Nhiệm vụ, mục tiêu của hệ thống giáo dục phổ thông Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh 2001 2010 (Trang 66 - 69)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1.2.Nhiệm vụ, mục tiêu của hệ thống giáo dục phổ thông Quảng Ninh

6. Đóng góp của luận văn

2.1.2.Nhiệm vụ, mục tiêu của hệ thống giáo dục phổ thông Quảng Ninh

Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, có sự chênh lệch kinh tế - xã hội, cũng như điều kiện phát triển giữa các vùng miền. Các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc, miền núi còn nhỏ lẻ, kinh phí đầu tư ít, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, quy mô trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Năm năm trở lại đây, mỗi năm tỉnh có 2.500 - 4.000 học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Năm 1997, tỉnh Quảng Ninh được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2006 hoàn thành chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS.

Với những thành quả trên, giáo dục đào tạo đã thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, để hoàn thành công cuộc CNH-HĐH, giải quyết được những chênh lệch, khó khăn giữa các vùng miền, đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi để theo kịp tình hình đất nước trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, sau khi rà soát quy hoạch giáo dục và đào tạo của tỉnh đã ban hành năm 2005, với các chính sách của Nhà nước hiện hành cùng thực tế

phát triển giáo dục và đào tạo của Quảng Ninh hiện nay, định hướng những năm tiếp theo trong Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh số: 4008/200/QĐ-UBND ngày 5/11/2004 đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu đến năm 2010:

- Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển quy mô trường, lớp một cách có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng bộ cho tất cả các cấp học, ngành học, hài hoà giữa các vùng miền theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và cả nước.

- Phát triển quy mô trường lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng xã hội học tập, liên thông giữa các bậc học, ngành học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học.

- Thực hiện XHHGD, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phân cấp, tạo động lực và sự chủ động cho các cơ sở giáo dục; tăng cường đầu tư, hỗ trợ các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục trong nước; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh.

Năm 2005, thực hiện chương trình 120 giai đoạn 2003-2010, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và phê duyệt Dự án tổng quan ổn định dân cư các xã giáp biên giới Việt – Trung đến năm 2010, ban hành nhiều chính sách đặc thù để hỗ

trợ, đầu tư các huyện, xã thôn/bản khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi như: hỗ trợ sản xuất cho huyện Ba Chẽ, hỗ trợ lãi suất vay hộ nghèo ở 41 xã khó khăn, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng.

Đối với giáo dục vùng khó: thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho các đối tượng học sinh nghèo; dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn, chú trọng chính sách cử tuyển, chính sách nội trú dân nuôi ở các xã vùng sâu, vùng xa để con em các dân tộc được đến trường học tập.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII nhiệm kỳ 2005-2010 đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho giáo dục trong thời kỳ mới: Phát triển toàn diện và mạnh mẽ giáo dục & đào tạo, đến hết tháng 8 năm 2010 toàn tỉnh phấn đấu có 225 trường chuẩn quốc gia đạt 47,1%. Nâng cao hiệu quả tính thiết thực công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH-HĐH.

Đại hội cũng xác định giáo dục phổ thông có một vị trí hết sức quan trọng, nó là chiếc cầu nối cơ bản, là cấp học mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục. Chất lượng của giáo dục phổ thông do vậy trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, chính là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng nguồn lực lao động của tỉnh cũng như của cả nước. Bởi vậy muốn xây dựng một nền giáo dục tiên tiến hiện đại, hướng tới một xã hội học tập, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội thì việc làm đầu tiên là phải chú trọng chăm lo cho cấp học phổ thông.

Như vậy, mục tiêu quan trọng của giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ mới là thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, góp phần đưa Quảng Ninh sớm trở thành tỉnh có nền

giáo dục vững mạnh, là bàn đạp đưa nền kinh tế phát triển theo hướng CNH- HĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh 2001 2010 (Trang 66 - 69)