Định hướng phát triển giáo dụ c đào tạo của Đảng, Nhà nước và chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh 2001 2010 (Trang 25 - 28)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

6. Đóng góp của luận văn

1.2. Định hướng phát triển giáo dụ c đào tạo của Đảng, Nhà nước và chủ

trương của tỉnh Quảng Ninh

Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật Giáo dục (1998), Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng (2001) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, đã chỉ rõ những quan điểm phát triển giáo dục Việt Nam: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Tại đại hội IX, Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu tổng quát của “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010”: đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển, thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định.

Riêng đối với giáo dục phổ thông, cần thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn; phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đảng cũng nhấn mạnh: Giáo dục phổ thông luôn đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng nhân tài, nguồn lực của các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước vì vậy việc cấp bách là cần phải giải quyết triệt việc tăng cường ngân sách Nhà nước cho giáo dục theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công tác XHHGD, tạo điều hiện cho người nghèo có

cơ hội học tập, đặc biệt đối với những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách. Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học; phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh; coi trọng công tác hướng nghiệp dạy nghề và phân luồng cho học sinh trung học; chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Để hoàn thành được mục tiêu trên, “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010” khẳng định cần phải khắc phục tình trạng bất cập trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ, tạo cơ sở nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chấn hưng đất nước. Đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chiến lược được chia làm 2 giai đoạn tương ứng với 2 kế hoạch 5 năm cụ thể. Giai đoạn 1: từ năm 2001 đến 2005, trọng tâm của giai đoạn này là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ sở chắc chắn cho việc đạt tới các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hai. Trong đó đối với giáo dục phổ thông xác định mục tiêu: “Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm2005 và 99% năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80%vào năm 2005 và 90% vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45%vào năm 2005 và 50% vào năm 2010”[1, tr. 5].

Thực hiện các chủ trương đặt ra là hết sức cần thiết, cấp bách, góp phần chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, lập lại kỷ cương nề nếp, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hoàn thành các mục tiêu quan trọng trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chủ trương của tỉnh Quảng Ninh

Thực hiện chủ trương của Đảng, Bộ giáo dục và nhiệm vụ chiến lược 10 năm phát triển giáo dục, UBND tỉnh Quảng Ninh cùng sở giáo dục đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp học:

Cậc Tiểu học: Bảo đảm cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, có lòng ham học và có những kỹ năng cơ bản đầu tiên để học tập suốt đời. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập; tăng tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường.

Cấp THCS: Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, giúp học sinh có trình độ học vấn và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động, đẩy nhanh tiến độ phổ cập và phát triển quy mô THCS thỏa mãn 100% nhu cầu học tập của học sinh, hoàn thành phổ cập vào cuối năm 2005. Tích cực đầu tư, chuẩn bị mọi điều kiện để có trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Cấp THPT: Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, hoàn thành việc cung cấp kiến thức cho học sinh theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực và sở trường của học sinh ở mức độ nhất định, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi khi vào đời hoặc chọn ngành học tiếp theo khi tốt nghiệp cấp học.

Giải quyết cơ bản về thủ tục và định hướng đầu tư để thực hiện mục tiêu: “Cao tầng hóa 100% trường THPT và 40% trường Tiểu học, THCS; tiếp tục kiên cố hóa trường học ở vùng cao”.

Ngày 17/9/2001 ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định số 3525/QĐ-UBND thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xây dựng lộ trình thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt chuẩn vào năm 2005. Xác định đặc thù của tỉnh với những thuận lợi và khó khăn, tỉnh và ngành giáo dục đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp, nhất là việc đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục, kiên trì vận động học sinh ra lớp, tham mưu hỗ trợ học sinh học các lớp bổ túc văn hóa nhằm đạt các mục tiêu phổ cập, linh hoạt trong

việc tăng cường kiểm tra đánh chất lượng dạy và học, đảm bảo đúng quy chế vừa phù hợp với đặc điểm, đặc thù các địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh 2001 2010 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)