnh đẹp Tuyết Sơn cuốn hút say đắm lòng người đến nỗi mà khi đến vãn cảnh, Chúa Trịnh Sâm đã đề tặng nơi đây bốn chữ “Kỳ sơn tú thủy” (nghĩa là núi nước đẹp lạ). Từ bến đò Tuyết Sơn, đầu tiên các phật tử sẽ vào lễ đền Trình Phú Yên rồi đi tiếp đến Bảo Đài Cổ Sái để lễ Phật, nghe kinh. Điều hấp dẫn du khách nhất của tuyến này đó chính là động Ngọc Long (tên gọi khác là động Tuyết Sơn) nằm cách chùa Bảo Đài khoảng hơn một cây số. Động nằm ở lưng chừng núi, trong động bài trí một bên là Tam Bảo thờ Phật, một bên là điện thờ Mẫu có các tượng cô,cậu bằng đá. Bên cạnh ban Tam Bảo thờ Phật là một khối thạch nhũ lớn gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức phù điêu bà quận chúa Ngọc Hương.

 Chùa Thầy

Chùa Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ (nay là huyện Quốc Oai, Hà Nội). Đây vừa là tên riêng chỉ trực tiếp ngôi chùa có tên chữ là Thiên Phúc Tự, vừa là tên chung chỉ quần thể di tích Phật giáo quanh núi Sài Sơn gồm chùa Thiên Phúc ở bên này hồ, chùa Long Đấu bên kia hồ, chùa Đỉnh Sơn, am Phật Tích, chùa Bối Am ở trên núi và cả những di tích tâm linh khác như đình thờ thành hoàng, Võ miếu thờ thần võ, đền thánh Văn Xương chủ đề văn học, lại thêm cả hang Cắc Cớ và chợ Trời để trai gái du xuân…

Theo bia Bối Am tự bi dựng năm Sùng Khang V (1570) ở chân vách đá thì chùa Thầy vốn khởi dựng từ thời Đinh, các đời tiếp theo đều tu bổ để mở rộng quy mô. Lúc đầu chi là một am nhỏ trong động đá và lều cỏ dưới chân núi. Đến thời Lý trước khi thiền sư Từ Đạo Hạnh về tu luyện thì ở đây đã có Am Phật sau đó thiền sư mở rộng quy mô. Di vật của thời Lý nay vẫn còn chiếc bệ đá sư tử đội tòa sen hiện làm bệ tượng thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh ở gian giữa tòa Thượng điện. đến thời Trần hiện nay chùa cũng còn lưu giữ lại được một số hiện vật quý hiếm như: Mảng gỗ lung ngai ghế làm năm Thiệu Phong VI (2346) chạm cẩn thận với các hình sóng nước, cặp sừng vắt chéo tựa lưỡng nghi, ngọc báu, tia sáng…được bố trí đăng đối, bệ đá hoa sen khối hộp hai tầng thờ Tam Bảo với tầng trên cao 44cm rộng 172 cm dài 226cm, tầng dưới cao 44cm, rộng 275cm và dài 391cm, các góc chạm chim thần, thân bệ chạm rồng đơn vặn xoắn, nhiều loại hoa lá và những cụm mây có đuôi dài, cặp tượng sâu đá làm lan can bậc từ cửa Thượng điện xuống sân sau được tạo dáng rất thực với những khối mập khỏe…Thời Lê Sơ còn lại bệ tượng vua Lý Thần Tông được xem là hậu thân của Từ Đạo Hạnh với những hình chạm đẹp về sóng và rồng mây hồi tưởng lại dáng dấp thời Trần và những chân song con tiện ảnh hưởng từ phương Bắc. Thời Mạc với việc chấn hưng Phật giáo đã để lại ở hai đầu dư ở gian giữa tòa Trung điện sang nhà cầu để xuống Tiền

đường chạm rồng thời Mạc…đến thời Lê trung hưng, chùa được làm lại khang trang mà thành tựu cơ bản vẫn còn đến nay, sang đến thời Tây Sơn và thời Nguyễn chỉ có những sửa sang nhỏ.

Trong cụm di tích quanh núi Thầy thì chùa Thiên Phúc nổi bật lên hàng đầu cả ở quy mô và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc nên được gọi là chùa Thầy hay chùa Cả. Theo thuyết phong thủy thì núi Thầy được xem là con rồng lẻ đàn sắc sảo (quái long) với chung quanh là 16 quả núi nhỏ (thập lục kỳ sơn) được hình dung là các con lân, phượng, rùa...chầu về. Chùa được dựng trên khu đất được gọi là hàm rồng, bãi trước chùa là lưỡi rồng thò ra uống nước, hai cầu Nhật Tiên Kiều – Nguyệt Tiên Kiều vênh sang hai bên như hai sợi râu rồng. Nhà Thủy Đình là viên ngọc mà rồng vờn. Chùa lúc đầu vốn không có sư trụ trì cai quản. Sau thiền sư Từ Đạo Hạnh, ở đây dường như chỉ có các bà vãi và ông thống trông nom chùa vì thế không có tháp mộ sư. Đây là nét độc đáo của chùa Thầy cũng giống như hai chùa Keo ở Thái Bình và Nam Định thờ thiền sư Minh Không/ Không Lộ là bạn tu hành cùng với thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Chùa được thiết kế theo kiến trúc “nội Công, ngoại Quốc”. Tòa Tiền đường ở đằng trước gắn với hai dãy hành lang ở hai bên rồi nối lại bằng tòa Hậu đường ở phía sau, đồng thời sau Tiền đường có một nhà cầu nhỏ thông sang Trung điện, lại cách một hẻm lên Thượng điện mà dân gian quen gọi ba nếp nhà đó là các chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Ngày thường, chùa Hạ đóng cửa, khách tham quan phải đi cửa phụ ở dưới gác chuông vào sân trong chùa rồi vào khu Tam Bảo bằng cửa phụ nhỏ ở vách sau chùa Thượng rồi đi dần từ trên xuống chùa Hạ.

Tiền đường (chùa Hạ) dàn ngang ba gian hai chái, dựng trên một nền cao vừa phải, các mái tỏa ra bốn phía với các đầu đao vươn cong, vừa bè ra bề thế vừa như con thuyền bồng bềnh chao đảo. Tòa Tiền đường không có nhiều tượng như nhiều chùa khác mà để thông thoáng dành cho giảng đạo hay chuẩn bị hành lễ.

Phía sau Tiền đường là Trung điện cũng ba gian hai chái dài chừng tầm 20m, do nền cao hơn nên mái cũng cao hơn so với Tiền đường. Nhờ chiếc nhà cầu nối lại ở đây có dạng chữ “Công” quen thuộc của thế kỷ XVII – XVIII. Trung điện có sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam bảo được gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Ở đây gian giữa thờ bộ tượng Tam Thế, vốn còn cả các tượng Thánh Phụ và Thánh Mẫu của thiền sư Từ Đạo Hạnh, cả tượng Minh Không và Giác Hảo giờ đây còn có thêm một số tượng thạch cao đổ khuôn từ các tượng gốc chùa Tây Phương vốn bày trong thời chiến. Các gian bên phía trong đắp bộ tượng Hộ Pháp to lớn chạm mái chùa chiếm cả khoang giữa hai cột. Hai pho này được bày theo lối riêng là nhìn vào gian giữa tức là bày đối diện nhau. Phía ngoài của các gian bên là ban thờ Thánh Tăng và Long Thần nhìn ra trông xuống nhà Tiền đường.

Phía sau Trung điện lại có một dải sân hẹp nữa qua một số bậc đá hẹp dẫn lên Thượng điện (chùa Thượng) trên nền cao. Thượng điện chỉ một gian hai chái nhưng dàn ra không kém hai tòa phía trước. Các mái tỏa ra xung quanh, vươn cao nhưng lan xuống nền khá thấp, đi vòng quanh ngoài hiên ta dễ dàng với được tay đến mái. Thượng điện có bệ đá sư tử đội tòa sen thờ Lý và bệ đá tòa sen khối hộp hai tầng thời Trần mà phần trên đã nói, lại có cả bộ tượng Di Đà tam tôn với bệ gỗ chạm trang trí các hình sóng nước, cặp sừng, cây thiên mệnh điển hình của khoảng chuyển tiếp từ thế kỷ XVI sang thế kỷ XVII. Song thờ chính ở tòa Thượng điện là thiền sư Từ Đạo Hạnh nên tòa này mang tính chất “Điện Thánh” nhiều hơn. Có ba tượng gắn với ba giai đoạn “vi Tiên, vi Phật, vi Quốc Vương” (là Tiên, là Phật là Quốc Vương): thiền sư Từ Đạo Hạnh khuôn mặt rất thực ngồi tòa sen ở gian giữa, đạo sĩ cử động được ngồi trong khám kín ở gian trái và vua Lý Thần Tông là hậu thân ngồi ở gian phải.

Từ cửa sau của Thượng điện xuống 2m là sân chùa, phía sau sân là nhà Hậu đường dàn ngang 13 gian, ngăn ra các khu trong đó dành 5 gian giữa là nhà Tổ với một số tượng Hậu và phù điêu trên bia đá rất sinh động. Dọc hai

bên sườn chùa là hai dãy hành lang dài, đoạn trước ngang với khu Tam bảo được đắp bộ tượng Thập bát La Hán mỗi bên 9 vị, đoạn sau nhô lên Gác chuông (bên trái) và Gác trống (bên phải) hai tầng còn treo quả chuông và chiếc trống thuộc loại lớn nhất miền Bắc.

Rời khu chùa Cả, qua Nguyệt Tiên Kiều lên hệ thống chùa trên núi. Theo lối mòn du khách lên chùa Đỉnh Sơn vì ở lưng chừng núi nên còn được gọi là chùa Cao. Sau chùa là động Phật Tích còn gọi là am Hiển Thụy hay hang Thánh Hóa đều gắn với điềm lành thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác để đầu thai vào hoàng gia nhà Lý, bàn thờ Long thần và một số tượng đá. Đi tiếp lên đỉnh núi đến Chợ Trời và men theo sườn núi sẽ đến hang Cắc Cớ sâu thẳm. Đi thêm sẽ đến Đền Thượng, chùa Bối Am (chùa Một Mái) lợi dụng hang đá chỉ xây thêm một mái chồng diêm nữa. Cạnh đấy là hang Gió rồi đến đền thờ Phan Huy Chú và nhà lưu niệm Bác Hồ ghi lại dấu tích Bác Hồ đã ba lần về thăm và làm việc trong thời gian kháng chiến. Xuống núi trở ra vòng qua chùa Long Đẩu rồi lại về chùa Cả.

Hội chùa Thầy vào mồng 7 tháng 3 âm lịch, tương truyền là ngày Thánh hóa, nhưng sử cũ ghi thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác vào tháng Sáu. Rõ ràng đây là lớp văn hóa Phật giáo muộn đã phủ lên lớp văn hóa cổ truyền mà thực chất là chùa Thầy là hội giao duyên của trai gái với tục chơi núi chơi hang như câu ca dao xác nhận:

“Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ”

Chùa Thầy – chùa Cả - Thiên Phúc Tự, như tên gọi quả là một công trình kiến trúc thuộc loại hàng đầu trong di sản nghệ thuật cổ truyền. Đặc biệt với bộ tượng Di Đà Tam Tôn (niên đại: đầu thế kỷ XVII) đã được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định và Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 14/1/2015 là một niềm hạnh phúc lớn của người dân đất Việt.

 Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương, còn có tên là Sùng Phúc Tự dựng trên núi Tây Phương (tên xưa là núi Câu Lậu), một ngọn núi cao chừng 50m ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ.

Từ chân núi leo qua 237 bậc lát đá ong thì đến cửa chùa với bốn chữ Hán lớn “Tây Phương Cổ Tự”. Chùa được xây dựng vào thời nhà Mạc với đặc trưng kiến trúc và phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, sau đó được trùng tu lớn nhiều lần vào các năm Nhâm Thân 1632 và an tượng năm 1635 dưới thời chúa Trịnh Tráng (1623-1657), năm Canh Ngọ 1690 niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tâm linh khu vực phía tây hà nội (Trang 44 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)