Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tâm linh khu vực phía tây hà nội (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH

1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương tạ

1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang)

Việt Nam là đất nước có thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nền văn hoá đa dạng, phong phú, mang bản sắc riêng. Hàng năm trong nước diễn ra hàng ngàn lễ hội lớn, nhỏ. Đó là đặc trưng văn hóa của từng vùng miền, của mỗi địa phương. Lễ hội nào cũng nhằm suy tôn, tỏ lòng thành kính với một đối tượng cụ thể trong vũ trụ như: với thiên thần, nhân thần, với một anh hùng, danh nhân văn hóa; với một truyền thuyết, một phong tục tập quán tốt đẹp... Mục đích của lễ hội nhằm gắn kết cộng đồng, giúp con người hướng về cội nguồn lịch sử, văn hóa, hướng thiện, sống nhân hậu, xây dựng xã hội tốt đẹp.v.v... Có những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, lan tỏa sự ảnh hưởng khắp cả nước, hoặc cả một vùng miền như: lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội điện Hòn Chén (Huế), lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát (Đà Nẵng, Huế), lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang).v.v... Đó cũng là những điểm du lịch minh chứng được giá trị văn hóa tâm linh, thu hút khách trong nước và khách quốc tế.

Không phải ngẫu nhiên mà Ninh Bình được chọn làm “điểm dừng chân” của Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam và có lẽ cũng là đầu tiên trên thế giới. Vùng đất “địa linh” này không chỉ có truyền thống lịch sử lâu đời, được tạo hóa ưu ái bạn tặng nhiều cảnh quan

thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long…mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm…Theo thống kê, Ninh Bình hiện có gần 1.500 di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích quốc gia và 210 di tích cấp tỉnh, nhiều đền, chùa, miếu phủ, nhà thờ xứ, họ ở khắp các vùng trong tỉnh và gần 100 lễ hội truyền thống. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang trở thành những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và được yêu thích trong nước như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, chùa Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm…hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan, chiêm bái. Điểm mạnh của ngành du lịch Ninh Bình là có sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch. Người dân được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách tại các điểm du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng như: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống…Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào công tác phục vụ du lịch, từ đó tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người dân địa phương, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Do lợi ích được đảm bảo, người dân đã tích cực tham gia cùng với chính quyền địa phương gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa, tâm linh, công trình kiến trúc tôn giáo tại địa phương để vừa phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và vừa phát triển du lịch.Thách thức lớn nhất của du lịch Ninh Bình cũng như nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch tâm linh khác là vẫn chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, sản phẩm lưu niệm còn đơn điệu nhàm chán, dẫn đến nguồn doanh thu tại các điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. Theo thống kê của Sở VHTTDL,

trong năm 2012, chùa Bái Đính – điểm hấp dẫn du khách bậc nhất của Ninh Bình thu hút 2,1 triệu lượt khách. Tuy nhiên, thời gian lưu trú trung bình của khách tại địa danh này chỉ vỏn vẹn 1 ngày.

Nói đến phát triển du lịch miền Tây sông nước, người ta hay nghĩ đến du lịch sinh thái, nhưng rõ ràng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ, mỗi tỉnh có thế mạnh du lịch khác nhau như: Kiên Giang có thế mạnh du lịch biển; Cần Thơ du lịch sông nước; Bạc Liêu với thế mạnh du lịch phần lớn liên quan đến văn hóa, lịch sử…. và An Giang thế mạnh du lịch là sản phẩm du lịch tâm linh. An Giang có thế mạnh là một tỉnh duy nhất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có ngọn núi Sam (thành phố Châu Đốc) với nhiều đền, chùa, am cốc, đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Đây là một công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm nằm dưới chân núi Sam. Hằng năm, lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương; ngoài núi Sam còn có ngọn núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở độ cao 710m có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn ... Nơi đây có núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du khách vừa tham quan, nghỉ dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu hành hương tâm linh tín ngưỡng; nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), nơi lưu giữ trên 1.159 sọ người trong số hơn 3.157 người dân Việt Nam đã bị Pôn Pốt giết hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn) là khu căn cứ của Tỉnh ủy An Giang và còn là điểm trung chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hiện thu hút hàng trăm ngàn du khách hàng năm... Riêng trong năm 2015 có khoảng 6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang.Có được thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, trong những năm gần đây tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành du lịch dựa trên thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh. Bên cạnh đó tỉnh cũng phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng khác

như: du lịch sông nước, mùa nước nổi; mua sắm ở chợ cửa khẩu và các làng nghề; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa bản địa, về huyền thoại vùng Thất Sơn; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng… Song song đó, nhiều dịch vụ du lịch được đầu tư và đưa vào sử dụng như: tuyến cáp treo núi Cấm; khu nghĩ dưỡng Victoria núi Sam; khu di chỉ văn hóa Óc Eo; khu công viên văn hóa tâm linh và xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch mới.... Đó là cơ sở để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến An Giang. Đặc biệt, một số khu - điểm du lịch đã tận dụng lợi thế mùa nước nổi và khai thác các hoạt động nông nghiệp để thu hút du khách đắm mình trong những phút giây hoài niệm, thư giãn tại rừng tràm Trà Sư; Vàm Nao - huyện Phú Tân, Búng Bình Thiên - huyện An Phú... thu hút hàng ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tâm linh khu vực phía tây hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)