Công thức tính toán và phương pháp sử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm fusarium SPP hại ngô vùng hà nội và biện pháp phòng trừ (Trang 36)

* Tính hiệu lực đối kháng theo công thức Abbott: C – T

HLĐK (%) = --- x 100 C

-Trong đó:

-C: đường kính tản nấm ở công thức đối chứng. -T: đường kính tản nấm ở công thức thí nghiệm.

* Phương pháp sử lý số liệu :

Số liệu được xử lý thống kê sinh học theo phần mềm IRRISTART 4.0 (Phạm Tiến Dũng, 2003) và chương trình Excel. Các giá trị trung bình của các nghiệm thức được so sánh bằng F, t, LSD, Duncan ở mức xác suất P= 0,95 (α = 0,05). Các giá trị a, b, c v.v được ghi các giá trị trung bình có ký hiệu chữ giống nhau thì có giá trị giống nhau về trắc nghiệm Duncan.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH NẤM FUSARIUM SPP. HẠI NGÔ TẠI HÀ NỘI VỤ XUÂN HÈ NĂM 2016

4.1.1. Tình hình bệnh nấm Fusarium spp. hại ngô vùng Hà Nội vụ Xuân hè năm 2016

Bệnh nấm Fusarium spp. hại tất cả các bộ phận và trên tất cả các giai đoạn của cây, nhưng chủ yếu hại trên bắp, bẹ lá, đốt thân và ở cuối giai đoạn sinh trưởng của cây ngô.

Bệnh nấm Fusarium spp. gây hại trên bắp ngô, Nấm xâm nhiễm trên hạt tạo ra các vạch sọc màu trắng đục trên bề mặt hạt, đây là một đặc điểm đặc trưng giúp nhận biết hạt ngô bị nhiễm bệnh do nấm Fusarium.

Trong điều kiện ẩm độ cao, có thể quan sát thấy một lớp nấm mốc màu phớt hồng trên bề mặt của các hạt bị bệnh (Hình 4.1).

Bệnh nấm Fusarium spp. hại thân ngô, còn có tên gọi là bệnh thối thân ngô do loài Fusarium moniliforme Sheld). Trên thân ngô, vết bệnh lúc đầu chỉ là các đốm nhỏ màu nâu sau đó phát triển, lan rộng thành vết thối xung quanh thân làm phần này bị thối mục. Vết bệnh thường xuất hiện tại vị trí các đốt thân phía dưới sát mặt đất. Khi gió lớn cây sẽ bị gãy đổ. Bệnh xuất hiện và gây tác hại ở hầu hết các vùng trồng ngô, thường thể hiện rõ vào giai đoạn cây ngô tung phấn, trỗ cờ. Lá ngô bị bệnh chuyển màu vàng khô và chết. Khi thân cây nhiễm bệnh, bổ dọc thân quan sát thấy ruột có màu trắng hồng hay màu tím hồng. Các lóng cây thường xốp, dễ đổ gãy, hạt thường bị chín ép. Trên bề mặt bộ phận bị bệnh có khi phủ một lớp tản nấm màu hồng (Hình 4.2).

Hình 4.1. Triệu chứng bệnh mốc hồng ngô

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh thối than ngô

4.1.2. Một số triệu chứng điển hình trên ngô do nấm Fusarium spp. gây hại

Trong quá trình điều tra và thu thập mẫu chúng tôi đã tìm thấy triệu chứng điển hình của loài Fusarium spp. hại ngô. Đó là nấm Fusarium hại rễ, hại đốt than, gây bệnh thối thân, nấm gây nhiễm trên bẹ lá, tai lá, áo bắp và gây hại trên bắp hat (bệnh mốc hồng ngô). Đặc điểm triệu chứng này có ý nghĩa rất quan trọng việc điều tra phát hiện và nhận biết nấm Fusarium hại ngô. Tuy nhiên, việc phân lập nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học, tính gây bệnh của loài Fusarium hại ngô có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì trong loài

Fusarium spp. có khả năng hoại sinh và các mẫu bệnh thu về thường bị tạp do nhiễm các vi sinh vật khác xâm nhiễm.

Ngoài triệu chứng các vết bệnh thối ướt trên thân, đốt thân thì trên bề mặt bẹ, đốt thân hoặc áo bắp thì đôi khi còn xuất hiện lớp nấm trắng, trắng hồng, màu nâu nhạt hoặc trắng đen.

Hình 4.3. Nấm Fusarium

spp. trên đốt và bẹ

Hình 4.4. Nấm Fusarium spp trên bắp ngô

Hình 4.5. Triệu chứng bệnh nấm Fusarium spp. trên áo bắp

4.1.3. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp. hại ngô trên đồng ruộng tại Hà Nội vụ xuân hè năm 2016

Cùng với quá trình thu mẫu bệnh chúng tôi thấy vào giai đoạn trỗ cờ, thụ phấn thụ tinh đến giai đoạn chín hoàn toàn, cây ngô thường bị nhiễm nấm Fusarium

spp. nhiều nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng ngô. Nấm này thường gây ra các triệu chứng thối thân, thối bắp, cây khô héo và chết. Việc nhận biết triệu chứng bệnh hại do nấm Fusarium spp.gây hại đến cây ngô là bước khởi đầu quan trọng trong công tác chẩn đoán bênh. Vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.ở một số vùng trồng ngô tại Hà Nội.

Bảng 4.1. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp. hại ngô tại xã Vân Nội - Đông Anh, Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận bị bệnh TLB (%)

2/4/2016 8-10 lá Thân, bẹ lá 0,00

5/5/2016 Trỗ cờ Thân, bẹ lá 2,33

13/5/2016 Phun râu Thân, bẹ lá, bắp 6,67

21/5/2016 Thụ phấn Thân, bẹ lá, bắp 9,33

29/5/2016 Chín sữa Thân, bẹ lá, bắp 16,33

10/6/2016 Thu hoạch Thân, bẹ lá, bắp 23,33

Biểu đồ 4.1. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp. hại ngô tại xã Vân Nội - Đông Anh, Hà Nội

Qua số liệu điều tra ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, cho thấy tỷ lệ bệnh nấm

Fusarium spp. hại ngô tăng dần từ giai đoạn trỗ cờ tới khi thu hoạch. Bệnh phát sinh phát triển đạt tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn cây ngô sắp thu hoạch bắp (TLB là 23,33%) và mức độ nhiễm bệnh thấp vào giai đoạn cây ngô trỗ cờ, tỷ lệ bệnh chỉ đạt tới 2,33%.

Bảng 4.2. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Đặng Xá - Gia Lâm, Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận bị bệnh TLB (%)

29/4/2016 8-10 lá Thân, bẹ lá 0,00

7/5/2016 Trỗ cờ Thân, bẹ lá 1,67

15/5/2016 Phun râu Thân, bẹ lá, bắp 4,67

23/5/2016 Thụ phấn Thân, bẹ lá, bắp 9,33

31/5/2016 Chín sữa Thân, bẹ lá, bắp 15,33

12/6/2016 Thu hoạch Thân, bẹ lá, bắp 17,33

Biểu đồ 4.2. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Đặng Xá - Gia Lâm, Hà Nội

Số liệu ở bảng 4.2 và biểu đồ 4.2, ta thấy tỷ lệ bệnh tăng dần theo thời kỳ sinh trưởng của cây ngô. Mức độ nhiễm bệnh thấp ở giai đoạn cây ngô trỗ cờ (TLB là 1,67%) và cao nhất ở giai đoạn sắp thu hoạch (TLB là 17,33%).

Bảng 4.3. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp. hại ngô tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì, Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận bị bệnh TLB (%)

27/4/2016 8-10 lá Thân, bẹ lá 0,00

5/5/2016 Trỗ Cờ Thân, bẹ lá 3,33

13/5/2016 Phun râu Thân, bẹ lá, bắp 7,33

21/5/2016 Thụ phấn Thân, bẹ lá, bắp 15,33

29/5/2016 Chín sữa Thân, bẹ lá, bắp 19,33

10/6/2016 Thu hoạch Thân, bẹ lá, bắp 24,33

Biểu đồ 4.3. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Yên Mỹ-Thanh Trì, Hà Nội

Từ số liệu điều tra ở bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 ta thấy được bệnh nấm

Fusarium spp. phát triển gây hại cao nhất là giai đoạn cây ngô sắp thu hoạch với TLB là 24,33%, thấp nhất ở giai đoạn cây trỗ cờ với TLB là 3,33%.

Bảng 4.4. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Đông Hội - Đông Anh, Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận bị bệnh TLB (%)

7/5/2016 8-10 lá Thân, bẹ lá 0,00

15/5/2016 Trỗ Cờ Thân, bẹ lá 3,33

23/5/2016 Phun râu Thân, bẹ lá, bắp 7,33

31/5/2016 Thụ phấn Thân, bẹ lá, bắp 13,67

7/6/2016 Chín sữa Thân, bẹ lá, bắp 18,67

15/6/2016 Thu hoạch Thân, bẹ lá, bắp 25,67

Biểu đồ 4.4. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Đông Hội - Đông Anh, Hà Nội

Qua số liệu bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy được bệnh nấm Fusarium

spp. phát triển cao nhất là giai đoạn sắp thu hoạch bắp (TLB là 25,67%), thấp nhất ở giai đoạn cây trỗ cờ (TLB là 3,33%).

Bảng 4.5. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Lệ Chi - Gia Lâm, Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận bị bệnh TLB (%)

7/5/2016 8-10 lá Thân, bẹ 0,00

15/5/2016 Trỗ Cờ Thân, bẹ 2,33

23/5/2016 Phun râu Thân, bẹ, bắp 7,33

31/5/2016 Thụ phấn Thân, bẹ, bắp 14,67

7/6/2016 Chín sữa Thân, bẹ, bắp 16,67

15/6/2016 Thu hoạch Thân, bẹ, bắp 22,67

Biểu đồ 4.5. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Lệ Chi - Gia Lâm, Hà Nội

Từ bảng 4.5 và biểu đồ 4.5 ta thấy được bệnh nấm Fusarium spp. phát sinh phát triển cao nhất là giai đoạn sắp thu hoạch (TLB là 22,67%) và nhiễm bệnh thấp nhất ở giai đoạn cây trỗ cờ (TLB là 2,33%).

Bảng 4.6. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Kim Sơn - Gia Lâm, Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận bị bệnh TLB (%)

7/5/2016 8-10 lá Thân, bẹ 0,00

15/5/2016 Trỗ cờ Thân, bẹ 2,67

23/5/2016 Phun râu Thân, bẹ, bắp 6,67

31/5/2016 Thụ phấn Thân, bẹ, bắp 14,33

7/6/2016 Chín sữa Thân, bẹ, bắp 16,33

15/6/2016 Thu hoạch Thân, bẹ, bắp 21,67

Biểu đồ 4.6. Diễn biến bệnh nấm Fusarium spp.hại ngô tại xã Kim Sơn - Gia Lâm, Hà Nội

Từ bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 ta thấy được giai đoạn bệnh nấm Fusarium

spp.phát triển mạnh nhất là giai đoạn sắp thu hoạch (TLB là 21,67%), thấp nhất ở giai đoạn cây trỗ cờ với TLB là 2,67%.

Quá trình điều tra tình hình bệnh nấm Fusarium spp. hại ngô vụ xuân hè năm 2016, chúng tôi nhận thấy bệnh nấm Fusarium spp. hại ngô phát sinh phát triển ở tất cả các điểm điều tra vùng Hà Nội trên một số giống ngô gieo trồng tại vùng Hà Nội. Bệnh thường phát sinh phát triển và gây hại tăng dần ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây. Bệnh bắt đầu xuất hiện khi cây ngô bắt đầu trỗ cờ và từ đó liên tục tăng theo từng giai đoạn của cây. Bệnh gây hại cao ở giai đoạn bắp vào chín và sắp bắt đầu thu hoạch. Sau khi thu hoạch, nấm Fusarium spp.hại ngô còn tiếp tục tồn tại trên tàn dư cây ngô nhiễm bệnh.

4.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA NẤM FUSARIUM SPP. HẠI NGÔ

Quá trình điều tra và thu thập mẫu bệnh nấm Fusarium spp hại ngô, chúng tôi đã phân lập được 8 isolate nấm Fusarium spp. tại một số điểm điều tra bệnh trên địa bàn Hà Nội.

Bảng 4.7. Danh mục các isolate nấm Fusarium spp. hại ngô phân lập vùng Hà Nội

STT Địa điểm thu mẫu Vị trí gây bệnh Ký hiệu

1 Kim Sơn-Gia lâm Đốt thân F-D1

2 Lệ Chi-Gia lâm Đốt thân F-D2

3 Vân Nội-Đông Anh Đốt thân F-D3

4 Đặng Xá-Gia Lâm Đốt thân F-D4

5 Lệ Chi-Gia lâm Bẹ lá F-B1

6 Đặng Xá-Gia Lâm Bẹ lá F-B2

7 Kim Sơn-Gia lâm Bẹ lá F-B3

8 Kim Sơn-Gia lâm Hạt F-H

Để nghiên cứu một số đặc điểm hình thái màu sắc tản nấm, màu môi trường nuôi cấy, bào tử phân sinh của các isolate nấm Fusarium spp. hại ngô. Chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy các isolate nấm Fusarium spp. trên 3 môi trường nhân tạo: PGA, PCA, CZA. Kết quả nghiên cứu, quan sát đặc điểm màu sắc tản nấm, màu môi trường, đặc điểm hình thái cành bào tử phân sinh, bào tử phân sinh và sự phát triển của các isolate nấm Fusarium spp. được trình bày qua các bảng 4.8, 4.9, 4.10.

Bảng 4.8. Đặc điểm sinh học của nấm Fusarium spp. trên môi trường PGA

Isolate

Đặc điểm hình thái sinh học

Tản nấm Môi trường Bào tử phân sinh

F-D1 Tản nấm phát triển . màu tím. Sợi nấm không màu, đa bào

Môi trường ban đầu có màu tím nhạt sau chuyển sang tím đậm

Bào tử lớn không màu đa bào, hai đầu nhọn,cong hình lưỡi liềm, 3-7 vách ngăn. Bào tử nhỏ không màu, đơn bào, hình elip.

F-D2 Tản nấm bông xốp, ban đầu có màu trắng sau chuyển dần sang màu vàng nhạt. Sợi nấm không màu, đa bào

Môi trường ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu vàng cam

Bào tử lớn không màu đa bào, hơi cong, hai đầu tròn, 3-5 vách ngăn. Bào tử nhỏ đơn bào, không màu, hình trứng, thành tế bào dầy, mọc tập trung trên đầu cành bào tử phân sinh

F-D3 Tản nấm phát triển, ban đầu có màu trắng về sau chuyển sang màu tím nhạt. Sợi nấm không màu, đa bào

Ban đầu môi

trường có màu trắng sau chuyển sang màu tím nhạt

Bào tử lớn đa bào, có 2 đầu tròn, không cong, không màu, 3-5 vách ngăn Bào tử nhỏ hình elip không màu, đơn bào.

F-D4 Tản nấm phát triển chậm, bông xốp màu trắng. Sợi nấm không màu đa bào

Môi trường lúc đầu có màu trắng sau chuyển sang màu vàng nâu

Bào tử lớn đa bào, hình lưỡi liền, 3-5 vách ngăn, hơi cong, hai đầu nhọn. Bào tử nhỏ hình elip không màu, đơn bào, không có vách ngăn, thành tế bào mỏng

F-B1 Tản nấm ban đầu có màu trắng, khi già chuyển sang màu đỏ tía. Sợi nấm không màu, đa bào

Môi trường lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu huyết dụ

Bào tử lớn đa bào, hình lưỡi liền, 3- 5 vách ngăn, hơi cong, hai đầu nhọn. Bào tử nhỏ hình elip, không màu, đơn bào, vách tế bào mỏng.

F-B2 Tản phát triển, ban đầu có màu trắng sau chuyển màu vàng nhạt

Môi trường chuyển dần sang màu cam

Bào tử lớn đa bào, không màu, hơi cong, có 3-7 vách ngăn. Bào tử nhỏ không màu, đơn bào, hình elip. F-B3 Nấm có tản phát

triển, màu trắng về sau chuyển sang màu vàng nâu. Sợi nấm đa bào, không màu

Môi trường có màu vàng nâu

Bào tử lớn đa bào, có 3-7 vách ngăn, không cong, không màu, thon gọn về hai đầu. Bào tử nhỏ không màu, đơn bào.

F.H Tản nấm màu trắng phát triển bông xốp Sợi nấm không màu đa bào

Môi trường có màu trắng sữa

Bào tử nhỏ đơn bào, không màu, không có vách ngăn. Không xuất hiện bào tử lớn

Bảng 4.9. Đặc điểm sinh học của nấm Fusarium spp. trên môi trường PCA

Isolate

Đặc điểm hình thái sinh học

Tản nấm Môi trường Bào tử phân sinh

F-D1 Tản nấm phát triển, ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu tím nhạt. Sợi nấm không màu, đa bào

Môi trường màu tím nhạt

Bào tử lớn không màu đa bào, hai đầu nhọn,cong hình lưỡi liềm, 3-7 vách ngăn. Bào tử nhỏ không màu, đơn bào, hình elip.

F-D2 Tản nấm bông xốp, ban đầu có màu trắng sau chuyển dần sang màu vàng nhạt. Sợi nấm không màu, đa bào.

Môi trường ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu vàng cam

Bào tử lớn không màu đa bào, hơi cong, hai đầu tròn, 3-5 vách ngăn. Bào tử nhỏ đơn bào, không màu, hình trứng, thành tế bào dầy, mọc tập trung trên đầu cành bào tử phân sinh F-D3 Tản nấm màu tím

nhạt. Sợi nấm không màu, đa bào.

Ban đầu môi trường có màu trắng sau chuyển sang màu vàng nâu.

Bào tử lớn đa bào, có 2 đầu tròn, không cong, không màu, 3-5 vách ngăn. Bào tử nhỏ hình elip không màu, đơn bào. F-D4 Tản nấm phát triển

chậm, bông xốp màu trắng sợi nấm không màu đa bào.

Môi trường lúc đầu có màu trắng sau chuyển sang màu cam.

Bào tử lớn không màu đa bào, hơi cong, 3-5 vách ngăn. Bào tử nhỏ đơn bào, không màu, hình trứng, thành tế bào dầy. F-B1 Tản nấm ban đầu có

màu trắng, khi già chuyển sang màu tím nhạt. Sợi nấm không màu, đa bào.

Môi trường lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu tím nhạt.

Bào tử lớn đa bào, hình lưỡi liền, 3-5 vách ngăn, hơi cong, hai đầu nhọn. Bào tử nhỏ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm fusarium SPP hại ngô vùng hà nội và biện pháp phòng trừ (Trang 36)