Sự phát triển của isolate F-H trên các môi trường khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm fusarium SPP hại ngô vùng hà nội và biện pháp phòng trừ (Trang 57)

Môi trường

ĐK tản nấm (mm) sau thời gian nuôi cấy (ngày)

1 2 3 4 5 6 7

PGA 9,67 21,67 32,67 49,67 61,67 73,67 84,33

PCA 10,33 23,67 35,33 54,00 61,67 79,00 85,00

CZA 7,67 16,67 24,67 43,33 53,67 70,33 82,33

Bảng 4.19 và biểu đồ 4.14 thì isolate nấm F-H nuôi cấy trên môi trường PCA sẽ có tốc độ phát triển nhanh nhất, chậm nhất là khi nuôi cấy trên môi trường CZA. Tản nấm trên môi trường PCA cũng phát triển bông xốp nhất trên môi trường CZA tản nấm tương đối mỏng, kém phát triển.

Hình 4.8. Isolate nấm F-H nuôi cấy trên môi trường khác nhau

Ghi chú: I: Mặt trên đĩa petri; II: Mặt dưới; A: Nuôi cấy trên môi trường PGA; B: Nuôi cấy trên môi trường PCA; C: Nuôi cấy trên môi trường CZA

* Nhận xét:

Sau quá trình tiến hành thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy nấm Fusarium spp. nuôi cấy trên các môi trường khác nhau thì có tốc độ phát triển cũng như đặc điểm tản nấm và màu sắc môi trường khác nhau.

Khi nuôi cấy trên môi trường PCA nấm Fusarium spp. phát triển nhanh nhất và chậm nhất là trên môi trường PGA. Riêng chỉ có hai isolate F-H và F-D2 là có tốc độ phát triển chậm nhất khi nuôi cấy trên môi trường CZA.

Về màu sắc môi trường tất cả các isolate khi nuôi cấy trên môi trường PCA và PGA là khá tương đồng, chỉ khi nuôi cấy trên môi trường CZA thì màu sắc môi trường mới có sự biến đổi rõ nét.

Về đặc điểm tản nấm thì đa số các isolate đều có tản phát triển bông xốp khi được nuôi cấy trên môi trường CZA, riêng isolate F-H trên môi trường CZA thì tản nấm phát triển kém hơn, thưa thớt, có màu nhợt nhạt.

4.4. KHẢO SÁT TÍNH GÂY BỆNH CỦA MỘT SỐ MẪU PHÂN LẬP NẤM

FUSARIUM SPP. TRÊN CÂY NGÔ

Để khảo sát khả năng gây bệnh của một số mẫu nấm Fusarium spp. trên cây ngô chúng tôi đã lựa chọn mẫu nấm nấm Fusarium spp. là mẫu nấm F-D1, F- D2, F-B1, F-B2. Thí nghiệm được tiến hành lây nhiễm nhân tạo trên giống ngô MX10 được trồng trong nhà lưới. Bố trí thí nghiệm tiến hành theo 2 công thức được trình bày ở phần 3 mục 3.6, kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.20 và 4.21.

Bảng 4.20. Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm Fusarium spp. trên cây ngô (phương pháp lây bệnh có sát thương)

STT Isolate Vị trí lây bệnh Tổng số vết lây Số vết phát bệnh Sau 7 ngày TLB (%) Sau 15 ngày TLB (%) 1 F-D1 Đốt thân 15 5 33,33d 9 60,00d 2 F-D2 15 6 40,00c 9 60,00d 3 F-B1 15 6 40,00c 12 80,00c 4 F-B2 15 7 46,67c 7 46,67f 5 F-D1 Bẹ lá 15 5 33,33 5 33,33 6 F-D2 15 9 60,00b 9 60,00c 7 F-B1 15 9 60,00b 13 86,00b 8 F-B2 15 11 73,33a 14 93,33a 9 F-D1 Phiến lá 15 5 33,33d 8 53,33e 10 F-D2 15 4 26,67e 7 46,67f 11 F-B1 15 3 20,00f 3 20,00g 12 F-B2 15 1 6,67g 3 20,00g

Bảng 4.21. Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm Fusarium spp. trên cây ngô

(phương pháp lây bệnh không sát thương)

STT Isolate Vị trí lây bệnh Tổng số vết lây Số vết phát bệnh Sau 7 ngày TLB (%) Sau 15 ngày TLB (%) 1 F-D1 Đốt thân 15 2 13,33e 6 13,33e 2 F-D2 15 5 33,33d 7 33,33d 3 F-B1 15 5 33,33d 6 33,33d 4 F-B2 15 2 13,33e 5 13,33e 5 F-D1 Bẹ lá 15 8 53,33a 9 53,33a 6 F-D2 15 1 6,67 6 6,67 7 F-B1 15 7 47,00b 9 47,00b 8 F-B2 15 6 40,00c 10 40,00c 9 F-D1 Phiến lá 15 2 13,33e 4 13,33e 10 F-D2 15 1 6,67f 2 6,67f 11 F-B1 15 2 13,33e 3 13,33e 12 F-B2 15 1 6,67f 3 6,67f

Từ các kết quả thí nghiệm ta có thể thấy được:

Nấm Fusarium spp. gây hại trên ngô có thời gian tiềm dục là từ 7-10 ngày (thời gian từ khi xâm nhập tới khi xuất hiện triệu chứng) và khi mô cây bị tổn thương do điều kiện ngoại cảnh thì nấm xâm nhập và gây hại mạnh hơn so với mô khỏe. Như vậy khi lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp sát thương có tỷ lệ bệnh cao hơn khi lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp không sát thương. Nấm Fusarium spp. chủ yếu gây hại trên đốt thân, bẹ lá và ít gây hại trên phiến lá hơn.

Phương pháp lây bệnh nhân tạo có sát thương ta có thể thấy : tại vị trí bẹ lá có số vết phát bệnh sau 15 ngày là cao nhất với số vị trí phát bệnh 14/15 vết bệnh (TLB là 93,33%) đối với isolate F-B2, tiếp đến là vị trí đốt thân với số vết phát bệnh sau 15 ngày là 12/15 (TLB là 80%) đối với isolate F-B1, số vết phát bệnh thấp nhất là vị trí trên phiến lá với số vết phát bệnh là 3/15 (TLB là 20%) đối với isolate F-B1, F-B2.

Phương pháp lây bệnh nhân tạo không sát thương ta có thể thấy tại vị trí bẹ lá có số vết phát bệnh sau 15 ngày là cao nhất với số vết phát bệnh 10/15 vết bệnh (TLB 66,67%) đối với isolate F-B2, vị trí đốt thân với số vết phát bệnh sau 15 ngày là 7/15 (TLB 46,67%) đối với isolate F-D2, số vết phát bệnh thấp nhất là vị trí trên phiến lá với số vết phát bệnh là 3/15 (TLB 26,67%) đối với isolate F-D1.

Vết bệnh trên đốt thân Vết bệnh trên bẹ lá Vết bệnh trên phiến lá

Hình 4.9. Vết bệnh nấm Fusarium spp.trên ngô sau 7 ngày lây nhiễm

Vết bệnh trên đốt thân Vết bệnh trên bẹ lá Vết bệnh trên phiến lá

4.5. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM

FUSARIUM SPP. BẰNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG BACILLUS SUBTILIS

Hiện nay, biện pháp sinh học ngày càng được quan tâm nghiên cứu và khuyên khích sử dụng do có nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, hiệu quả phòng trừ cũng khá cao. Vi khuẩn đối kháng là một mắt xích quan trọng trong phòng trừ nấm hại bằng biện pháp sinh học.

Để tìm hiểu hiệu lực đối kháng của một số isolate vi khuẩn B. subtilis với nấm Fusarium spp. hại trên ngô, chúng tôi tiến hành nuôi cấy vi khuẩn B. subtilis

với một số isolate nấm Fusarium spp. trên môi trường PGA. Thí nghiệm được tiến hành theo 4 công thức đã trình bày ở phần 3.4, mục 3.4.1, kết quả thí nghiệm được trình bày ở các bảng 4.22, 4.23, 4.24.

Bảng 4.22. Danh mục các isolate vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis sử dụng trong thí nghiệm

TT Isolate vi khuẩn B. subtilis Kí hiệu

1 Vi khuẩn B. subtilis - Bộ môn Bệnh cây Bs-G

2 Vi khuẩn B. subtilis phân lâp từ đất trồng ớt - Bộ môn Bệnh cây Bs-O 3 Vi khuẩn B. subtilis phân lâp từ đất trồng cà chua - Bộ môn Bệnh cây Bs-C

Bảng 4.23. Hiệu lực đối kháng của vi khuẩn Bs-G với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên đốt thân

Isolate Công thức

HLĐK (%) sau nuôi cấy (ngày)

2 3 4 5 6 F-D1 CT2 59,57c 42,11b 41,28b 44,78b 52,27a CT3 8,51f 26,32e 40,37b 40,30c 47,16c CT4 8,51f 32,89d 45,87a 45,90b 51,14ab F-D2

CT2 75,00b 42,11b 46,46a 49,37a 52,85a

CT3 1,67g 12,63g 22,05d 27,85e 37,31e

CT4 13,33e 11,58g 27,56c 30,38d 43,01d

F-D3

CT2 77,78a 53,16a 44,86a 46,48b 50,29b

CT3 44,44d 20,25f 25,23c 28,87d 36,57e

CT4 52,78c 40,51c 45,79a 50,00a 52,57a

Ghi chú: giá trị trung bình trong cùng cột mang chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa ở mức P = 0,95

Biểu đồ 4.15. Hiệu lực đối kháng của vi khuẩn Bs-G với với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên đốt thân

Sau quá trình thí nghiệm, số liệu thu được ở bảng 4.23, biểu đồ 4.15, cho thấy: Khi cấy các isolate nấm Fusarium spp. (F-D hại đốt thân) riêng rẽ trên môi trường PGA thì nấm phát triển nhanh.

Ở các công thức thí nghiệm có thể thấy rõ sự kìm hãm của vi khuẩn Bs-G đối với sự phát triển của các isolate nấm F-D.

Ở công thức 2, khi vi khuẩn đối kháng có mặt trên môi trường trước nấm gây bệnh thì sau 4 ngày bản thân vi khuẩn đối kháng đã ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm gây bệnh. Trong 3 isolate được sử dụng thì isolate vi khuẩn đối kháng Bs-G có khả năng ức chế cao nhất với isolate nấm F-D2 (Hiệu lực đối kháng sau 6 ngày đạt 52,85%), thấp nhất với isolate nấm F-D3 (Hiệu lực đối kháng đạt tới 50,29%).

Ở công thức 3, khi nấm gây bệnh có mặt trước trên môi trường thì khả năng ức chế của vi khuẩn Bs-G giảm đi, sau 6 ngày nuôi cấy thì hiệu lực đối kháng chỉ đạt 36,57% đối với isolate nấm F-D3; 37,31% với isolate nấm F-D2 và isolate nấm F-D1 là 47,16%.

Còn ở công thức 4, khi nấm gây bệnh và vi khuẩn có mặt đồng thời thì hiệu lực đối kháng của Bs-G cũng tương đối cao, đạt 52,57% đối với isolate nấm F-D3; 51,14% với isolate nấm F-D1 và 43,01% đối với isolate nấm F-D2.

Bảng 4.24. Hiệu lực đối kháng của vi khuẩn Bs-G với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên bẹ lá

Isolate Công thức

HLĐK (%) sau nuôi cấy (ngày)

2 3 4 5 6 F-B1 CT2 56,82b 47,14b 49,52b 50,77b 56,14a CT3 0,00f 20,00f 39,05f 40,77d 48,54d CT4 20,45cd 25,71e 42,86d 47,69c 53,80b F-B2

CT2 67,31a 59,77a 55,05a 56,25a 55,63a

CT3 7,69e 31,03d 31,19g 35,94e 41,88e

CT4 19,23d 34,48d 40,37e 39,06d 47,50d

F-B3

CT2 65,91a 43,84c 46,34c 50,88b 51,37c

CT3 22,73c 19,18f 21,95h 21,93g 30,14g

CT4 6,82e 15,07g 18,29i 27,19f 36,99f

Ghi chú: giá trị trung bình trong cùng cột mang chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa ở mức P = 0.95

Biểu đồ 4.16. Hiệu lực đối kháng của vi khuẩn Bs-G với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên bẹ lá

Ở CT2 khi vi khuẩn có mặt trên môi trường trước thì HLĐK sẽ mạnh nhất. HLĐK của vi khuẩn Bs-G với isolate nấm F-B1 đạt 56,14% cao nhất trong 3 isolate nấm sử dụng, thấp nhất đối với isolate nấm F-B3 (51,37%).

Ở CT3 khi nấm gây bệnh có mặt trước trên môi trường thì HLĐK của vi khuẩn Bs-G giảm xuống so với CT2. Với isolate nấm F-B1 HLĐK cao nhất (48,54%) và thấp nhất với isolate nấm F-B3.

Khi cấy đồng thời nấm gây bệnh và vi khuẩn đối kháng thì HLĐK cao hơn so với CT3 nhưng vẫn thấp hơn một chút so với CT2.

Trong 3 isolate sử dụng trong thí nghiệm thì vi khuẩn Bs-G có khả năng ức chế cao nhất với isolate nấm F-B1 và thấp nhất đối với isolate nấm F-B3.

Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu hiệu lực của Bs-O và Bs-C với các isolate nấm Fusarium spp hại ngô đã phân lập nuôi cấy và giám định được. Các kết quả thí nghiệm thu được trên môi trường nhân tạo cũng cho chúng tôi những nhận xét tương tự.

Quá trình thí nghiệm nghiên cứu khả năng ức chế của vi khuẩn với các isolate nấm Fusarium spp.chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

Isolate vi khuẩn Bs-O có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Fusarium

spp. đạt cao nhất, tiếp theo là isolate Bs-G và có khả năng úc chế thấp nhất là isolate Bs-C. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy để có hiệu quả ức chế tốt nhất

sự phát sinh phát triển của nấm Fusarium spp. hại ngô thì cần tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo trồng thì vi khuẩn đối kháng (B. subtilis) thể hiện hiệu lực đối kháng với nấm Fusarium spp và có thể giảm bớt sự nhiễm bệnh ngoài đồng ruộng.

Hình 4.12. Khảo sát hiệu lực đối kháng của vi khuẩn B. subtilis với nấm

Fusarium spp. (isolate nấm F-D1) trên môi trường PGA

Ghi chú: I: Mặt trên đĩa petri; II: Mặt sau; A: Đối chứng; B: Vi khuẩn Ba.subtiliscấy trước, sau 24h cấy nấm Fusarium spp.; C: Nấm Fusarium spp.cấy trước, sau 24h cấy vi khuẩn Ba.subtilis; D: Cấy đồng thời

nấm Fusarium spp. và vi khuẩn Ba.subtilis.

4.6. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM

FUSARIUM SPP. BẰNG NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA VIRIDE

Ngoài vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis thì nấm Trichoderma viride

một loại nấm đối kháng cũng đang được nghiên cứu và áp dụng rất nhiều trong thực tế, bởi khả năng ức chế sự phát triển của nấm Fusarium spp. gây bệnh.

Để khảo sát được hiệu lực đối kháng của nấm T. viride với nấm Fusarium

spp. chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm hai loại nấm này trên môi trường PGA theo 4 công thức đã được trình bày ở phần 3.4, mục 3.4.2. Các kết quả nghiên cứu thí nghiệm được trình bày ở các bảng 25, bảng 26 và biểu đồ 17; bảng 27 và biểu đồ 18. Các isolate nấm đối kháng Trichoderma viride được trình bày qua bảng 4.25, 4.26, 4.27 và hình 4.13, 4.14.

Bảng 4.25. Danh mục các isolate nấm đối kháng Trichoderma viride sử dụng trong thí nghiệm phòng trừ nấm Fusarium spp hại ngô

TT Isolate nấm T. viride Kí hiệu

1 Nấm T. viride – bộ môn Bệnh cây TV-G

2 Nấm T. viride 1 – bộ môn Bệnh cây TV-1

3 Nấm T. viride 2 – bộ môn Bệnh cây TV-2

4 Nấm T. viride 3 – bộ môn Bệnh cây TV-3

Hình 4.13. Các isolate nấm T. viride sử dụng trong thí nghiệm

Bảng 4.26. Hiệu lực đối kháng của nấm đối kháng TV-G với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên đốt thân

Isolate Công thức HLĐK (%) sau nuôi cấy (ngày)

2 3 4 5 6

F-D1

CT2 59,09a 66,30b 64,60a 71,92f 76,11a CT3 25,00b 33,70c 38,05c 32,88a 41,67c CT4 22,73b 36,96a 46,02b 57,53b 65,56b F-D2 CT2 54,55a 58,33g 56,60d 55,97c 57,86d CT3 13,64c 47,92f 34,91f 48,51a 50,71g CT4 2,27d 42,71d 50,94h 48,51a 47,86a F-D3 CT2 60,87e 73,91f 67,26g 70,63b 75,00g CT3 28,26g 33,70h 45,13a 27,27d 38,37h CT4 19,57d 39,13a 44,25c 55,94a 63,37f

Biểu đồ 4.17. Hiệu lực đối kháng của nấm TV-G với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên đốt thân

Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 4.26, biểu đồ 4.17, hình 4.13 chúng tôi nhận thấy: Ở CT1 khi cấy riêng rẽ từng nấm thì nấm TV-G phát triển rất nhanh, sau 3 ngày tản nấm đã đạt đường kính lớn nhất (85mm), nấm Fusarium spp. cũng phát triển tốt hơn khi được cấy riêng rẽ.

Ở CT2 khi nấm TV-G có mặt trước trên môi trường thì khả năng ức chế được biểu hiện rõ nhất, HLĐK đạt 76,11% đối với isolate nấm F-D1, 75% với isolate nấm F-D3 và thấp nhất là 57,86% đối với isolate nấm F-D2.

Khi cấy nấm gây bệnh trước nấm đối kháng thì HLĐK giảm rõ rệt chỉ còn 50,71% với isolate nấm F-D2; 41,67% với isolate nấm F-D1 và thấp nhất là với isolate nấm F-D3 HLĐK chỉ là 38,37%.

Ở công thức 4 khi ta cấy hai nấm đồng thời thì HLĐK tăng so với khi cấy nấm bệnh trước nhưng vẫn thấp hơn ở CT2 (cấy nấm đối kháng trước). HLĐK với isolate nấm F-D1 là cao nhất 65,56%, với isolate nấm F-D3 là 63,37% và thấp nhất là với isolate nấm F-D2 là 47,68%.

Bảng 4.27. Hiệu lực đối kháng của nấm đối kháng TV-G với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên bẹ lá

Isolate Công thức

HLĐK (%) sau nuôi cấy (ngày)

2 3 4 5 6

F-B1

CT2 69,84a 58,70a 65,19a 69,87a 72,02a CT3 15,87h 21,74h 45,93b 53,21b 56,55c CT4 14,29g 29,35h 51,85a 58,33a 61,31b

F-B2

CT2 70,27a 62,92a 74,22a 78,29a 79,50a CT3 1,35g 2,25g 30,47c 41,45f 44,72c CT4 20,27f 15,73f 41,41b 50,66d 53,42b

F-B3

CT2 69,12d 64,22d 73,08a 73,13a 73,46a CT3 2,94g 10,09f 35,90d 37,50g 38,27g CT4 20,59c 39,45b 57,05a 58,13h 58,64c

Ghi chú: giá trị trung bình trong cùng cột mang chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa ở mức P = 0,95

Biểu đồ 4.18. Hiệu lực đối kháng của nấm TV-G với các isolate nấm

Fusarium spp. hại trên bẹ lá

Theo bảng 4.27, biểu đồ 4.18 và hình 4.14 cho thấy :

Khi nấm đối kháng có mặt trên môi trường trước nấm gây bệnh thì HLĐK đạt mức cao nhất, cụ thể với isolate nấm F-B2 HLĐK cao nhất (79,5%), với isolate nấm F-B3 là 73,46% và thấp nhất 72,02% đối với isolate nấm F-B1.

Với CT3 khi ta cấy nấm gây bệnh trước sau đó mới cấy nấm đối kháng thì HLĐK chỉ còn 56,55% với isolate nấm F-B1; 44,72% với mẫu nấm F-B2 và với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm fusarium SPP hại ngô vùng hà nội và biện pháp phòng trừ (Trang 57)