Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm fusarium SPP hại ngô vùng hà nội và biện pháp phòng trừ (Trang 30 - 32)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3.Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng

* Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại ngô

Điều tra theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 (QCVN 01-167 : 2014/BNNPTNT).

điều tra cách bờ ít nhất 2m. Điều tra theo định kỳ 7 ngày một lần trong ruộng điều tra cố định ngay từ đầu vụ. Điều tra 30 cây ngẫu nhiên trên một điểm, đếm số cây nhiễm bệnh, xác định mức độ phổ biến của bệnh

A

+ Tỷ lệ bệnh (%) = --- x 100

B

A: Số cây bị bệnh B: Tổng số cây điều tra

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

3.3.2.1. Môi trường nuôi cấy

* Môi trường WA (Water Agar medium)

Thành phần: Nước cất :100ml Agar :20g

Phương pháp điều chế môi trường : Agar hòa tan trong nước đun sôi và hấp vô trùng trong điều kiện 121 độ C (1,5atm) trong thời gian 45 phút. Môi trường sau khi hấp xong để nguội dần khoảng 60 độ C rồi đổ vào các đĩa petri 15ml/đĩa (đường kính 90mm) với lượng môi trường này thao tác cắt bào tử sẽ dễ dàng hơn.

* Môi trường PGA (Potato glucose agar)

Thành phần: Khoai tây: 200g; Agar: 20g; Đường glucose: 20g; Nước cất: 1000ml

Phương pháp điều chế: Khoai tây gọt sạch vỏ, thái lát mỏng, đem đun sôi với nước cất 30 phút, sau đó lọc bằng vải mỏng qua phễu. Cho thêm nước cất đủ 1000ml đem đun sôi lại. Cho Agar và đường khuấy đều cho tan hết, sau đó đem khử trùng trong nồi hấp ở áp suất 1.5 atm, 1210C trong 30 phút.

* Môi trường PCA

Thành phần: Khoai tây: 20g; Cà rốt: 20g; Agar: 20g; Đường glucose: 20g; Nước cất: 1000ml

Phương pháp điều chế: Khoai tây, cà rốt gọt sạch vỏ, thái lát mỏng, đem đun sôi với nước cất 30 phút, sau đó lọc bằng vải mỏng qua phễu. Cho thêm nước cất đủ 1000ml đem đun sôi lại. Cho Agar và đường khuấy đều cho tan hết, sau đó đem khử trùng trong nồi hấp ở áp suất 1.5 atm, 1210C trong 30 phút.

Thành phần: Glucose: 30g; NaNO3: 3g; K2HPO4: 1g; MgSO4.7H2O: 0.5g; KCL: 0.5g; FeSO4.7H2O: 0.01g; Agar: 15g; Nước cất: 1000ml.

Phương pháp điều chế: Cho lần lượt Agar, đường và các hóa chất vào khuấy đều cho tan hết, sau đó đổ môi trường vào bình tam giác, hay ống nghiệm có đậy nút bạc đem khử trùng trong nồi hấp ở áp suất 1.5 atm, 1210C trong 30 phút.

3.3.2.2. Phương pháp phân lập nấm

-Sau khi thu thập mẫu bệnh nấm Fusarium spp, chọn những mẫu bệnh mới, vết bệnh điển hình sau đó rửa sạch, khử trùng bằng cồn 70%.

-Đặt mẫu bệnh vào hộp Petri có đặt giấy thấm. Theo dõi và kiểm tra sự phát triển của sợi nấm mọc ra từ mẫu bệnh.

- Sau khi nấm mọc, tiến hành cắt đầu sợi nấm cấy truyền sang các đĩa khác cho tới khi thu được nguồn nấm thuần khiết. Quan sát đặc điểm hình thái, màu sắc sợi nấm

3.3.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Fusarium spp. hại ngô

Tiến hành quan sát các đặc điểm hình thái của nấm Fusarium spp. trên môi trường nhân tạo, màu sắc của tản nấm, màu của môi trường, đặc điểm sợi, đặc điểm bào tử lớn, đặc điểm bào tử nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm fusarium SPP hại ngô vùng hà nội và biện pháp phòng trừ (Trang 30 - 32)